1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng
2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng
2.2.3. Nhân vật bị tha hóa
Tha hóa là “hiện tượng biến chất của con người thành kẻ xấu”[1]. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật này có cơ sở từ sự thay đổi quan niệm về con người của văn học thời kì đổi mới. Các nhân vật trước 1975 thường thường không có sự vận động về mặt tính cách: luôn là người tôt hoặc mãi mãi là người xấu. Xu hướng phản ánh của văn học thiên về nhìn nhận mặt tốt của xã hội, những con người lí tưởng với cảm hứng ngợi ca. Bởi vậy, chúng ta nhìn nhận con người một cách đơn giản. Bước sang thời kì đổi mới, cuộc sống thay đổi hàng ngày gắn với sự phát triển của kinh tế thị trường, kèm theo nó là lợi ích của đồng tiền, danh lợi... thì cũng đồng nghĩa với con người được sống nhiều hơn cho cá nhân, con người được đặt trước nhiều sự lựa chọn. Trong những sự lựa chọn ấy, họ đứng trước nguy cơ tha hóa bởi rất nhiều nguyên nhân. Điều này chứng minh sự tồn tại của những bí ẩn và phức tạp trong mỗi con người, sự bộn bề của cuộc sống mà nhà văn phải tỉnh táo, trung thực mới có thể khám phá và thể hiện được.
2.2.3.1 Nhân vật tha hóa bởi môi trƣờng hoàn cảnh.
Có thể nói, tha hóa là đặc tính phổ biến của đời sống, khi hoàn cảnh buộc con người phải lựa chọn. Sự tha hóa có muôn hình vạn trạng bởi có bao nhiêu hoàn cảnh thì có thể có bấy nhiêu khả năng tha hóa. Song hiện tượng tha hóa thường dễ xảy ra ở những thời điểm giao nhau của lịch sử xã hội. Với cảm hứng nhận thức lại về chiến tranh, về lịch sử, các tiểu thuyết của Dương Hướng đã dẫn dắt người đọc đi gần tròn một thế kỉ của lịch sử với những chuyển động dữ dội, các nhân vật phải trải qua những va đập của lịch sử mà thay đổi. Vì tác động của nghịch cảnh, con người không đủ bản lĩnh, ý chí để chống chọi nên ngày càng xa rời bản chất tốt đẹp của mình, xa rời chất lương thiện. Sự tha hóa
của những nhân vật này mang màu sắc bi kịch. Họ đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Những nhân vật như Nguyễn Vạn, Đột, Kinh… là những con người sinh ra ở làng quê với bản tính hiền lành như hạt lúa, củ khoai. Nhưng bão lốc dữ dội của thời cuộc đã tràn qua làng quê và tác động đến họ. Sai lầm ấu trĩ của thời cái cách ruộng đất và hợp tác hóa nông thôn đã tạo điều kiện cho họ chớp cơ hội, bất chấp thủ đoạn để đổi đời. Họ là sản phẩm sai lầm của thời đại. Trình độ văn hóa i tờ, thậm chí mù chữ, nhờ cải cách ruộng đất và những sai lầm trong việc thực thi các mệnh lệnh của cấp trên, họ được chọn cử làm cán bộ cốt cán của phong trào. Lòng nhiệt tình cộng với sự non kém của mình về nhận thức, họ đã lập nên những chiến công đầy bi hài ở làng quê. Công lao của họ là tàn phá tất cả những gì mà người dân bao đời nay tạo dựng nên. Vốn được sinh ra trong những gia đình thuộc hạng cùng đinh, cả một đời sống trong khổ cực, họ vốn là người tốt, nhưng do những sai lầm của thời đại mà họ vô tình bị biến thành người xấu, thành kẻ có tội. Với lòng căm thù sẵn có với những người giàu có hơn mình, lại sẵn lòng nhiệt tình và vinh dự là những người thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội nay được cách mạng đổi đời trao cho trọng trách lớn, những vị quan cách mạng ở làng quê lúc này tha hồ ra oai, tha hồ thể hiện uy quyền. Và thế là họ đã gây họa cho những người vô tội, cho cả những người vốn là ân nhân của họ. Trong bước đường thăng tiến của mình dù dài hay ngắn, họ cũng trở thành mối họa, nỗi kinh hoàng đối với những người dân vô tội.
Đột đơm ràng thuộc hạng cùng đinh, mù chữ, hạn hẹp về nhận thức, nghèo nàn về kiến thức nhờ cải cách được lên làm chủ tịch xã. Cái “dốt” đến mỉa mai của người được cất nhắc lên vị trí cao nhất trong xã thể hiện qua chi tiết: “Chủ tịch Đột xoay nghiêng tờ giấy trên tay mà cũng không nhận ra mình cầm ngược đọc”. Sự thiển cận, dốt nát của kẻ ngồi ở vị trí lãnh đạo như Đột đã gây nên oan khuất cho không ít người. Vì quá máy móc khi nhận thức và phán đoán về tình hình thực tế nên Đột nhìn đâu cũng thấy việt gian, phản động. Cũng vì lẽ đó mà ông Xung “lái lợn” khi bị bắt quả tang đang cắt trộm lá chuối thì bị quy là “hành động lén lút giấu giếm chính quền”; anh em Xèng, Xình vì
lòng tham đặt mìn đánh cá ở Cống Linh mà bị bắt vì tội “phá hoại cống Linh”… Tất cả những biểu hiện tự phát, hám lợi nhỏ nhặt ấy đều bị quy kết thành hành vi phản động, phá hoại mang tính chất chính trị nghiêm trọng. Và với nhận thức ấu trĩ như vậy, Đột đã giết chết nhiều người vô tội.
Đào Kinh cũng là hạng cùng đinh dốt nát được làm cốt cán trong cải cách ruộng đất. Chính sự mông muội và lòng mẫn cán của mình, Đào Kinh đã cầm sung bắn vào Hoàng Kỳ Bắc- người có ơn sâu nghĩa nặng với hai mẹ con hắn, người đã cưu mang hai mẹ con Kinh trong hoàn cảnh “dân tình chết đói đầy đường đầy chợ”. Được bầu làm cán bộ tuyên truyền trong phong trào hợp tác hóa, Đào Kinh hăm hở tiến thân bằng con đường công danh. Với bản tính láu cá, Kinh đã đưa ra sáng kiến “vận động tất cả các gia đình xã viên có lợn tự giác dong đến thả vào trại lợn cho hợp tác xã mượn một ngày để trào mừng đón đoàn cán bộ huyện về thăm quan” [14,tr.117] để lấy thành tích. Những việc làm sai trái, dối trá của Kinh góp phần phá tan nền nếp làm ăn và đồng đất của người nông dân làng Đoài. Nhưng cơn bão hợp tác xã đã quật cho Đào Kinh một đòn quá đau. Bắt gặp quả tang Trần Tăng ngủ với vợ mình nhưng không làm gì được lại bị hắn bắt nhốt trong chuồng trâu, cuối cùng vẫn phải mang ơn ông ta. Đang hăm hở trên con đường công danh thì bị Trần Tăng khống chế, loại bỏ buộc Đào Kinh phải bỏ quê ra đi chạy trốn sự thất bại ê chề ở làng Đoài. Trong cuộc đời lênh đênh với nhiều bến đỗ, Đào Kinh cố thoát ra khỏi cái định mệnh của lịch sử, của bàn tay quyền lực nhưng không thoát nổi mà đại diện là Trần Tăng. Trong cuộc mưu sinh, Đào Kinh đã phải làm nhiều việc để thay đổi cuộc đời mình. Từ việc làm cửu vạn ở bến tàu cho đến tổ chức cho người vượt biên để mong đổi đời nhưng rốt cuộc lại phải ngồi tù mười năm để khi ra tù là hai bàn tay trắng, phải làm bảo kê cho ổ điếm mẹ con bà Cháo ở biên giới… Có thể nói Kinh chính là nạn nhân bị “xoay lông lốc” trong bão tố thời cuộc.
Khi nói đến những nhân vật bị tha hóa bởi môi trường hoàn cảnh trong tiểu thuyết Dương Hướng, ta rất có ấn tượng với mấy mẹ con bà Cháo, Muôi, Muỗng, Thìa. Vốn là thành phần cốt cán trong cải cách ruộng đất ở làng Đoài, cơn bão hợp tác xã ập đến khiến cuộc sống của họ vô cùng đói rách phải bỏ
làng ra đi. Ra biên giới, nhờ sự cần cù chắt chiu, họ đã có một cuộc sống khá ổn định nhưng hoàn cảnh lại một lần nữa trêu ngươi họ. Sự kiện biên giới Việt- Trung lại làm cho cuộc đời họ bị chao đảo, mất nhà cửa, mất chồng, mất con, gia đình tan nát, thậm chí trong cơn cùng quẫn họ phải kiếm sống bằng cái nghề ô nhục là bán trôn nuôi miệng.
Tất cả các nhân vật nói trên ít nhiều đều mắc phải sai lầm, hoặc đã gây nên tội ác- cái lỗi lầm, tội ác do sai lầm của thời đại tạo ra. Thế nhưng tất cả họ đều không đi đến tận cùng tội ác để trở thành ác quỷ. Họ đã có ý thức phản tỉnh, đã nhận ra sai lầm và đều có ý thức sám hối thành thực. Và họ đều tụ về quê hương để thanh lọc tâm hồn, để thành tâm sám hối và chuộc lỗi bằng những việc làm thiết thực cho quê hương. Đây cũng chính là thông điệp thể hiện chiều sâu nhân bản trong tiểu thuyết của Dương Hướng- thông điệp về tình người.
2.2.3.2 Nhân vật tha hóa bởi dục vọng bản thân
Nếu con người bị tha hóa bởi hoàn cảnh ít nhiều gợi nên sự đáng thương thì những nhân vật bị biến chất bởi chính những nhu cầu của bản thân, bởi những ham muốn quyền lực, tiền tài, ham muốn hưởng thụ… lại mang đến sự khinh ghét và căm phẫn. Với giọng văn nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, Dương Hướng khai thác đến tận cùng để lột tả, khắc họa sự tha hóa của những con người như Trần Tăng, Măng, Tuyết…
Trước tiên, ta bắt đầu với nhân vật Trần Tăng. Đây là một nhân vật đầy tâm huyết của nhà văn Dương Hướng. Trần Tăng đại diện cho kiểu người chạy đuổi theo quyền lực và tha hóa vì quyền lực. Lâu nay người ta quen có cảm giác, động đến Trần Tăng là đụng đến “vùng cấm”, đất thiêng. Chuyện riêng tư của ông ta được xem như thuộc về “thâm cung bí sử”. Dương Hướng đã dám bóc trần sự tha hóa và nhìn ra bản chất phức tạp của nhân vật. Trần Tăng là con người đầy quyền lực. Quyền lực này được thể hiện rõ khi Trần Tăng về làng Đoài thực hiện công tác cải cách ruộng đất: “Sếp đội Trần Tăng như có phép thần thông khiến cả làng đều sợ. Từ lũ trẻ con đến cụ già lụ khụ nhìn thấy Trần Tăng là khúm núm dạ vâng, không giám cả nói to”. Đến cả loài vật cũng phải
sợ cái uy quyền của Trần Tăng: “loài chó hung dữ thế, hễ nhìn thấy Trần Tăng là cụp đuôi lủi mất dạng”[14,tr.50]. Trần Tăng như một vị chúa tể có quyền sinh quyền sát trong tay, Trần Tăng có thể trừ khử bất cứ ai để phục vụ cho mục đích cá nhân. Con đường củng cố quyền lực của ông ta gắn liền với những biến động của lịch sử: cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn, cuộc chiến tranh biên giới và cả khi đất nước bước vào thời kì đổi mới... đã kéo theo biết bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người không chỉ ở riêng làng Đoài. Những nơi mà ông ta đi qua đều bị “phá tan nền móng, gốc rễ làng quê”, đời sống của cư dân nghèo khổ đến nỗi có người phải bỏ làng đi như Đào Kinh, mấy mẹ con bà Cháo. Ngay cả khi bỏ làng ra đi, họ vẫn không thoát khỏi bàn tay đầy quyền lực của Trần Tăng. Vì ông ta mà có bao nhiêu gia đình phải tan nát, vợ phải xa chồng, mẹ phải xa con…, Đào Kinh thì mấy lần tưởng đổi đời nhờ làm ăn buôn bán nhưng rồi lại trắng tay, mấy mẹ con bà Cháo đang làm ăn ổn định ở vùng giáp biên giới bỗng trở nên bơ vơ, mất trắng những gì mà bao nhiêu năm làm lụng chắt chiu đến nỗi phải dùng đến cái “vốn tự có” để nuôi thân. Không chỉ thế, Trần Tăng còn làm mưa làm gió trên lĩnh vực kinh tế. Nhờ ông ta hậu thuẫn, mà những kẻ như Đào Kinh và Măng đã trở thành những mạnh thường quân được xưng tụng. Chiến công và cũng là lỗi lầm của ông ta là “giết chết ông bà Hoàng Kỳ Bắc, phá tan gia tộc Hoàng Kỳ, phá tan chùa Đông, phá tan đình Đoài… đẩy hai đứa con rể người Tàu của bà Cháo phải bỏ về bên kia để hai đứa con gái của bà ta phải góa chồng cho tới bây giờ”[14,tr.470]. Trần Tăng biết những việc làm của mình là sai trái nhưng vì “sự ngu dốt cộng với cơn hứng trí háo danh” [14,tr.472] nên ông ta vẫn làm. Và ông ta ngụy biện rằng đó là do thời cuộc, nếu ông ta không làm “thì thằng khác cũng làm, mà thằng khác làm có khi hậu quả còn tồi tệ hơn” [14,tr.470]
Không những thế, Trần Tăng còn là một con người sống sa đọa, đạo đức “nhếch nhác” (Hoàng Ngọc Hiến) và hứng đa tình. Thói mê gái đã ăn sâu vào máu của Trần Tăng và trở thành một cái gen trội trong con người ông ta. Mặc dù đã có vợ, nhưng chỉ tính riêng ở làng Đoài, ông ta đã liên quan tới ba người đàn bà: Yến Quyên, Cam và Tuyết. Còn trong cuộc đời đầy danh vọng của
mình thì không thể biết được có bao nhiêu cô gái đã ngã vào lòng ông ta. Trần Tăng như một “con quỷ dâm dục”, một vết đen trong đội ngũ cán bộ Đảng. Nhưng cách lí giải nhân vật này của Dương Hướng rất độc đáo: “cả ba người đàn bà làng Đoài đã tạo nên tính cách Trần Tăng thâm trầm và dữ dội, đắm đuối và si mê” [14,tr.228]. Như vậy, nhà văn không làm cho nhân vật này trở thành tên ác quỷ mà trong những mối quan hệ bất chính đó, ta vẫn thấy thấp thoáng ở con người này một chữ tình. Ví như mối quan hệ với Tuyết, ban đầu có thể là ham muốn về thể xác, nhưng sau đó, Trần Tăng thấy quý mến Tuyết, muốn khích lệ Tuyết phấn đấu “bao nhiêu kinh nghiệm thu được trong những năm tháng qua, Trần Tăng muốn truyền lại cho Tuyết” [14,tr.228] để cô trở thành “người đàn bà mạnh mẽ, có trình độ học vấn và quyền lực” [14,tr.226]. Và trong thực tế, Trần Tăng đã giúp cô rất nhiều trên con đường công danh. Không những thế, làng Đoài- nơi mà ông ta đã gây bao nhiêu oan trái cũng là nơi ông “gửi gắm tâm lực hơn cả cho mảnh đất và con người”[14,tr.226] nơi đây. Điều này có thể thấy sự phức tạp trong con người của Trần Tăng. Ông ta bị coi là một kẻ cơ hội, kẻ tha hóa, kẻ sa đọa, kẻ đầu cơ chính trị, nhưng bên cạnh đó ta còn thấy ông ta còn là một con người bi kịch, cô đơn, lạc lõng. Tuy là người có quyền lực tột đỉnh, đi đến đâu cũng được trọng vọng, nhưng ông ta lại cảm thấy không ai thực sự đáng tin, thực sự yêu thương mình thật lòng. Là cán bộ cao cấp, ra ngoài ai cũng phải khiếp sợ nhưng về nhà, ông ta lại bị bố đẻ và người vợ coi thường. Cuối đời Trần Tăng càng thấm thía cái bi kịch của mình hơn. Khi gần đất xa trời, con người ta thường quay đầu về với tổ tiên, làng xóm nhưng Trần Tăng không dám quay đầu trở lại vì sự “ghẻ lạnh” của họ dành cho ông, cho những hậu quả mà ông đã để lại trên mảnh đất quê hương mình. Ngay làng Đoài, nơi mà ông chỉ đi qua, người dân chỉ coi ông là một tên quan chuyên hành hạ dân lành. Ông ta đột tử trong sự sám hối, ăn mày lén nhang thương hại của người dưng. Qua những phút sám hối của nhân vật ở cuối tác phẩm, ta thấy rõ sự vận động phức tạp trong con người Trần Tăng. Giữa bao nhiêu mưu mô toan tính xấu xa, nhà văn vẫn nhìn thấy ở ông ta chút tình người còn sót lại. Nhân vật không bị biến thành bức biếm họa đơn giản mà thực sự có đời sống
riêng sắc nét sinh động. Dương Hướng nhìn con người trong cái nhìn biện chứng, nhân vật hiện lên trong tính đa diện. Đây là một cách nhìn truyền thống của người phương Đông: “thấy Dương trong Âm, cái Sống trong cái Chết, cái Dũng trong cái Hèn, Phúc trong Họa, Thiện trong Ác, Tích cự trong Tiêu cực…” [10,tr.513].
Sự tha hóa của nhân vật Tuyết cũng xuất phát từ sự háo danh và đam mê quyền lực. Vốn là một cô gái quê thông minh, xinh đẹp nhưng Tuyết cũng mang trong mình nhiều thói tật “mông muội, thực dụng, háo danh, hãnh tiến”[14,tr.312]. Để đạt được danh vọng, Tuyết sẵn sàng đánh đổi cái quý giá nhất của người con gái. Chính Tuyết đã thẳng thắn công nhận: “Tôi nhận ra mình tự nguyện hiến dâng cho ông ngày ấy cũng bởi tôi ngưỡng vọng ông thực