Giọng trữ tình xót xa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 112 - 113)

1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng

3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.3. Giọng trữ tình xót xa

Nếu giọng điệu ngời ca bi tráng thể hiện không khí hào hùng của cuộc kháng chiến vĩ đại và tinh thần chiến đấu của những người anh hùng trên chiến trận, hay những phẩm chất cao đẹp của con người thì giọng trữ tình xót xa lại luồn sâu vào thế giới nội tâm, và số phận nhân vật để lột tả những cung bậc tình cảm của con người. Ta dễ nhận ra trong hầu hết các tiểu thuyết của Dương Hướng nói về thân phận bi kịch của những con người chịu sự tác động sâu sắc của lịch sử. Số phận của những người phụ nữ như chị Nhân, Hạnh, Thắm, Dâu, Cúc…dở dang, đau khổ; Số phận của những người lính như Vạn, Vương… đầy ngang trái. Tất cả hiện lên trang văn với một giọng thấm đẫm xót xa: “Chú Vạn hồi này hầu như không bước ra khỏi mảnh vườn ươm. Hôm ra thăm chú, Nghĩa sững sờ nhìn lên gương mặt gầy xọm đi, tóc bạc trắng như một ông lão. Còn Thành suốt đời phải mang bộ mặt dị dạng không vợ con. Cúc ngày xưa đùng đùng đem trả trầu cau Thành đã tưởng lấy được đám nào khá hơn, ai ngờ vơ bèo vạt tép làm lẽ ông Ba Chương. Dâu ngày xưa lem lém vậy, giờ lại lấy cửa phật làm vui. Đến như cái Thắm rực rỡ nhất nhì làng Đông bây giờ vẫn vò võ nuôi con một mình. Còn mẹ Hạnh thì gần như câm lặng…” [13,tr.290]. Những mơ ước rất chính đáng và cũng rất bình dị của những thân phận người bị dập nát bởi những tác động dữ dội của lịch sử. Không xót thương sao được khi số

phận của họ khiến Dương Hướng trăn trở suốt cả đời cầm bút. Hình ảnh Hạnh với bao tâm trạng ngổn ngang vào một buổi chiều trên bến vắng không khỏi khiến người đọc cảm thấy day dứt: “Đã tám năm nay Hạnh nhận ra mình sống bằng kỷ niệm với Nghĩa nhiều hơn là chờ đợi ở tương lai. Những hy vọng ngày một mong manh vô vọng… Bến vắng. Nỗi buồn cô liêu. Một tiếc nuối thoáng qua. Một thời xuân sắc và những phút giây ái ân với nghĩa bỗng trỗi dậy. Đầu óc Hạnh căng ra rung lên ngây ngất trong hoang tưởng…” [13, ].

Dưới chin tầng trời cũng có những trang văn trữ tình xót xa khi nói lên

số phận của những người phụ nữ như Thương Huyền, Mai, Yến Quyên… Đây là cuộc sinh nở trong đau đớn dằn vặt, giằng xé lương tâm của Thương Huyền: “Đã sắp đến ngày con nàng chào đời. Nó ra đời để trừng phạt nàng, trừng phạt thế giới này, thế giới của những người đang sống và cả những người đã chết… Cơn đau cuộn lên dữ dội. Căn phòng trắng lóa. Những gương mặt nhập nhòa. Nàng gào thét trong tuyệt vọng. Chúa đã nghe thấy lời nàng. Chúa biết hết. Chúa cứ trừng phạt con đi!... con đã âm thầm chịu đựng nỗi đau này từ lâu lắm” [14,tr.174]. Cuộc vượt cạn không chỉ có lỗi đau về thân xác mà đau hơn cả là nỗi đau về tinh thần khi Thương Huyền mặc cảm là kẻ giết cha của con mình. Không ai biết việc làm khủng khiếp của nàng. Thương Huyền chỉ còn biết cầu xin chúa tha tội cho nàng. Phút giây đứa trẻ chào đời là phút giây nàng sám hối. Dù nàng làm việc đó là nhiệm vụ chăng nữa thì suốt đời Thương Huyền cũng không thoát khỏi ám ảnh nặng nề là kẻ giết người- giết cha của chính con nàng. Tiếng kêu thầm của nhân vật, lời miêu tả của người kể về cơn đau, sự tuyệt vọng, không gian nhòe đi bởi những kí ức khủng khiếp và gọi nhau về… làm thành giọng xót thương đến nghẹn ngào. Để có thể khắc họa số phận những con người đáng thương ấy, giọng điệu trữ tình xót xa trở thành một phương tiện đắc địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) số phận con người trong tiểu thuyết của dương hướng (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)