1.3.1 .Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng
3.3. Giọng điệu trần thuật
3.3.1. Giọng điệu phân tích, mổ xẻ
Giọng phân tích mổ xẻ là giọng kể khách quan bình thản, không thiên vị… Nó thể hiện sắc độ chân thành của người kể. Sự thật vốn thế nào thì kể như thế ấy. Giọng điệu này được tạo ra bởi quan niệm “thành thực với chính mình” của tác giả. Biểu hiện cao nhất của nó là việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau từ đó tìm đến nguyên nhân sau cùng: con người. Chính bởi giọng điệu này mà các nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng được phân tích đến tận cùng bản ngã của chính nhân vật.
Nhân vật Đào Kinh (Dưới chin tầng trời) được phân tích như một chủ thể đầy ngu ngốc, nhưng mặt khác lại cũng lắm mưu toan. Đó chính là hai mặt trong một con người Đào Kinh. Qua đó nhà văn hướng đến giá trị nhân bản
trong con người y. Để có thể phân tích được con người nhân vật này, chúng ta cần chú ý đến những điểm mấu chốt trong cuộc đời nhân vật, lí giải chúng, ví như: Tại sao Đào Kinh lại theo phong trào cải cách ruộng đất? Tại sao y lại bị vào tù? Tại sao lại thành đạt trở thành tỷ phú…? Qua đó để thấy được Kinh chính là sản phẩm của xã hội. Đào Kinh có may mắn (được Hoàng Kỳ Bắc cưu mang, gặp được nàng Mai- người tình Trung Hoa của y…), nhưng nếu chỉ có may mắn thôi thì tại sao Kinh lại bỏ làng mà đi, phải vào tù ra tội? Nếu Kinh không biết tính toàn thì sao lại có thể nghĩ ra việc bán căn phòng duy nhất mình đang ở để mua mấy căn nhà cấp bốn mà chỉ sau một năm giá đã tăng lên gấp mười lần? Nếu không mưu mô thì Kinh làm sao biết dùng tiền để mua chuộc người có quyền và nắm trong tay người có tài nhằm giúp mình ngày càng thành đạt hơn?... Như vậy, ở nhân vật Đào Kinh, đúng là có yếu tố may mắn, nhưng đó không phải là may mắn ngẫu nhiên như Xuân Tóc Đỏ, mà ở đây đã có sự nỗ lực, bản lĩnh, trí tuệ và ý chí làm giàu, cộng thêm sự bảo kê của những kẻ có quyền chức đã giúp Kinh phất lên như diều gặp gió.
Hoàng Kỳ Trung (Dưới chin tầng trời) là một nhân vật anh hùng. Nhưng nhân vật này cũng được xây dựng trên hai mặt trái ngược nhau. Một mặt Hoàng Kỳ Trung là người cộng sản kiên cường với những đặc điểm tiêu biểu: ý chí sắt đá, giữ vững lập trường quan điểm đến cùng, nêu gương tinh thần bất khuất, bị địch tra tấn dã man không khai nửa lời… Mặt khác, đây là một con người ấu trĩ, cũng có những khiếm khuyết, méo mó kỳ quặc: “nói câu nào cũng dùng mệnh lênh”, không cho bất kì ai nói tiếng nói riêng của mình, lập trường quan điểm một cách cứng nhắc, chỉ thấy địch và ta, không phải ta thì là địch và thế là ở đâu cũng thấy địch. Vì thế, ông sẵn sàng quy kết vội vàng cho Thương Huyền là “kẻ thù không đội trời chung” mà không cần biết nội tình bên trong. Tuy nhiên, Dương Hướng không dừng lại ở đó khi xây dựng nhân vật Hoàng Kỳ Trung, bởi nếu chỉ dừng lại ở đó thì sẽ khiến người đọc dễ liên tưởng rằng nhân vật này là một con người đơn giản, khờ khạo, thậm chí ngu ngốc. Với sự tinh tế và sâu sắc của mình, nhà văn chỉ ra một Hoàng Kỳ Trung khác đằng sau một Hoàng Kỳ Trung “méo mó” đó. Con người ấy đã sớm thấy và luôn luôn thấy
những mặt trái của Cách mạng. Cách mạng lớn lao và hào hùng nhưng mặt trái của nó cũng vô cùng khủng khiếp. Ý thức được điều đó ông đã có một cách ứng xử là “phải chịu đựng cả lỗi lầm xấu xa tồi tệ của thời đại mình đang sống” để “không bị lịch sử nghiền nát”. Như vậy, Hoàng Kỳ Trung đâu phải là kẻ khù khờ, ông thấy cả và hiểu hết, chỉ có điều ông có cách hành xử riêng của mình mà ngoài Yến Quyên- người vợ ông thương yêu và nể trọng- không phải ai cũng hiểu được.
Nhân vật Vạn (Bến không chồng) nhìn trên đại thể là một nhân vật tốt. Anh là người anh hùng của chiến dịch Điện Biên. Trở về làng muốn biến mình thành “thánh nhân”, anh chọn cho mình lối sống khắc kỷ, khinh bạc vật chất tầm thường và những thú vui trần thế, anh đặt niềm tin lớn lao vào lý tưởng cách mạng… Tuy nhiên, nếu chỉ như thế thì con người Vạn đã qua đơn giản và xa rời cuộc sống trần thế. Với giọng phân tích mổ xẻ của tiểu thuyết, mà cụ thể là của người kể chuyện, chúng ta đã nhìn thấy những gương mặt khác của con người này. Trước hết, vì Vạn chọn cho mình lối sống khắc kỷ, xa rời niềm vui trần thế nên anh cũng đã từ chối luôn tình yêu duy nhất của đời mình, không dám thừa nhận nó. Với Vạn, “trên đời này còn bao nhiêu chuyện ràng buộc: danh dự, uy tín…” [13,tr.111], vì thế anh không thể nói với chị Nhân rằng “tôi yêu chị”. Tiếp đó, vì đặt niềm tin lớn lao vào lí tưởng cách mạng, nhưng khối lí tưởng đó của Vạn là khối lí tưởng cứng nhắc, vì thế anh sẵn sàng bắn vào người thân nếu chính quyền cách mạng yêu cầu, dù cho điều đó có thực sự đúng hay không. Mặt khác, Vạn muốn biến mình thành “thánh nhân”, nhưng rốt cuộc Vạn đâu có phải là “thánh nhân”. Con người bên trong của Vạn không nguôi khao khát một mái ấm gia đình. Đã có lúc, con người bản năng thực sự quẫy đạp trong Vạn, đó là lúc mụ Hơn cầm tay Vạn đặt lên ngực mụ, là khi chị Nhân trong một giây phút không giữ nổi mình đã ôm chầm lấy Vạn và bàn tay Vạn đã lướt nhẹ lên người chị. Nhưng sau những phút giây đó, lý trí của Vạn đã chiến thắng bản năng. Chỉ đến khi, trong một đêm mưa gió Hạnh đã lao vào người chú Vạn, Vạn đã không thể kiểm soát được mình: “sự ham muốn của Nguyễn Vạn làn này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm tay vào ngực mụ Hơn. Vạn buông
thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quyên hẳn mình” [13,tr.291]. Và thế là “con người” đã thắng phần “thánh nhân” trong Vạn. Nhưng khi hạnh phúc ập đến quá bất ngờ, Vạn chưa chuẩn bị để đón nhận hạnh phúc cả một đời chua từng được hưởng- làm chồng, làm cha- thì anh đã không những để tuột mất mà còn mù quáng tìm đến cái chết như một sự chạy trốn, kết liễu phần “thánh nhân” mà bao năm Vạn ép xác xây dựng. Như vậy, từ việc thấy được những mặt khác nhau trong con người nguyễn Vạn, chúng ta có thể đánh giá đúng về nhân vật này.
Nhân vật Măng, Trần Tăng (Dưới chin tầng trời) cũng là những nhân vật mà chỉ có giọng phân tích, mổ xẻ mới giúp người đọc hiểu đúng về những con người này. Măng trước hết là một người đàn bà táo tợn và gian ngoan, nhờ thế từ chỗ là một đứa con gái “chân đất mắt toét” Măng trở thành người đàn bà “giàu nhất nước Nam”. Măng sẵn sàng hư hỏng để mua chuộc bất cứ ai, biết kinh doanh cái mình có để có cái mình muốn… Tuy nhiên bên cạnh con người gian ngoan táo tợn đó, tác giả vẫn để cho chúng ta nhận ra ở Măng còn có chất “chân quê” và “tốt bụng” cũng có những mong muốn về hạnh phúc, tình người giản dị… Còn nhân vật Trần Tăng nổi tiếng là một kẻ cơ hội- kẻ tha hóa sa đọa, đầu cơ về chính trị. Cả cuộc đời Trần Tăng đầy mưu mô, đầy ham muốn sắc dục, đầy tham vọng chức quyền. Trần Tăng dùng quyền lực thao túng và khống chế mọi hoạt động của cuộc sống cộng đồng. Nhưng bên cạnh con người mưu mô toan tính xấu xa đó, Dương Hướng vẫn để cho người đọc nhận ra cái “chút tình còn sót lại” trong con người hắn ví như trong mối quan hệ với Tuyết, trong tâm lực mà hắn gửi gắm vào vùng đất và con người làng Đoài. Những phút trước khi từ dã cõi đời, Trần Tăng đã thực sự sám hối về những lỗi lầm của mình dù là muộn màng song người đọc vẫn nhận ra tính cách phức tạp của nhân vật. Điều này khiến cho nhân vật của Dương Hướng thật hơn.
Một vài nhân vật trên chỉ là những ví dụ chứng minh cho việc sử dụng giọng điệu phân tích, mổ xẻ trong khi xây dựng hình tượng nhân vật của tiểu thuyết Dương Hướng. Không chỉ có những nhân vật ấy mà hầu như với bất cứ
nhân vật nào, dù là chính hay phụ, chính diện hay phản diện thì cũng được kể và tả thông qua giọng điệu này. Chỉ có giọng phân tích mổ xẻ như thế mới có thể giúp chúng ta tìm ra được giá trị nhân bản, mới đưa ra được kết luận cuối cùng sau khi nhìn nhận con người từ nhiều góc độ khác nhau.