Vai trò của các thiết chế tài chính trong việc quản lý chất lượng hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Vai trò của các thiết chế tài chính trong việc quản lý chất lượng hàng

lƣợng hàng hóa sau công bố chất lƣợng

Quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng. Hiệu quả của hoạt động này bảo đảm sự đồng nhất về chất lượng trước, trong và sau công bố chất lượng, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng hàng hóa. Để quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố, các chủ thể quản lý chất lượng có thể sử dụng các công cụ,

thiết chế khác nhau, trong đó thiết chế tài chính có vai trò đáng chú ý trên nhiều phương diện.

1.3.1. Vai trò bảo đảm pháp chế, kỷ cương trong quản lý chất lượng

Bên cạnh hoạt động giáo dục, vận động, các thiết chế tài chính góp phần bảo đảm các quy định pháp luật về quản lý chất lượng được tuân thủ đầy đủ trong thực tiễn. Việc tuân thủ các quy định này vừa bảo đảm tính pháp chế, hiệu lực của pháp luật vừa bảo đảm quyền lợi của các đối tượng người tiêu dùng. Tình trạng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng diễn ra một phần vì thiếu các thiết chế tài chính hoặc việc thực hiện các thiết chế tài chính trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố còn chưa hiệu quả. Các thiết chế tài chính là công cụ hỗ trợ cho việc bảo đảm pháp chế, kỷ cương trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa.

1.3.2. Vai trò ngăn ngừa vi phạm

Thiết chế tài chính là công cụ ngăn ngừa vi phạm các quy định về chất lượng hàng hóa. Thiết chế tài chính tác động vào lợi ích của các chủ thể sản xuất. Các chủ thể sản xuất với mục tiêu bảo đảm lợi ích của chính mình cần phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng sau công bố. Thiết chế tài chính tạo ra áp lực tuân thủ pháp luật của các chủ thể sản xuất. Việc ngăn ngừa vi phạm các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa có ý nghĩa quan trọng tạo nên sự tự giác trong thực hiện pháp luật, khẳng định hiệu lực quản lý chất lượng hàng hóa.

1.3.3. Vai trò thúc đẩy bảo đảm chất lượng

Việc sử dụng các thiết chế như xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng hàng hóa không phải với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách. Điều quan trọng là cần bảo đảm chất lượng hàng hóa được duy trì. Thiết chế tài chính là công cụ góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo đảm chất lượng, bảo đảm các cơ sở sản xuất duy trì chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất, khắc phục tình trạng chất lượng hàng hóa suy giảm sau khi công bố chất lượng.

* Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 đã khái quát một số vấn đề lý luận về việc hình thành thiết tài chính để kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng. Trong Chương 1 các khái niệm có ý nghĩa công cụ của luận văn đã được luận giải. Khái niệm thiết chế tài chính và hiệu quả của thiết chế tài chính được luận giải gắn liền với yêu cầu kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng. Khái niệm chất lượng hàng hóa đã được hệ thống hóa từ các quan niệm khác nhau về nội hàm của khái niệm này với trọng tâm là khả năng đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Vấn đề quản lý chất lượng cũng được tiếp cận với hai góc độ quản lý nhà nước về chất lượng và quản lý chất lượng trong nội bộ doanh nghiệp. Quản lý nhà nước về chất lượng được thể hiện ở vai trò tạo lập các thiết chế nhằm bảo đảm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa có chất lượng. Hoạt động quản lý chất lượng của các doanh nghiệp gắn liền với các hoạt động định hướng, kiểm soát, bảo đảm chất lượng. Trong hoạt động kiểm soát chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp thường tập trung vào năm yếu tố: kiểm soát con người thực hiện; kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất; kiểm soát nguyên vật liệu; kiểm soát và bảo dưỡng thiết bị; kiểm soát thông tin. Đồng thời, trong Chương 1, vai trò của thiết chế tài chính trong việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố cũng được chỉ ra trên các phương diện về bảo đảm pháp chế, kỷ cương trong quản lý chất lượng, vai trò ngăn ngừa vi phạm và là công cụ thúc đẩy đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

CHƢƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG HÀNG HÓA SAU CÔNG BỐ CHẤT LƢỢNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tình hình quản lý chất lƣợng ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Khái quát chung về quản lý chất lượng ở Việt Nam

Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề chất lượng được đề cao, được coi là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch định sẵn, dù tốt hay xấu đều được tiêu thụ, phân phối, người sản xuất không lo đầu vào và đầu ra. Việc quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp được các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm thực hiện với nhiệm vụ là phân loại các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng hay phế phẩm.

Ngày nay, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt đã không còn chỗ đứng cho những sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng. Trước sức ép của hàng nhập ngoại và của người tiêu dùng trong nước, buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý không còn con đường nào khác là phải coi trọng vấn đề bảo đảm và nâng cao chất lượng. Chất lượng cũng là nhân tố cơ bản để giải quyết sự tồn tại hay tiêu vong của một tổ chức và đó là sự hưng thịnh hay suy vong của một nền kinh tế.

Trong thập niên cuối thể kỷ XX, Việt Nam thực sự đổi mới cả về tư duy, nhận thức lẫn hành động, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Biểu hiện cụ thể là một loạt các chính sách quản lý, trong đó có những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến chất lượng được ban hành, thay thế cho những văn bản không còn phù hợp. Cả cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, kinh doanh đều có cải tiến bước đầu về kiểm soát chất lượng, nhằm tạo ra bước chuyển biến, cải thiện tình hình yếu kém về chất lượng và quản lý chất lượng.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực quản lý chất lượng, các tổ chức đã chú trọng hơn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường, được người tiêu dùng trong nước cũng như tiêu dùng nước ngoài chấp nhận, một số mặt hàng như cà phê, chè, hạt điều, gạo, cao su, hàng thủy sản… đạt giá trị xuất khẩu cao. Với xu hướng tự do thương mại trên thế giới và việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất để giải quyết bài toán tồn tại và phát triển là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Vì yêu cầu đó nên liên tục những năm gần đây, nhiều nước đã ban hành các đạo luật chuyên ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1990 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999) với gần một trăm văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về chất lượng chưa thống nhất và đồng bộ, đang ngày tỏ ra bất cập với yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong tình hình mới. Trong những năm gần đây, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nước ta không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.. Để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/1/2007). Ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật

chất lượng sản phẩm, hàng hoá (số 05/2007/QH12), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

Bên cạnh Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành được các cơ quan chức năng ban hành để hướng dẫn áp dụng Luật chất lượng sản phẩm vào thực tiễn. Đó là:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3/8/2009 của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;

- Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;

- Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 19/2014/TT-BKHCN ngày 01/7/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27/8/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

- Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

- Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN ngày 6/5/2009 Quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

- Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 Quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường

- Thông tư số 22/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký sản phẩm mới có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 06/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 07/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Ban hành Danh mục sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy;

- Thông tư số 19/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;

- Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/1/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 và hướng dẫn trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất...;

- Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, một còn một số quy định khác được quy định rải rác ở một số luật có liên quan như Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại Việt Nam. Theo quy định của Luật, hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá là công trình xây dựng, dịch vụ, hàng hoá đã qua sử dụng không thuộc diện phải kiểm định; sản phẩm, hàng hoá chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh và sản phẩm, hàng hoá đặc thù khác phải tuân thủ các

nguyên tắc chung của Luật này và được điều chỉnh cụ thể bằng văn bản pháp luật khác.

Về danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của các Bộ quản lý chuyên ngành lĩnh vực

1. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Xăng – Nhiên liệu điezen; - Khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; - Các sản phẩm điện tử (quản lý về an toàn); - Nhiên liệu sinh học gốc;

- Đồ chơi trẻ em;

- Thép làm cốt bê tông;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)