Điều tra, khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 54 - 56)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.3. Điều tra, khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về

Nội về xây dựng và công bố tiêu chuẩn

Từ năm 2001 đến nay, quản lý chất lượng đặc biệt quản lý doanh nghiệp về chất lượng đã có sự thay đổi căn bản. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất không phải đăng ký chất lượng ở cơ quan có thẩm quyền mà chỉ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa ở cơ quan quản lý chất lượng. Tiếp theo, các văn bản mới được ban hành và nhất là khi Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực (1/1/2007) thể hiện nội dung đổi mới Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo xu hướng hội nhập và mở cửa. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình. Dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở hoặc Quy chuẩn kỹ thuật của các Bộ, ngành, tổ chức tự công bố chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa của đơn vị. Công bố chất lượng theo tiêu chuẩn là công bố tự nguyện. Công bố chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật là công bố bắt buộc.

2.2.3.1. Công bố tiêu chuẩn, công bố sự phù hợp của người sản xuất, nhập khẩu và bán hàng.

Theo Luật định, người sản xuất, nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.

Người sản xuất gửi thông báo sự phù hợp với tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (công bố hợp quy).

Doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng trong sản xuất để sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Người nhập khẩu phải lựa chọn tổ chức giám định lô hàng hóa để chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và sử dụng dấu hợp chuẩn, hợp quy, chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa mà họ nhập khẩu.

Đối với người kinh doanh, bán hàng phải quyết định cách thức kiểm tra hàng hóa để bảo đảm hàng hóa đã được đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật và chịu trách nhiệm về hàng hóa lưu thông.

2.2.3.2. Điều tra, khảo sát doanh nghiệp về xây dựng và công bố tiêu chuẩn

Tuy nhiên, do khả năng và ý thức tự giác hạn chế, do trình độ dân trí và tôn trọng pháp luật chưa đáp ứng nên trong thời gian qua hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau công bố gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ thực trạng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Hà Nội không hoặc chưa xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, kinh doanh ở nhiều cửa hàng kinh doanh không rõ nguồn gốc, không có tiêu chuẩn công bố được áp dụng. Luận văn đã tổ chức tiến hành khảo sát 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh.

Kết quả điều tra cho thấy, hàng hóa không có tiêu chuẩn chất lượng vào lưu thông dù kiểm tra được cũng không thể kết luận về chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc dù kiểm tra được cũng không thể xử lý. Sản phẩm, hàng hóa có công bố tiêu chuẩn chất lượng nhưng không công khai, minh bạch, khó khăn cho quản lý. Doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa phải công bố chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật nhưng thực tế thì doanh nghiệp không biết hoặc không thực hiện. Doanh nghiệp bắt buộc công bố không đáp ứng

theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đây là đối tượng phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 54 - 56)