Các nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 59 - 65)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế kết quả quản lý nhà

2.3.2. Các nguyên nhân

2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý nhà nước

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn chuỗi sản xuất, còn để trống hoặc đôi khi chồng chéo hoặc chưa thiết thực với kiểm soát chất lượng sau công bố. Cơ chế chính sách và phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành và địa phương vẫn còn có điểm bất cập, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện. Đây là nguyên nhân sâu xa và kéo dài;

- Năng lực tổ chức thực thi pháp luật các cơ quan pháp luật của cơ quan quản lý chất lượng ở cả trung ương và địa phương còn có những hạn chế nhất định. Hệ thống tổ chức chưa đồng bộ, đặc biệt ở các cấp địa phương, chưa hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng hàng hóa. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý chưa đủ răn đe đối tượng vi phạm. Phân công quản lý còn gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Việc phân cấp chưa phát huy hết vai trò của các cơ quan chức năng địa phương. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và kỹ thuật thiếu tính dài hạn và bài bản. Cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành còn nặng về hành chính, thiếu tính cập nhật, chính xác và đầy đủ.

- Thiếu quy hoạch tổng thể dẫn đến lãng phí trong đầu tư và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cơ chế tài chính đối với đơn vị quản lý nhà nước chưa tạo điều kiện để các đơn vị chủ động kinh phí triển khai nhiệm vụ được giao và triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời khi có vấn đề phát sinh về chất lượng hàng hóa. Kinh phí cho hoạt động các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan địa phương còn hạn chế. Hoạt động đầu tư và cơ chế tài chính chưa tương xứng về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật…

- Nhận thức các cấp quản lý về tính cấp thiết, tầm quan trọng và phương pháp luận về quản lý hàng hóa còn ở mức độ khác nhau, chưa nhất quán và nhìn chung chưa cao. Dẫn đến việc triển khai các cơ chế, chính sách,

chương trình quản lý chưa quyết liệt cũng như hạn chế trong việc quy hoạch, đầu tư tài chính và nguồn nhân lực;

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện Nghị định số 80/2013/NĐ-CP còn nhiều hạn chế. Các cơ quan cấp giấp phép đăng ký kinh doanh như Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa thông tin kịp thời cho bên Sở Khoa học và Công nghiệp (đặc biệt là Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) về thông tin của các doanh nghiệp đăng ký cho nên Chi cục Tiêu chuẩn đô lường chất lượng chưa có thông tin hoặc không có thông tin kịp thời về doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa phải công bố chất lượng hay không công bố chất lượng. Do vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng ngay từ đầu trong kiểm soát chất lượng hàng hóa trước, trong và sau công bố vẫn là điểm nghẽn trong kiểm soát chất lượng;

- Một thực trạng đáng lưu ý là lâu nay các cơ quan quản lý nhà nước đi kiểm tra thường chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp cũ, ít vi phạm, chưa tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến hiệu quả việc áp dụng thiết chế tài chính trong kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố còn chưa có tính toàn diện và tạo dấu ấn đậm nét trong quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa;

- Chưa tận dụng và phát huy tổng thể các nguồn nội lực và ngoại lực cho hoạt động đảm bảo chất lượng hàng hóa. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà tài trợ quốc tế cũng như chưa thu hút tối đa các nguồn lực xã hội, sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, hội nghề nghiệp và các thành phần ngoài nhà nước;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu, quảng bá về các hệ thống quản lý chất lượng nói chung, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa còn yếu và hiệu quả thấp.

Từ những phương diện trên, có thể nhận thấy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa sau công bố vẫn còn nhiều bất cập. Trong điều kiện, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng, phong phú và không ngừng biến động, các cơ quan quản lý nhà nước

chưa có văn bản và cơ chế quản lý kịp thời, chặt chẽ đưa đến hệ lụy là các cơ sở sản xuất có thể có đủ điều kiện sản xuất nhưng vẫn không bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp không hoặc chậm công bố chất lượng hàng hóa. Việc bảo đảm chất lượng sau công bố càng gặp nhiều khó khăn khi trong lưu thông, phân phối, tình trạng xử lý các vi phạm về chất lượng hàng hóa còn hiệu quả thấp.

Với một địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh như Hà Nội, vấn đề bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước vẫn còn đang là một bài toán khó. Vấn đề hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố càng nan giải hơn. Việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa sau công bố cần đưa ra những tiêu chí cụ thể như tỷ lệ doanh nghiệp được quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính, tỷ lệ doanh nghiệp được hỗ trợ về đào tạo và kinh phí để áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa tiên tiến, tỷ lệ doanh nghiệp và số sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, tỷ lệ doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn cho chất lượng hàng hóa có hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, cho ngành và địa phương, cho người tiêu dùng từ hiệu lực, hiệu quả quản lý… cần được xem xét một cách hệ thống và đầy đủ.

Với chương trình cải cách và rà soát các thủ tục hành chính, các cấp, ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng và cụ thể các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố sẽ giảm bớt những thủ tục phiền hà, không cần thiết và tập trung vào các văn bản còn thiếu, yếu để đẩy mạnh hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa sau công bố.

2.3.2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa nhận thức đầy đủ về công bố chất lượng và giá trị của quản lý chất lượng.

Công bố là thủ tục đánh giá chất lượng đầu tiên mà người cung cấp đảm bảo dưới dạng văn bản rằng một đối tượng nào đó phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu. Người cung cấp có thể là nhà sản xuất, phân phối,

nhập khẩu hay tổ chức dịch vụ. Hoạt động tự công bố nhằm mục đích chứng tỏ sản phẩm, hàng hóa cung cấp là phù hợp với văn bản đã xác định và nói rõ chủ thể chịu trách nhiệm sự phù hợp này. Cách thức công bố áp dụng cho cả trường hợp tự nguyện (theo tiêu chuẩn nào đó) hoặc bắt buộc (theo quy chuẩn kỹ thuật).

Tự công bố sự phù hợp chất lượng, sự phù hợp với thông lệ quản lý chất lượng quốc tế (tất nhiên cũng phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam). Nhưng nhược điểm của cách thức này là thiếu sự thuyết phục trong điều kiện sản xuất và dân trí tự giác thực tế hiện tại chưa đáp ứng, nếu không có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý thì sẽ bị lạm dụng để lừa gạt người tiêu dùng và cả cơ quan quản lý nhà nước. Ở Hà Nội, vấn đề này còn khá nghiêm trọng và phổ biến hơn là doanh nghiệp không tự công bố chất lượng dù tình trạng không công bố trật lượng vẫn cò khá nhiều. Đây là vấn đề mà kiểm soát sau công bố của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cần nắm bắt để khắc phục.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý chất lượng phải gắn liền, lồng ghép trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Vì chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp mà quản lý chất lượng mới giúp doanh nghiệp bảo đảm và cải tiến chất lượng hàng hóa của mình, bảo đảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của thành phố, trong nước và ngoài nước. Doanh nghiệp cần ý thức đầy đủ về vấn đề này và cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện, có sự hỗ trợ cần thiết về nhận thức, kiến thức và cả về kinh phí giúp doanh nghiệp có được hệ thống quản lý chất lượng, các phương pháp và công cụ quản lý chất lượng hàng hóa hữu hiệu và khả năng tự kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau công bố.

Một vấn đề là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hà Nội phần lớn là các tổ chức nhỏ và vừa. Vì vậy, họ cần được và phải được nâng cao trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa do họ cung cấp trước xã hội và cộng đồng.

2.3.2.3. Nguyên nhân từ phía người tiêu dùng

Về cơ bản, người tiêu dùng chưa biết tự bảo vệ mình và hơn thế họ có vai trò để phát triển doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Đo lường, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp quy dưới Luật) đã quy định trách nhiệm của các các doanh nhiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về hàng hóa, trách nhiệm bảo hành và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Mọi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Người tiêu dùng không nên bỏ qua khi mua phải hàng hóa không phù hợp với công bố chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật hoặc không có tiêu chuẩn chất lượng, không công bố tiêu chuẩn chất lượng. Họ có quyền được khiếu nại, được giải quyết khiếu nại và đền bù, được bảo vệ quyền lợi chính đáng. Làm như vậy, học còn giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển đúng đắn. Người tiêu dùng cần chung tay cùng cộng đồng xã hội để các sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về pháp luật, của quản lý chất lượng sẽ không còn có chỗ đứng trong xã hội. Như vậy, người tiêu dùng vừa bảo vệ được mình vừa thông thái giúp cho sản xuất, kinh doanh phát triển đúng yêu cầu của xã hội.

* Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể nói, hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số lượng các cơ sở sản xuất, số mặt hàng, số lô hàng được kiểm tra hằng năm có tăng nhưng còn khá khiêm tốn. Việc xử lý vi phạm còn hạn chế về hình thức và mức độ xử lý. Cơ chế phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa sau công bố chưa được thực hiện hiệu quả. Tình trạng doanh nghiệp phải công bố chất lượng hàng hóa nhưng

không thực hiện công bố vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến. Luận giải nguyên nhân của những hạn chế này, bên cạnh các nguyên nhân về nguồn lực thực hiện, đội ngũ cán bộ, công chức số lượng và chất lượng còn hạn chế, khung thể chế, chính sách về quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng chưa hoàn thiện thì một nguyên nhân cơ bản là thiếu các thiết chế về tài chính đủ mạnh để xử lý có tính chất răn đe, phòng ngừa vi phạm về chất lượng hàng hóa. Luận văn cũng nhấn mạnh đến các nguyên nhân từ phía các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và chính bản thân người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

CHƢƠNG 3

XÂY DỰNG THIẾT CHẾ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG HÀNG HÓA SAU CÔNG BỐ CHẤT LƢỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, KINH DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)