Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 42)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tình hình quản lý chất lượng ở Việt Nam hiện nay

2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa, các nước cũng cần ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Vì yêu cầu đó nên liên tục những năm gần đây, nhiều nước đã ban hành các đạo luật chuyên ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá năm 1990 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999) với gần một trăm văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về chất lượng chưa thống nhất và đồng bộ, đang ngày tỏ ra bất cập với yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong tình hình mới. Trong những năm gần đây, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nước ta không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.. Để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/1/2007). Ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật

chất lượng sản phẩm, hàng hoá (số 05/2007/QH12), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

Bên cạnh Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành được các cơ quan chức năng ban hành để hướng dẫn áp dụng Luật chất lượng sản phẩm vào thực tiễn. Đó là:

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 3/8/2009 của Chính phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;

- Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;

- Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 19/2014/TT-BKHCN ngày 01/7/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27/8/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009 Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

- Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

- Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 8/4/2009 Hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp;

- Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN ngày 6/5/2009 Quy định về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;

- Thông tư số 19/2009/TT-BKHCN ngày 30/6/2009 Quy định các biện pháp quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hoá cần tăng cường quản lý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường

- Thông tư số 22/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký sản phẩm mới có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Thông tư số 06/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 07/2009/TT-BTTTT ngày 24/3/2009 Ban hành Danh mục sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy;

- Thông tư số 19/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương;

- Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19/1/2010 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 và hướng dẫn trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất...;

- Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, một còn một số quy định khác được quy định rải rác ở một số luật có liên quan như Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là đạo luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Luật áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại Việt Nam. Theo quy định của Luật, hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá là công trình xây dựng, dịch vụ, hàng hoá đã qua sử dụng không thuộc diện phải kiểm định; sản phẩm, hàng hoá chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh và sản phẩm, hàng hoá đặc thù khác phải tuân thủ các

nguyên tắc chung của Luật này và được điều chỉnh cụ thể bằng văn bản pháp luật khác.

Về danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của các Bộ quản lý chuyên ngành lĩnh vực

1. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Xăng – Nhiên liệu điezen; - Khí dầu mỏ hóa lỏng;

- Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; - Các sản phẩm điện tử (quản lý về an toàn); - Nhiên liệu sinh học gốc;

- Đồ chơi trẻ em;

- Thép làm cốt bê tông;

- Tương thích điện tử (EMC) đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng.

2. Bộ Công thương

- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

- Máy, thiết bị công nghiệp có khả năng gây mất an toàn; - Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (bếp ga và phụ kiện).

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Thiết bị đầu cuối; - Thiết bị vô tuyến điện; - Thiết bị mạng;

- Thiết bị công nghệ thông tin.

4. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

- Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; - Các công trình vui chơi công cộng;

- Phương tiện bảo vệ cá nhân.

5. Bộ Y tế

- Thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm điều trị;

- Nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tá dược, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc;

- Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng, y tế; - Vị thuốc đông y có độc tính;

- Thiết bị y học cổ truyền.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Giống cây trồng nông nghiệp; - Giống cây trồng lâm nghiệp; - Giống vật nuôi trên cạn; - Giống thủy sản; - Sản phẩm chăn nuôi; - Mẫu động vật, thực vật hoang dã; - Sản phẩm lâm sản; - Thuốc bảo vệ thực vật; - Thuốc thú y; - Phân bón;

- Thức ăn chăn nuôi; - Chế phẩm sinh học;

- Phụ gia hóa chất trong nông nghiệp; - Công trình thủy lợi;

- Đê điều;

- Dụng cụ đánh bắt thủy sản.

7. Bộ Giao thông – Vận tải

- Phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành cho GTVT; - Kết cấu hạ tầng giao thông;

- Dịch vụ trong lĩnh vực GTVT.

8. Bộ Công an

- Các trang thiết bị Phòng cháy, chữa cháy; - Trang thiết bị kỹ thuật;

- Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

9. Bộ Tài nguyên – Môi trường

- Khí tượng, thủy văn; - Đo đạc bản đồ;

- Dịch vụ trong lĩnh vực thuộc Tài nguyên, Môi trường.

10. Bộ xây dựng

- Vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36 - 42)