Sự phân công trên địa bàn và hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tình hình quản lý chất lượng ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Sự phân công trên địa bàn và hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn,

chuẩn, Đo lường, Chất lượng Hà Nội

Cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội trong những năm vừa qua, hàng hóa được đưa ra thị trường ngày càng đa dạng. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là trên thị trường, sản phẩm do các nhà sản xuất khác nhau, đưa ra nhiều khi có mức giá và mức chất lượng không đồng bộ, thậm chí tỷ lệ nghịch; thông tin về hàng hóa không chính xác. Đặc biệt nạn hàng giả, hàng kém chất lượng chẳng những làm thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn đe dọa tới an toàn, sức khỏe của mỗi người và hiệu quả sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Từ thực trạng trên, vai trò quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa ngày càng quan trọng và là một vấn đề lớn cần phải quan tâm.

Để đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, phù hợp với xu thế hội nhập. Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành với nhiều nội dung trong đó có nội dung quan trọng đó là qui định các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp) phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng. Đây là một phương thức mới về quản lý chất lượng hàng hóa đã và đang được triển khai áp dụng ở nước ta nhằm nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trước người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm.

Theo phương thức này, doanh nghiệp là chủ thể trong việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do mình công bố. Để có thể công bố tiêu chuẩn theo qui định, doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn cơ sở hoặc

chấp nhận tiêu chuẩn khác (tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài) làm cơ sở cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa của mình. Song việc công bố này chỉ được thực hiện khi các bản công bố tiêu chuẩn chất lượng được Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, các sở quản lý chuyên ngành (theo phân công tại Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21-10-2004 của Chính phủ qui định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa) thẩm định, xem xét về tính phù hợp của tiêu chuẩn với các qui định của Nhà nước.

So với hình thức đăng ký chất lượng hàng hóa trước đây thì thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện đơn giản hơn. Doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh, có quyền lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với mình. Song, hình thức công bố tiêu chuẩn cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm trước người tiêu dùng, phải bảo đảm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải bảo đảm trung thực, chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hóa của mình, phải đảm bảo hàng hóa có nhãn ghi đúng theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa như: Ghi rõ tiêu chuẩn, đặc tính, công dụng, hạn sử dụng và các nội dung khác theo qui định của pháp luật; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng. Những thông tin này là kênh thông tin trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, đồng thời đây cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng tiến hành việc kiểm tra, thanh tra sau công bố.

Theo qui định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng bằng việc gửi bản công bố (theo mẫu) kèm theo bản sao tiêu chuẩn áp dụng cho Chi cục TCĐLCL (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Đối với hàng hóa đặc thù thuộc phạm vi quản lý chất lượng của Bộ quản lý chuyên ngành (theo phân công tại Nghị định

179/2004/NĐ-CP ngày 21-10-2004 của Chính phủ) thì doanh nghiệp phải gửi thêm một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa chuyên ngành ở địa phương. Chi cục TCĐLCL cũng như các sở quản lý chuyên ngành về chất lượng theo phân công, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ công bố, kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng với các qui định của Nhà nước. Sau 10 ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan quản lý chất lượng không có ý kiến gì, thì các thủ tục để thực hiện việc công bố tiêu chuẩn của doanh nghiệp được coi là hợp lệ.

Ở thành phố Hà Nội, sau khi có Luật Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn các quy định mới của pháp luật. Đồng thời xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Đến nay đã có hơn 1.200 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được hướng dẫn và phổ biến về các điều kiện, thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp này hiện đã xác định được các tiêu chuẩn tương ứng để kiểm tra, thử nghiệm đánh giá sản phẩm hàng hóa của mình theo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở... và tiến hành việc tự công bố theo qui định. Đến nay, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã thẩm định và tiếp nhận chính thức 287 hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hà Nội là thành phố kinh tế trọng điểm và hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội đã ban hành các sản phẩm chủ lực của thành phố. Đó là: Máy công cụ, động cơ diezen, xe máy, động cơ điện, máy biến thế, quạt điện dân dụng, xe ô tô, xe đạp hoàn chỉnh, hàng điện tử, ..., thuốc lá bao,... thành phẩm, quần áo dệt kim, quần áo may sẵn, giấy bìa các loại, phân hóa học, thuốc ống các loại, thuốc viên các loại, xà phòng các loại, sứ vệ sinh, gạch xây, gạch lát các loại.

Trên thực tế, vấn đề công bố tiêu chuẩn chất lượng vẫn còn tình trạng có những đối tượng thuộc diện phải công bố tiêu chuẩn chất lượng nhưng

không thực hiện. Nhiều đối tượng đã công bố tiêu chuẩn chất lượng nhưng sản phẩm, hàng hóa mà họ đưa ra thị trường không đạt mức chất lượng đã công bố. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc thù không gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ công bố còn có mảng trống, nhiều sở quản lý chuyên ngành về chất lượng chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này. Đặc biệt, việc kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng hóa sau công bố chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 49 - 52)