Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa bằng các công cụ, biện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 73 - 86)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng

3.3.5. Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa bằng các công cụ, biện

biện pháp cần thiết

3.3.5.1. Đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần chủ động ngăn ngừa sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn. Các biện pháp cần thực hiện là:

- Kiểm soát sản phẩm theo quá trình;

- Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và công bố sản phẩm, hàng hóa hợp chuẩn, hợp quy;

- Tăng cường quản lý chất lượng trong sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000 (quản lý an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm).

3.3.5.2. Đối với quản lý nhà nước

Thực hiện kiểm tra về chất lượng hàng hóa khi có căn cứ hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau công bố. Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và mức xử phạt. Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, Điều 18. Vi phạm quy định về hợp chuẩn; Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy, Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, Điều 21. Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp, Điều 22. Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động công nhận, Điều 24. Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây là những chế tài xử lý nhằm hạn chế tình trạng vi phạm chất lượng hàng hóa sau công bố.

Để tăng cường hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố. Cần phải tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngay từ khâu sản xuất, tại các cơ sở kinh doanh nơi phát nguồn hàng chính. Đặc biệt là cần rà soát lại hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng tại các cơ quan đã được phân công quản lý chuyên ngành về chất lượng hàng hóa. Cần thiết ban hành qui chế phối kết hợp giữa các sở quản lý chuyên ngành về chất lượng trong việc thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng, phối hợp thanh tra, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường. Đồng thời có qui định để cụ thể hóa việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước của các sở, ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo đặc thù của địa phương. Đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra sau công bố tiêu chuẩn chất lượng. Toàn bộ các hoạt động này nhằm đưa sản xuất, kinh doanh hàng hóa vào nên nếp để khi sản phẩm sản xuất, lưu thông ra thị trường luôn đảm bảo chất lượng, giảm thiểu các hành vi gian lận, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

* Kết luận Chƣơng 3

Chương 3 của luận văn đề xuất việc xây dựng hệ thống thiết chế tài chính nhằm quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố. Thiết chế tài chính này được áp dụng với doanh nghiệp sản xuất và cá nhân, doanh nghiệp lưu thông

hàng hóa trên thị trường. Thiết chế tài chính ở đây không chỉ là xử lý vi phạm về chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng mà còn bao gồm cả thiết chế tài chính về khen thưởng, khuyến khích trong lĩnh vực này. Để các thiết chế tài chính đi vào thực tiễn, cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng hàng hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hóa. Một điều kiện quan trọng khác chính là nhận thức của các doanh nghiệp về bảo đảm chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng. Chương 3 cũng đề cập đến hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trên các phương diện về thể chế, tổ chức bộ máy, năng lực kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa. Những giải pháp này nhằm góp phần bảo đảm thiết chế tài chính phát huy hiệu lực, hiệu quả trong kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng.

KẾT LUẬN

Chất lượng và cạnh tranh là những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong thế kỷ XXI. Quản lý chất lượng được nhiều quốc gia và nền kinh tế chú trọng từ thập niên 70 của thế kỷ trước và ngày càng được quan tâm đầy đủ hơn, được coi là một phận không thể tách rời của hoạt động quản lý doanh nghiệp. Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, là những hoạt động và kỹ thuật tác nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng.

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã ngày càng chú ý đến quản lý chất lượng hàng hóa thông qua phát triển hệ thống chất lượng ở các doanh nghiệp, tổ chức, coi đối tượng quản lý là hệ thống chất lượng. Trong khi đó đối tượng quản lý, kiểm soát là sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Từ khi có thay đổi căn bản từ bắt buộc sản phẩm, hàng hóa phải đăng ký chất lượng ở cơ quan quản lý sang tự nguyện công bố hoặc công bố bắt buộc (đối với sản phẩm hàng hóa có liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn, sức khỏe của con người) thì hoạt động kiểm soát chất lượng sau công bố không có chỉ đạo riêng biệt nào, hoạt động càng trở nên kém hiệu quả. Hàng hóa không công bố chất lượng, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập khẩu không rõ nguồn gốc và chất lượng hạn chế tràn lan trên thị trường. Chính vì vậy, cần phải đổi mới các hoạt động trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố bằng thiết chế quản lý phù hợp, trong đó, việc sử dụng thiết chế tài chính trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố là cách tiếp cận phù hợp. Thiết chế tài chính có vai trò thúc đẩy hoạt động bảo đảm chất lượng, bảo đảm kỷ cương trong quản

lý chất lượng hóa sau công bố. Đề tài luận văn “Sử dụng thiết chế tài chính

để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”

đã được tiến hành để quan tâm giải quyết vấn đề nêu trên. Các kết quả chủ yếu của luận văn đạt được:

1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố, vai trò, hiệu quả của thiết chế tài chính trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố.

2. Trình bày khái quát hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa trên phạm vi cả nước và trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá kết quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Luận văn phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chưa hiệu quả trong đó nhấn mạnh đến việc thiếu thiết chế tài chính xử lý đủ mạnh, đủ sức răn đe, bảo đảm kỷ cương trong quản lý chất lượng hàng hóa.

4. Luận văn đề xuất thiết chế tài chính trong xử phạt vi phạm chất lượng hàng hóa sau công bố, đồng thời đưa ra điều kiện, giải pháp nhằm phát huy vai trò của thiết chế này trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố.

Với điều kiện năng lực và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Luận văn như một khởi đầu trong việc phân tích, đánh giá, góp ý và khuyến nghị về hoạt động quản lý chất lượng hàng sau công bố ở thành phố Hà Nội nhằm tháo gỡ, tạo sự chuyển biến nhất định về hoạt động này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tú An, Pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và

thực tiễn tại Việt Nam.

2. Đặng Quốc Bảo (2003), Phát triển nhà trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 21.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-

BKHCN về việc ban hành quy định về tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Quyết định số 24/2007/QĐ-

BKHCN về việc ban hành quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN

ngày 12/12/2012quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 26/2012/TT-

BKHCN ngày 12/12/2012 quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Thông tư số 28/2012/TT-

BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2009), Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN

ngày 20/3/2009 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ (2009), Thông tư liên tịch

số 14/2009/TTlT-BKHCN-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

10. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Đại Cương về quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 11, 13.

11. Chính phủ (2007), Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8

năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

12. Chính phủ (2008), Nghị định số 55/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết

thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

13. Chính phủ, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm

2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

14. Chính phủ (2012), Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

15. Cục Quản lý Đo lường chất lượng (2009), Tài liệu tập huấn nghiệp

vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa.

16. Học viện Chính trị Quốc gia (1998), Giáo trình quản lý hành chính

nhà nước, tập II, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Tài liệu bồi dưỡng về quản

lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên phần II: Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Hà Nội, tr. 7.

18. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương 1, Hà Nội.

19. Quốc hội 12 (2007), Luật Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

20. Quốc hội 11 (2006), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

21. Phan Thanh Thôi, Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng

hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2010.

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

Phần giới thiệu

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa sau công bố, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rất mong muốn được tham khảo ý kiến của ông/bà về các nội dung liên quan đến đề tài. Sự hợp tác và đóng góp của ông/bà có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện nghiên cứu này. Không có ý kiến nào được đưa ra là “đúng” hay “sai”, xin ông/bà đưa ra ý kiến của mình bằng việc đánh dấu X vào ô thích hợp theo lựa chọn của ông/bà. Tất cả các ý kiến trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu của chúng tôi. Những thông tin đánh giá và ý kiến trả lời trong bảng khảo sát chỉ được sử dụng trong nghiên cứu này và được giữ kính danh tính.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. Họ và tên ... 2. Tuổi ……… 3. Số năm kinh nghiệm trong vị trí chuyên môn (kể cả ở cơ quan

khác) ……

4. Số năm kinh nghiệm trong vị trí chuyên môn (ở cơ quan hiện nay) …… 5. Vị trí chuyên môn ………. 6. Trình độ học vấn Trình độ học vấn Nơi cấp bằng Việt Nam Nƣớc ngoài THPT/THCS   Trung cấp / Cao đẳng   Đại học   Cao học   Tiến sĩ   Khác (đề nghị ghi cụ thể):………  

PHẦN BẢNG HỎI DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC Câu 1. Theo ông/bà, việc quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công bố có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với việc bảo đảm chất lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng? Rất quan trọng  Quan trọng  Bình thường  Không quan trọng  Không có ý kiến 

Câu 2. Theo ông/bà, việc quản lý chất lƣợng hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây nhƣ thế nào?

Tốt 

Trung bình 

Chưa tốt 

Không có ý kiến 

Câu 3. Theo ông/bà, việc quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công bố trên địa bàn thành phố Hà Nội đang gặp những khó khăn gì?

Khó khăn trong phối hợp xử lý vi phạm 

Khó khăn về trang thiết bị phục vụ kiểm tra, sàng lọc, phát hiện vi

phạm 

Khó khăn về nhân lực 

Khó khăn về kinh phí hoạt động 

Khó khăn khác (ghi rõ):………

Câu 4. Theo ông/bà, nguyên nhân vì sao hoạt động quản lý chất lƣợng hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay chƣa hiệu quả?

Số lượng hàng hóa sản xuất đa dạng 

Số lượng doanh nghiệp phải công bố chất lượng quá lớn 

Số lượng cán bộ, công chức còn hạn chế 

Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức hạn chế 

Kinh phí phục vụ kiểm tra, thanh tra chất lượng hạn hẹp 

Chế tài xử lý vi phạm bất cập (về thẩm quyền, mức xử phạt) 

Câu 5. Theo ông/bà có cần tăng cƣờng sử dụng thiết chế tài chính trong quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công bố?

Rất cần thiết 

Cần thiết 

Không cần thiết 

Không có ý kiến 

Câu 6. Theo ông/bà, các thiết chế tài chính nào cần phải xây dựng?

Thiết chế xử phạt về tài chính đối với doanh nghiệp vi phạm 

Thiết chế về khen thưởng, khuyến khích người tiêu dùng 

Thiết chế tài chính khác:………..

Câu 7. Theo ông/bà, để sử dụng hiệu quả thiết chế tài chính trong quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công bố, cần có những điều kiện nào?

Năng lực của cơ quan quản lý 

Năng lực của cán bộ, công chức 

Khung thể chế, chính sách 

Năng lực phối hợp liên ngành 

Nhận thức của doanh nghiệp 

Sự ủng hộ người tiêu dùng, xã hội 

PHẦN BẢNG HỎI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP Câu 1. Xin ông/bà cho biết loại hình doanh nghiệp của ông/bà?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 73 - 86)