Xây dựng thiết chế tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 65 - 66)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Xây dựng thiết chế tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh

kinh doanh hàng hóa có chất lƣợng không phù hợp với bản công bố

3.1.1. Xây dựng thiết chế tăng cường mức xử phạt về tài chính đối với doanh nghiệp vi phạm với doanh nghiệp vi phạm

3.1.1.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất

Việc xây dựng thiết chế tăng cường xử phạt về tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc góp phần bảo đảm chất lượng hàng hóa sau công bố. Các thiết chế xử phạt về tài chính đối với chất lượng hàng hóa không phù hợp với bản công bố cần tập trung vào các nội dung:

- Vi phạm quy định về hợp chuẩn: thực hiện mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về công bố hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn hoặc sản phẩm có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được công bố;

- Vi phạm về quy định về hợp quy;

- Vi phạm liên quan đến hợp chuẩn, hợp quy.

Chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng hàng hóa cần phải có sự tăng mức xử phạt và cần có sự tính toán trong mức xử phạt liên quan đến doanh thu, lợi nhuận từ việc vi phạm quy định bảo đảm chất lượng hàng hóa sau công bố. Mức xử phạt cần phải thực sự có tính răn để doanh nghiệp không muốn vi phạm, không dám vi phạm và thiết chế giám sát để doanh nghiệp khó có thể vi phạm.

3.1.1.2. Đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh

Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, có chất lượng

không phù hợp với bản công bố. Thiết chế xử phạt tài chính cần được xây dựng bảo đảm có tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, cá nhân trong buôn bán, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, khắc phục tình trạng doanh nghiệp, cá nhân vì lợi ích cá nhân mà kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng. Thiết chế tài chính xử phạt vi phạm đối với doanh nghiệp kinh doanh cần tập trung xử lý các hành vi:

- Lưu thông hàng hóa không bảo đảm chất lượng so với công bố mặc dù có đầy đủ cơ sở để đánh giá hàng hóa đó không bảo đảm chất lượng;

- Che dấu thông tin về hàng hóa không bảo đảm chất lượng so với công bố.

3.1.2. Thiết chế tài chính về khen thưởng, khuyến khích đối với người tiêu dùng người tiêu dùng

Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích người tiêu dùng có tiếng nói về chất lượng hàng hóa không phù hợp với bản công bố. Cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về quyền và lợi ích chính đáng của mình và khẳng định pháp luật của nhà nước luôn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm chất lượng hàng hóa sau công bố. Nếu người tiêu dùng không lên tiếng, không có ý kiến phản hồi thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ không có đầy đủ thông tin về tình trạng chất lượng hàng hóa không đảm bảo sau công bố bởi lẽ số lượng cơ sở sản xuất lớn, các sản phẩm, hàng hóa rất đa dạng và phong phú. Nhà nước có thể thực hiện cơ chế khen thưởng về vật chất và tinh thần với những người tiêu dùng có những phản hồi chính xác về chất lượng hàng hóa không phù hợp với bản công bố nhằm động viên sự tham gia của người tiêu dùng vào quá trình quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa sau công bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 65 - 66)