Hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp chất lượng tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 42 - 49)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tình hình quản lý chất lượng ở Việt Nam hiện nay

2.1.3. Hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp chất lượng tại Việt

Việt Nam

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn theo xu thế toàn cầu hóa. Đó là quá trình không thể đảo ngược, đặc biệt trong điều kiện khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các quốc gia có thể có các đối sách khác nhau để khắc phục và hạn chế các tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa nhưng nhất định phải tham gia vào quá trình này.

Là một nước đang phát triển nằm trong khu vực kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực vượt bậc để nhanh chóng hội nhập quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này càng thể hiện rõ sau khi Việt Nam gia nhập tổ Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cùng với sự tham gia Khu vực thương mại tự do của khối ASEAN (AFTA), trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Để không ngừng đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới… Hoạt động tiêu chuẩn chất lượng trở thành công cụ quan trọng, hữu hiệu và cấp bách hơn bao giờ hết.

a. Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ở Việt Nam

- Tiêu chuẩn là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng bao gồm tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu là TCVN) và tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu là TCCS).

- Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản quy định đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sản xuất có liên quan để sản phẩm, quá trình bao gồm các điều khoản hành chính thích hợp mà việc tuân thủ là bắt buộc theo WTO và Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tiếng Anh là Agreement on techinical barries to trade, viết tắt là TBT); do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương.

Những quy chuẩn kỹ thuật (Technical regulations), tiêu chuẩn (Standards) là những biện pháp kỹ thuật có thể trở thành rào cản cho sản xuất thương mại song phương, khu vực và quốc tế. Việc hài hòa tiêu chuẩn khu vực, quốc tế là làm cho tiêu chuẩn quốc gia các nước ngày càng xích lại gần nhau hơn trên cơ sở lấy tiêu chuẩn quốc tế làm gốc nhằm mục tiêu “một tiêu chuẩn, một thử nghiệm” được chấp nhận ở mọi nơi.

b. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

- Chứng nhận chất lượng: lĩnh vực hoạt động được tiến hành ở các nước xã hội chủ nghĩa và ở Việt Nam được triển khai cho đến năm 1991, nhằm so sánh mức chất lượng của sản phẩm cần đánh giá với mẫu chuẩn, thông qua các tiêu chuẩn, mẫu sản phẩm cụ thể, tài liệu pháp quy-kỹ thuật… để cấp giấy chứng nhận chất lượng và dấu chất lượng nhà nước cho những sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu và có biện pháp xử lý đối với sản phẩm

chất lượng kém. Cơ sở pháp lý để tiến hành công tác chứng nhận chất lượng ở Việt Nam là Nghị định 62-CP ngày 12/4/1976 của Hội đồng Chính phủ.

Hình thức của dấu chất lượng nhà nước được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia 2844-79. Tính đến ngày 30.6.1991, đã có 810 giấy chứng nhận chất lượng được cấp cho gần 1000 lượt sản phẩm của 280 cơ sở sản xuất Việt Nam. Từ 1.7.1991, công tác chứng nhận chất lượng ngừng hoạt động để chuyển sang hình thức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

- Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn: Ở Việt Nam, công tác chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn được đề cập đến trong chương IV của Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa (1991) và Trong Nghị định 327 (1991). Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn được tiến hành theo hai hình thức: chứng nhận bắt buộc (với chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng) và chứng nhận tự nguyện (với chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng). Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, dấu phù hợp Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho hàng hóa, cho hệ thống bảo đảm chất lượng và cấp giấy chứng nhận cho “phòng thử nghiệm được công nhận”. Cho đến ngày 30.6.1993 đã có 139 sản phẩm quạt điện và xe đạp của gần 60 cơ sở sản xuất trong nước được cấp dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về an toàn.

- Đánh giá sự phù hợp: từ khi có Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định, Thông tư hướng dẫn hoạt động này mới có sự chuyển biến về chất và tuân thủ hài hòa với quy định của tổ chức quốc tế về các thủ tục và vấn đề có liên quan.

+ Về hình thức đánh giá: có 3 hình thức đánh giá

Hình thức 1: do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức cá nhân công bố phù hợp tự thực hiện.

Hình thức 2: đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

Hình thức 3: đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.

+ Dấu hợp chuẩn, hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa này được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Các thông tin, quảng bá và dấu về hợp chuẩn, hợp quy thường được gắn trên hàng hóa, hoặc trên bao bì, nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa

Đến nay, công tác chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn đã thực hiện được hơn 500 doanh nghiệp với hơn 100 chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn hạn chế vì số doanh nghiệp tham gia và ngay cả tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa để chứng nhận còn hạn chế.

Tình hình chứng nhận hợp quy, thử nghiệm đối với một số mặt hàng thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng mới được triển khai. Các nhóm sản phẩm có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2), tại thời điểm hiện tại có các nhóm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đó là: Khí dầu mỏ hóa lỏng; Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; Các sản phẩm điện tử (quản lý về an toàn ); Nhiên liệu sinh học gốc; Đồ chơi trẻ em; Thép làm cốt bê tông; Tương thích điện tử (EMC) đối với thiết bị điện, điện tử gia dụng. Để tiến hành hoạt động này, một số văn bản đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như quy trình lấy mẫu, phương pháp thử mẫu đại diện, tổ chức các khóa đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ bảo quản, thiết bị đo lường (do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng các tỉnh thực hiện), phương pháp đánh giá, chứng nhận phù hợp quy chuẩn và công bố sự phù hợp.

Theo số liệu tháng 6/2009, có 64 doanh nghiệp mũ bảo hiểm (60 doanh nghiệp sản xuất, 4 doanh nghiệp nhập khẩu) đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia-QCVN 2:2008/BKHCN với 308 kiểu loại mũ. Còn đối với xăng và nhiên liệu Diezen thì chứng nhận hợp quy theo VN 1:2007/BKHCN và các doanh nghiệp phải thực hiện chứng nhận hợp quy từ ngày 27/8/2007, Thông tư số 01/2009/TT-KHCN ngày 20 tháng 3 năm 2009 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hoạt động chứng nhận xăng và nhiên liệu Diezen đang được bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên, việc

chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa ở các bộ, ngày khác quản lý còn nhiều bất cập và kết quả thực hiện được chưa nhiều.

c. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

Có thể nói hệ thống quản lý quản lý chất lượng được đưa vào Việt Nam trong bối cảnh:

- Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chúng ta không có kinh nghiệm về nhận thức và quản lý về chất lượng trong cơ chế mới;

- Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, chúng ta mất đi một thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu;

- Áp lực của hội nhập quốc tế, nhu cầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu đòi hỏi các chứng chỉ hệ thống chất lượng như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (tiếng Anh: Hazard Analysis and Critical Control Points, viết tắt là HACCP); thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices, viết tắt là GMP); tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 ( Social Accountability) tùy theo yêu cầu thị trường xuất khẩu và loại doanh nghiệp.

Do quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta đã trở thành thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nâng cao năng lực mọi hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là sự công nhận quốc tế về các lĩnh vực trong đó có bao hàm cả việc thừa nhận chứng chỉ về các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9000, HACCP, TQM, SA 8000… làm cơ sở cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản TBT để làm chủ thị trường trong nước và vươn tới chiếm lĩnh thị trường ngoài nước.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 6000 doanh nghiệp, tổ chức được chứng nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001, về HACCP có gần 500 doanh nghiệp. So với thế giới, những con số này còn khá khiêm tốn (riêng ISO 9001:2008 có hơn 1 triệu chứng chỉ được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức ở 170 quốc gia, nền kinh tế.

Các hệ thống quản lý chất lượng xây dựng và áp dụng, kết quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Theo một điều tra đánh giá tỷ lệ các lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 ở các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều đánh giá cao về vai trò của hệ thống quản lý chất lượng.

Bảng 2.1. Vai trò của quản lý chất lƣợng

TRONG DOANH NGHIỆP Tỷ lệ (%)

Quản lý doanh nghiệp tốt hơn 33.4

Nhận thức chất lượng tường tận hơn 25.8

Văn hoá doanh nghiệp theo hướng nhân văn hơn 15

Gia tăng hiệu quả tác nghiệp 9

Cải tiến thông tin giao tiếp giữa các bộ phận 7.3

Giảm phế phẩm, chi phí làm lại 6.3

Các lợi ích khác 1.3

NGOÀI DOANH NGHIỆP Tỷ lệ (%)

Tăng thụ cảm chất lượng 33.5

Cải tiến việc thỏa mãn khách hàng 26.6

Gia tăng vị thế cạnh tranh 21.5

Giảm thiểu bảo dưỡng, bảo hành 8.5

Gia tăng thị phần 4.5

Các lợi ích khác 1.6

Ở mỗi doanh nghiệp, tùy theo chất lượng hệ thống quản lý chất lượng được thiết kế, vận hành, cải tiến và đặc biệt sự phấn đấu đạt mục tiêu chất lượng ở từng giai đoạn… mà các lợi ích và tỷ lệ giữa các lợi ích sẽ thay đổi rõ rệt.

Nhìn lại các hoạt động chủ yếu trên, đặc biệt là sự phấn đấu trong thời gian vừa qua, có thể tựu trung lại một số điểm cơ bản như sau:

- Nhận thức về chất lượng được nâng cao một bước quan trọng, hình thành phong trào chất lượng, đặc biệt quan trọng là nhận thức của các nhà lãnh đạo, quản lý về chất lượng được nâng cao, có ý nghĩa quyết định đến

việc phát triển phong trào chất lượng. Nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam.

- Hệ thống pháp luật về chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn và cơ sở vật chất kỹ thuật được cải tiến;

- Triển khai thành công việc áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất lượng tiên tiến và chứng nhận;

- Bước đầu tổ chức tốt hoạt động đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;

- Bức tranh tổng thể chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam được cải thiện rõ rệt: Thực trạng chất lượng sản phẩm, hàng hóa các ngành chủ yếu của nền kinh tế như điện, điện tử, cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, nông sản thực phẩm, thủy điện… đã được cải thiện đáng kể. Hàng hóa dồi dào, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì ngày một hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một số mặt hàng sản xuất trong nước đã cạnh tranh được với các hàng hóa nhập ngoại. Nhiều sản phẩm, hàng hóa có mức chất lượng ngang với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trong khu vực và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, kể cả những thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản và việc chỉ đạo kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa sau công bố của doanh nghiêp còn chưa cụ thể nên việc quản lý doanh nghiệp (dù gián tiếp) và kiểm soát chất lượng hàng hóa của nhiều bộ, ngành còn nhiều bất cập, đặc biệt là trên thị trường phân phối chưa được quan tâm đúng mức với các công cụ quản lý hiệu quả.

d. Về các thiết chế tài chính trong kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố

Về thiết chế tài chính trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Có thể nói, Nghị định đã bao quát đầy đủ và toàn diện các

hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; xác định đúng đối tượng, xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm. Nghị định này tạo cơ sở pháp lý, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm góp phần vào việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

2.2. Thực trạng công bố chất lƣợng cho hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)