Tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật và năng lực phố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng

3.3.2. Tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật và năng lực phố

phối hợp trong quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố

- Cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị thực thi pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần thấu hiểu cơ sở hoạt động quản lý chất lượng sau công bố:

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chỉ rõ: Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là việc cơ quan Nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (khoản 15, Điều 13);

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ trung ương tới địa phương;

- Tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành chất lượng hàng hóa và kiểm soát viên chất lượng ở các Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp tỉnh;

- Giao nhiệm vụ quản lý chất lượng hàng hóa cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, phát triển đội ngũ cộng tác viên để triển khai hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giám sát bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý chất lượng cho chính quyền địa phương. Tiếp tục phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương chỉ tập trung xây dựng chính sách quản lý vĩ mô, thanh tra, kiểm tra và giải quyết các vấn đề đối ngoại, giải quyết các rào cản của thị trường.

- Cần thiết ban hành “Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Công việc này giao cho Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì thực hiện. Quy định có các nội dung chính như sau: + Nội dung quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa;

+ Phân công trách nhiệm với đầu mối là Sở Khoa học và Công nghệ mà Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố là đơn vị trực tiếp giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này và là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Đây là đơn vị hướng dẫn các doanh nghiệp. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, tổ chức tiếp nhận và quản lý bản công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chịu sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

+ Làm rõ các loại sản phẩm, hàng hóa đặc thù và phân công quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)