Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70 - 71)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng

3.3.3. Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

+ Trách nhiệm các tổ chức quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - chất lượng.

3.3.3. Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhà nước

3.3.3.1. Nâng cao năng lực của các đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước

- Xây dựng lại mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp (tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận, tổ chức kiểm định) và phân cấp các phòng kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa thuộc các ngành, đặc biệt là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng theo cấp độ tương ứng với nhiệm vụ được phân cấp;

- Tăng cường năng lực và sự phối hợp của các đơn vị kiểm nghiệm, thử nghiệm của các chi cục đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước và dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn thành phố nhằm tận dụng tối đa năng lực thiết bị, tránh sự đầu tư trùng lắp, lãng phí;

- Xây dựng hệ thống phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm quốc gia về chất lượng hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trên cơ sở các phòng kiểm nghiệm hiện có của các trung tâm khu vực.

3.3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

- Đảm bảo có đủ biên chế cho các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các tỉnh, thành phố căn cứ vào dân số, địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội và thực tế sản xuất kinh doanh để định mức biên chế phù hợp;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về quản lý chất lượng hàng hóa đồng bộ trên cơ sở khảo sát, đánh giá, tập hợp nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn đối với từng lĩnh vực và chuyên ngành từ trung ương đến địa phương;

- Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, đào tạo chuyên ngành quản lý chất lượng cho cán bộ quản lý và kỹ thuật cấp trung ương và địa phương tại các trung tâm, trường cao đẳng, đại học.

3.3.3.3. Đầu tư nâng cấp

Mở rộng trụ sở làm việc, bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật và phòng kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ trung ương từ địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng thiết chế tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70 - 71)