9. Kết cấu của Luận văn
2.2.2. Điều tra về hiệu quả quản lý chất lượng sau công bố tại Sở Khoa
Khoa học và Công nghệ
Để đánh giá về hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát ý kiến của 50 cán bộ, công chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường và thanh tra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ, công chức đều khẳng định việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố là một hoạt động rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chưa được thực hiện có hiệu quả. Có tới 70% cán bộ, công chức được khảo sát cho rằng việc quản lý chất lượng hàng sau công bố được thực hiện chưa tốt trong khi mức đánh giá là tốt và trung bình lần lượt chỉ là 12% và 16%. Điều này cho thấy, bản thân cán bộ, công chức đều nhận thức được rằng việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố hiện nay còn nhiều bất cập.
Bảng 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hóa sau công bố
Đánh giá về quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố Tốt Trung bình Chưa tốt Không ý kiến
Kết quả sau xử lý điều tra khảo sát 12% 16% 70% 2%
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng cơ sở được kiểm tra, số mặt hàng, số lô hàng được kiểm tra hằng năm có tăng nhưng còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 2,5% số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa. Công tác xử lý vi phạm còn hạn chế về hình thức và mức độ xử lý. Việc phối hợp trong xử lý vi phạm mặc dù đã có Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg nhưng triển khai thực hiện còn chưa chặt chẽ, nhất là trong việc chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Mặc dù được đầu tư một số trang thiết bị kiểm tra nhanh và hàng năm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được cấp một khoản kinh phí cho hoạt động đặc thù nhưng so với yêu cầu công tác kiểm tra hiện nay, nguồn kinh phí này vẫn chưa thực sự bảo đảm. Việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố vẫn phải hàng ngày đối mặt với tình trạng thiếu các trang thiết bị kiểm tra, sàng lọc, phát hiện nhanh dấu hiệu vi phạm chất lượng, thiếu các kinh phí hoạt động đặc thù phục vụ kiểm tra như mua mẫu, thử nghiệm, thông tin, tuyên truyền, hội thảo về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Đi tìm hiểu nguyên nhân của việc quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố chưa hiệu quả, theo cán bộ, công chức được khảo sát, nguyên nhân này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trước hết là số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc diện phải công bố chất lượng có số lượng rất lớn. Với lực lượng cán bộ, công chức hiện tại, việc quản lý chất lượng sau công bố gặp nhiều khó khăn. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn hạn chế, chưa nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin, xử lý thông tin về chất lượng hàng hóa trên thị trường. Bên cạnh đó là ý thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tuân thủ yêu cầu về chất lượng hàng hóa sau công bố vẫn chưa được chú ý đúng mức. Tình trạng chất lượng hàng hóa khi công bố với sau công bố có sự khác biệt. Trong khi đó, cơ quan kiểm tra không có đủ nhân lực và kinh phí để thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong sản xuất cũng như trên thị trường dẫn đến hoạt động
thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa sau công bố chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Đồng thời, một nguyên nhân quan trọng khác là các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa sau công bố còn nhiều hạn chế như chế tài xử lý vi phạm hành chính chất lượng hàng hóa sau công bố. Văn bản quy phạm pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chất lượng còn bất cập, hạn chế về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.