Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.3. Cơ sở lý luận về bảo hộ sở hữu công nghiệp

1.3.3. Bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Bảo hộ: bảo vệ, che chở, bênh vực, không để tổn thất, thiệt hại”. [17; 110]

Theo Từ điển Luật học: “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là chế định của Bộ luật dân sự về việc Nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghệ bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ”. [10;32]

Theo Vũ Khắc Trai: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối tượng Sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác”. [11;21]

Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước bảo đảm độc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ”. [8;18]

Từ đó, có thể xem bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nƣớc đảm bảo cho tổ chức, cá nhân quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng của

quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất cứ tài sản trí tuệ nào cũng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ, ví dụ:

- Nhà nƣớc không cấp bằng độc quyền sáng chế cho tất cả mọi sáng chế, mà chỉ những sáng chế đạt đủ 3 điều kiện: tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp;

- Nhà nƣớc chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- …

Nhƣ vậy, có thể hiểu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là các hoạt động của Nhà nƣớc:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sở hữu trí tuệ : xác lập quyền tác giả (nếu tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có yêu cầu), quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các quy định trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, trong hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ và trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi bị các chủ thể khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đƣợc chia thành bốn nhóm, đó là:

- Nhóm 1: quy định về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Nhóm 2: quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tƣợng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký bảo hộ hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền;

- Nhóm 3: quy định về nội dung, hạn chế quyền sở hữu trí tuệ;

- Nhóm 4: quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền, thẩm quyền và các biện pháp của cơ quan nhà nƣớc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.

Thực thi quyền SHTT đƣợc hiểu là việc thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền cho chủ các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đƣợc bảo hộ theo luật định và ngăn chặn, xử lý ngƣời khác sử dụng, khai thác trái phép các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đó. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là việc sử dụng các thiết chế cần thiết bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các quyền của mình trên thực tế nhằm bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ là một thực quyền. [7;21]

Hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật và hệ thống các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định pháp luật về thực thi quyền. Cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay đã và đang đƣợc hoàn thiện theo hƣớng phù hợp với phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam cũng nhƣ yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có yêu cầu của Hiệp định TRIPS.

Thực thi quyền sở hữu công nghiệp gồm các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự.

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng các biện pháp hành chính gồm có:

- Cơ quan Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Cơ quan Quản lý thị trƣờng;

- Cục Quản lý cạnh tranh (xử lý hành chính các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN);

- Cơ quan Công an; - Cơ quan Hải quan;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng các biện pháp dân sự và hình sự gồm có tòa án nhân dân các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)