Tránh nghiên cứu lặp lại những kết quả đã công bố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.2. Bảo hộ sở hữu công nghiệp – một công cụ tác động trở lại quá trình hoạch

3.2.1. Tránh nghiên cứu lặp lại những kết quả đã công bố

Trong số 21 đơn yêu cầu Cục SHTT cấp bằng độc quyền sáng chế do các cá nhân và doanh nghiệp Hải Dƣơng nộp thì có đến:

- Có 6/21 giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT từ chối bảo hộ hoặc tác giả tự rút đơn yêu cầu bảo hộ;

- Có 4/21 giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT dự định từ chối bảo hộ; - Số còn lại đang trong giai đoạn thẩm định nội dung (trong số này rất có thể có đơn bị từ chối bảo hộ).

Nhƣ vậy, số đơn bị từ chối bảo hộ đạt khoảng 50%, Luận văn xin khảo sát các giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT từ chối/dự định từ chối bảo hộ. Luận văn không nêu tên ngƣời nộp đơn tên để đảm bảo tính khuyết danh của tổ chức, cá nhân có đơn bị từ chối/dự định từ chối.

Trƣớc hết, xin khảo sát giải pháp kỹ thuật do một nhà nghiên cứu có địa chỉ tại Phƣờng Ngọc Châu, Thành phố Hải Dƣơng, Tỉnh Hải Dƣơng nghiên cứu và nộp đơn:

- Giải pháp kỹ thuật Hệ thống thanh toán sự dụng mạng thông tin di động (Cục SHTT từ chối bảo hộ);

- Giải pháp kỹ thuật Hệ thống thương mại từ xa (tác giả tự rút đơn). Giải pháp kỹ thuật đề cập đến: hệ thống thƣơng mại từ xa là một hệ thống bán hàng tự động gián tiếp qua mạng điện thoại cố định hoặc/và mạng thông tin di động hoặc/và mạng thông tin toàn cầu Internet. Trong đó, việc tự động nhận biết, xác định khả năng thanh toán của khách hàng, khả năng giao hàng, thanh toán và giao hàng tại nhà dựa trên các thông tin cá nhân do khách hàng đã đăng ký, chứng thực và các thông tin về mặt hàng của nhà cung cấp lƣu trong cơ sở dữ kiệu. Để sử dụng hệ thống thƣơng mại từ xa, khách hàng

phải ký quỹ vào tài khoản của mình trong hệ thống hoặc đƣợc cấp cho một khoản tín dụng nhất định.

Dễ nhận thấy, các giải pháp kỹ thuật này không có tính mới, vì vậy không thể cấp bằng độc quyền sáng chế cho chúng.

Tiếp theo, Luận văn xin khảo sát giải pháp kỹ thuật Cánh máy bay do một nhà nghiên cứu có địa chỉ tại phƣờng Bình Hàn, thành phố Hải Dƣơng nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Giải pháp kỹ thuật này đề cập đến đến cánh máy bay để làm tăng vận tốc của máy bay, giảm nhiên liệu và các tai nạn do máy bay. Cánh này bao gồm phần nâng có thể xổ ra và khép lại, phần đẩy có cấu tạo để đẩy trục cánh, khác biệt ở chỗ, phần nối của cánh với máy bay có một điểm là trục cánh và các dây cáp, nhờ vậy cánh máy bay luôn tạo ra lực đòn bẩy khi di chuyển.

Có lẽ không mấy khó khăn để nhận thấy giải pháp kỹ thuật này đã đƣợc thế giới biết đến từ lâu. Tra cứu các thông tin về vấn đề này, tác giả Luận văn nhận thấy: phiên bản máy bay không ngƣời lái (UAV) đầu tiên có tên là phi cơ Sperry Aerial Torpedo đã ra đời tại Mỹ năm 1917. Cuối năm đó, những chiếc Kettering Torpedo Aerial có khả năng mang khối thiết bị và vũ khí có trọng lƣợng 136kg, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km với tốc độ 80km/h. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai máy bay V-1 của Đức ra đời năm 1944. Loại “bom bay” này có thể tấn công các mục tiêu ở Anh với trần bay 900m, vận tốc 640km/h, phạm vi hoạt động lên tới 250km và khả năng mang khối lƣợng thuốc nổ nặng gần 1 tấn.

Đọc những giải pháp kỹ thuật dạng này, ngƣời ta không quên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã từng ca ngợi những ngƣời thợ cơ khí nông nghiệp đã ”sáng chế” ra chiếc máy bay trực thăng bằng cách hàn ghép nối các ống nƣớc và dùng động cơ máy phun thuốc sâu...

Trong hồ sơ thông tin KH&CN do Cục SHTT quản lý đã dự định từ chối bảo hộ giải pháp kỹ thuật này.

Để kết thúc mục này, Luận văn xin khảo sát 3 giải pháp kỹ thuật do một nhà nghiên cứu có địa chỉ tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng nộp đơn yêu cầu Cục SHTT cấp bằng độc quyền sáng chế.

- Giải pháp kỹ thuật 1: Máy phát điện bằng sức gió. Sáng chế đề cập đến máy phát điện bằng sức gió bao gồm: hệ thống cánh hứng gió làm việc nhận tác động của gió tạo thành chuyển động quay làm quay trục đứng; trục đứng quay dẫn động máy phát điện quay. Cánh hứng gió đƣợc cấu tạo gồm hai tấm hứng gió (A) liên kết bản lề với nhau có thể mở ra đón gió ở phía thuận chiều quay và thu vào để giảm bớt lực cản gió ở phía ngƣợc chiều quay; chuyển động mở ra và thu vào của cánh hứng gió đƣợc giới hạn bởi chuyển động vào ra tự do của con thoi (C) di chuyển dọc theo thanh dọc (D) có trục vuông góc với trục liên kết bản lề của hai tấm hứng gió (A). Hai chốt khoá (E), (F) để giới hạn chuyển động của con thoi (C) Trục đứng có thể quay quanh cột trụ hoặc trục đứng quay có giá đỡ.

- Giải pháp kỹ thuật 2: Máy phát điện bằng sóng biển. Sáng chế đề cập đến máy phát điện bằng sóng biển bao gồm bộ phận tiếp nhận tác động của sóng biển, pittông, xilanh, các van đóng mở, ống dẫn khí, bình chứa khí nén, động cơ chạy bằng khí nén, máy phát điện. Bộ phận tiếp nhận tác động của sóng biển làm việc nhờ sức nâng, hạ của những con sóng hoặc lực vỗ vào bờ của những đợt sóng tác động ép pittông di chuyển nén vào và kéo ra trong xilanh nén không khí qua các van đóng mở va ống dẫn khí vào bình chứa khí nén, cung cấp cho động cơ chạy bằng khí nén hoạt động dẫn động máy phát điện quay.

- Giải pháp kỹ thuật 3: Tàu, xe chạy bằng khí nén. Sáng chế đề cập đến tàu, xe điện chạy bằng không khí đƣợc nén lại, với mục đích vận chuyển công cộng của xã hội không gây ô nhiễm môi trƣờng, chi phí để xây dựng, lắp đặt, vận hành thấp, có thể vận hành bình thƣờng vào các mùa mƣa lũ gây ngập úng. Tàu, xe điện theo sáng chế bao gồm hệ thống máy nén khí, bình chứa khí nén, động cơ chạy bằng khí nén, xi lanh, pittông, cột tiếp điểm điện, đƣờng dây dẫn điện trên không. Tàu, xe điện chạy bằng khí nén vận hành đến các

điểm dừng, đỗ có thể tự động hoặc sử dụng phƣơng pháp thủ công để bơm thêm khí nén vào trong bình chứa khí để tàu, xe điện chạy bằng khí nén vận hành đƣợc quãng đƣờng dài hơn.

Cả 3 giải pháp kỹ thuật này đều bị Cục SHTT dự định từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế.

Qua nghiên cứu các trƣờng hợp giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT từ chối/dự định từ chối bảo hộ cho thấy các nhà nghiên cứu đã lãng phí thời gian, trí tuệ và tài chính để nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật mà loài ngƣời đã công bố từ lâu hoặc không đạt trình độ sáng tạo, do đó các giải pháp kỹ thuật đề xuất đều không đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế.

Việc phỏng vấn các tác giả có đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế là không thể, bởi vậy tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn một nhà quản lý trong lĩnh vực KH&CN để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này.

Câu hỏi: Thưa Ông, được biết là có đến gần 50% số đơn sáng chế do các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà nộp nhưng đã bị Cục SHTT từ chối bảo hộ. Xin Ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này.

Trả lời: Trước hết, cần phải thấy rằng cơ quan quản lý không hề đặt hàng nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật dạng này, vì chúng không phục vụ cho các nhiệm vụ KH&CN để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sau nữa, quyền nghiên cứu là của mỗi cá nhân, tổ chức. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu công nghiệp cho mọi đối tượng, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cơ hội dự tập huấn. Nhưng nguyên nhân của tình trạng này là không phải thiếu thông tin, những kiến thức cơ bản như các điều kiện để một sáng chế được bảo hộ thì đang được đăng tải trên website của Sở KH&CN, nhưng các nhà nghiên cứu không có thói quen tra cứu các thông tin được đăng tải, nên dẫn đến lãng phí như anh đã nêu.

Nhƣ vậy, nguyên nhân của tình trạng vừa nêu không phải là do thiếu nguồn thông tin, mà do các nhà nghiên cứu không tra cứu thông tin trƣớc khi tiến hành nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)