Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

2.2. Tác động âm tính của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu

2.2.1. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Tác giả Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, chỉ riêng năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đã xử lý:

- Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh: xử lý 02 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tịch thu 30 cuộn dây điện, 18,5 tấn gạo, 8.560 chiếc tem chống hàng giả, 8.100 vỏ bao bì, 02 máy khâu đầu bao, 02 cân đồng hồ và một số công cụ khác liên quan đến việc đóng gói hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là 226.500.000đ

- Chi cục Quản lý thị trƣờng thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh: xử lý 39 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và 01 vụ vi phạm về chỉ dẫn địa lý. Phạt tiền 31 vụ với tổng số tiền phạt 371.950.000đ và phạt cảnh cáo 09 vụ đồng thời tịch thu, loại bỏ yếu tố vi phạm nhiều loại hàng hóa.

- Tòa án nhân dân tỉnh, Hải quan tỉnh, Thanh tra Sở Khoa học và công nghệ, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông: không thụ lý vụ việc nào.

Nhƣ vậy, qua số liệu khảo sát cho thấy các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2012 mới chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính, không có vụ việc nào bị xử lý hình sự hoặc bồi thƣờng dân sự (khi không bị xử lý qua hình thức bồi thƣờng dân sự thì chủ thể có quyền sở

hữu công nghiệp bị xâm phạm chắc chắn bị thiệt về kinh tế, doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm…).

Thực chất của việc Tòa án nhân dân tỉnh, Hải quan tỉnh, Thanh tra Sở Khoa học và công nghệ, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông không thụ lý vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là tín hiệu tích cực hay ngƣợc lại? Luận văn sẽ trình bày ngay sau đây.

Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 coi hành vi vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt , sử dụng bất hợp pháp sáng chế , giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa , tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng... là tội phạm hình sự.

Nhƣng trong tháng 6/2009, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi Bộ luật Hình sự (phần tội phạm về SHTT) theo hƣớng giảm nhẹ, trong đó nêu rõ:

- Chỉ coi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (3 trong nhiều đối tƣợng của quyền SHTT) là tội phạm hình sự;

- Khi những hành vi xâm phạm các đối tƣợng còn lại của quyền SHTT (quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh, đánh cắp giống cây trồng), dù gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đều không bị coi là tội phạm.

Trong đó, cần lƣu ý rằng , việc đánh cắp sáng chế là vô cùng dễ dàng , bởi để một giải pháp kỹ thuật đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế thì các thông tin về nó phải đƣợc công khai.

Nhƣ vậy, việc tòa án không thụ lý hồ sơ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chƣa phải là dấu hiệu tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)