Tác động đến nhận thức về sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 43 - 50)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

2.1.1. Tác động đến nhận thức về sở hữu công nghiệp

Nâng cao nhận thức của công chúng, của cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Bởi vì, chỉ khi doanh nghiệp, công chúng hiểu biết và quan tâm đúng mức đến sở hữu công nghiệp thì họ mới sẽ tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, để tạo cơ sở nền tảng cho việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp, Hải Dƣơng đã rất quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về sở hữu công nghiệp với nhiều hình thức và thu đƣợc kết quả tích cực.

Công tác này đƣợc quan tâm ngay từ năm 2006 khi Luật SHTT có hiệu lực thi hành, hằng năm Hải Dƣơng đều tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu công nghiệp cho các đối tƣợng là cán bộ và doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Chỉ riêng năm 2009, Sở KH&CN đã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của trung ƣơng và các sở, ngành liên quan của tỉnh tổ chức đƣợc đủ 02 lớp tập huấn về lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho 320 lƣợt ngƣời tham gia theo đúng yêu cầu đạt ra. Cụ thể là:

- Phối hợp với Trung tâm đào tạo của Cục sở hữu trí tuệ và Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh, Phòng Công thƣơng huyện Kinh Môn tổ chức 01 lớp tập huấn về các chuyên đề: Sở hữu trí tuệ với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế; đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và chuyên đề về xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp cho 150 học viên là đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi, hội viên Hội doanh nghiệp trẻ và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Kinh Môn.

- Phối hợp với UBND huyện Thanh Hà, Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và Trung tâm hỗ trợ, tƣ vấn của Cục SHTT tổ chức 01 lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về vấn đề sử dụng, khai thác, phát triển và quản lý tài sản trí tuệ chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho hơn 170 lƣợt cán bộ, hội viên của Hiệp hội vải thiều Thanh Hà và các hộ sản xuất, kinh doanh vải trong vùng bảo hộ.

Thông qua công tác tập huấn các học viên tham gia đã thấy đƣợc vai trò quan trọng của công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quan tâm đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ. Do vậy, nhiều chủ doanh nghiệp và cơ sở đã tích cực thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ các hoạt động của đề án hỗ trợ doanh nghiệp hoặc tự mình thực hiện các hoạt động nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời việc tập huấn kiến thức liên quan đến chỉ dẫn địa lý cũng đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ thành viên Hiệp hội sản xuất và

tiêu thụ vải thiều Thanh Hà đối với việc quản lý và khai thác giá trị do chỉ dẫn địa lý mang lại.

Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, trong các năm từ 2006 đến 2012 công ty này đã nộp 3 đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, 2 đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích, đã trở thành chủ sở hữu của 3 bằng độc quyền, còn 2 đơn đang trong quá trình thẩm định, tỷ lệ thành công trong trƣờng hợp này là rất cao.

Câu hỏi:Thưa Ông, được biết Ông là giám đốc một doanh nghiệp, chủ sở hữu của 5 đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích và đã là chủ sở hữu của 3 bằng độc quyền. Xin Ông cho biết: từ nguồn thông tin nào mà doanh nghiệp của Ông đã biết để nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích?

Trả lời: Trước thời điểm 2006, doanh nghiệp của chúng tôi chưa có hiểu biết gì về sở hữu công nghiệp, hoặc nếu có nghe thì cũng cho đó là thương hiệu hay logo gì đó, nhưng vào năm 2006 tôi được dự 1 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu công nghiệp, tháng 10.2006 lần đầu tiên chúng tôi nộp đơn yêu cầu Cục SHTT bảo hộ giải pháp hữu ích, cho đến 2012 chúng tôi đã nộp tới 5 đơn và đã thành công như anh biết. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm như chúng tôi, nhưng chỉ duy nhất có doanh nghiệp của chúng tôi được sở hữu công thức chế biến này, Từ đó mà doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng.

(Nam, 51 tuổi, giám đốc doanh nghiệp) Nhƣ vậy, thông qua việc tập huấn đã nâng cao nhận thức về sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp, thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã đầu tƣ cho nghiên cứu, tìm ra bí quyết công nghệ, yêu cầu bảo hộ thành công tài sản trí tuệ - là kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp.

2.1.1.2. Phổ biến kiến thức về sở hữu công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Song song với các hoạt động tập huấn, đào tạo, các cơ quan thông tin đại chúng của địa phƣơng, mạng lƣới cộng tác viên và chuyên gia về lĩnh vực sở hữu công nghiệp thƣờng xuyên viết bài, đƣa tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu công nghiệp cũng nhƣ các hoạt động sở hữu công nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời chuyển tải các thông tin đó tới các doanh nghiệp và công chúng trong tỉnh. Cụ thể chỉ riêng năm 2009:

- Báo Hải Dƣơng xây dựng đƣợc 05 tin bài về hoạt động sở hữu công nghiệp đăng trên Báo Hải Dƣơng; xây dựng đƣợc 05 tin bài phát sóng trên Đài truyền hình tỉnh và đăng tải đƣợc 20 tin, bài về hoạt động sở hữu công nghiệp trên Tạp chí Khoa học, Công nghệ, Môi trƣờng và Website của Sở Khoa học và Công nghệ.

- UBND huyện Thanh Hà, Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp tổ chức tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm vải thiều mang chỉ dẫn địa lý trên Đài tiếng nói Việt Nam và trên truyền hình của trung ƣơng.

- Đặc biệt là trong khuôn khổ của Chƣơng trình Bình chọn thƣơng hiệu mạnh tỉnh Hải Dƣơng, đã tiến hành đƣợc rất nhiều nội dung tuyên truyền thiết thực nhƣ:

+ Đã tiến hành thu thập thông tin làm phóng sự tuyên truyền cho các doanh nghiệp đƣợc bình chọn thƣơng hiệu mạnh và xây dựng đƣợc 05 video clip về 5 doanh nghiệp có số điểm bình chọn cao nhất để phát giới thiệu tại buổi truyền hình trực tiếp Lễ tôn vinh thƣơng hiệu mạnh tỉnh Hải Dƣơng năm 2009;

+ Xây dựng và phát sóng đƣợc 15 tin và phóng sự cho các doanh nghiệp về hoạt động xây dựng, duy trì và phát triển thƣơng hiệu cũng nhƣ những hoạt động xúc tiến tham gia chƣơng trình bình chọn thƣơng hiệu mạnh trên Đài truyền hình tỉnh.

+ Đăng tải đƣợc 10 lƣợt tin, bài tuyên truyền về các doanh nghiệp tham gia Chƣơng trình bình chọn thƣơng hiệu mạnh trên Báo Hải Dƣơng;

+ Đăng tải, giới thiệu thƣờng xuyên về chƣơng trình Bình chọn thƣơng hiệu mạnh của tỉnh trong các chƣơng trình quảng cáo hàng ngày của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trong suốt thời gian từ tháng 10-12/2009.

2.1.1.3. Bình chọn và tôn vinh Thương hiệu mạnh tỉnh Hải Dương năm 2009.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Công thƣơng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Báo Hải Dƣơng, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Hội doanh nghiệp trẻ và Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức Chƣơng trình bình chọn Thƣơng hiệu mạnh và tổ chức truyền hình trực tiếp Lễ tôn vinh thƣơng hiệu mạnh cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Cụ thể nhƣ:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết làm căn cứ để triển khai các hạng mục công việc đạt ra (Kế hoạch số 08/KH-KHCN, ngày 17 tháng 7 năm 2009);

- Ban hành Quyết định số 116/QĐ-KHCN ngày 03/8/2009 thành lập ra Ban tổ chức để chỉ đạo triển khai chƣơng trình với đại diện lãnh đạo của 10 sở, ngành tham gia, trong đó Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì. Các sở, ngành khác tham gia vào Ban tổ chức đều là những đơn vị có hoạt động chuyên môn gắn với nội dung đƣợc đƣa vào tiêu chí bình chọn.

- Về nội dung xây dựng bộ tiêu chí bình chọn thƣơng hiệu mạnh:

+ Thực hiện nội dung xây dựng tiêu chí bình chọn “Thƣơng hiệu mạnh tỉnh Hải Dƣơng”, Sở KH&CN đã ban hành Quyết định số 155/QĐ-KHCN ngày 2/11/2009 để thông qua “Quy chế Bình chọn thƣơng hiệu mạnh tỉnh Hải Dƣơng năm 2009”. Nội dung Quy chế không chỉ xác định mục đích, đối tƣợng tham gia, quy trình bình chọn, hình thức ghi nhận, tôn vinh cho các thƣơng hiệu đƣợc bình chọn mà còn đƣa ra 10 tiêu chí làm cơ sở để Ban tổ chức đánh giá, cho điểm cho các thƣơng hiệu qua 4 vòng bình chọn, các tiêu chí đƣợc xây dựng, ban hành gồm:

1. Tiêu chí về thực hiện hoạt động đăng ký bảo hộ quyền SHCN; 2. Tiêu chí về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;

3. Tiêu chí về áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

4. Tiêu chí về thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp;

5. Tiêu chí về hoạt động xây dựng, tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu; 6. Tiêu chí về các thành tích và các giải thƣởng mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc ở trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế;

7. Tiêu chí về hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

8. Tiêu chí về việc chấp hành pháp luật và thực hiện các hoạt động xã hội khác của doanh nghiệp;

9. Tiêu chí về hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp;

10. Tiêu chí về uy tín của thƣơng hiệu do ngƣời tiêu dùng bình chọn. Những tiêu chí này đƣợc đánh giá theo hệ số điểm khác nhau. Trong đó tiêu chí về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, thị trƣờng của doanh nghiệp và uy tín của thƣơng hiệu với ngƣời tiêu dùng đƣợc đánh giá điểm theo hệ số 2. Các tiêu chí còn lại đƣợc đánh giá hệ số 1. Tổng số điểm của các tiêu chí để xét bình chọn, đánh giá là 160 điểm. Doanh nghiệp đƣợc bình chọn Thƣơng hiêu mạnh phải đạt điểm số 80 trở lên và tại thời điểm bình chọn phải là doanh nghiệp không vi phạm pháp luật…

Tiến hành thu thập thông tin kết quả hoạt động của đủ 100 doanh nghiệp theo mục tiêu đề án đạt ra trong năm. Trong 100 doanh nghiệp đƣợc thu thập thông tin, xét theo loại hình doanh nghiệp có 33 công ty cổ phần, 52 công ty sở hữu công nghiệp, 5 doanh nghiệp tƣ nhân và 5 doanh nghiệp thuộc loại hình khác. Xét theo lĩnh vực thì nhóm vật liệu xây dựng có 15 doanh nghiệp, nhóm thực phẩm và chế biến thực phẩm có 11 doanh nghiệp, nhóm điện, điện tử có 10 doanh nghiệp, may mặc có 7 doanh nghiệp và 53 doanh nghiệp thuộc rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.

Căn cứ vào kết quả thu thập thông tin của 100 doanh nghiệp nêu trên và căn cứ vào ý kiến đề xuất của các sở, ngành là những cơ sở quan trọng để lựa chọn ra 70 doanh nghiệp tham gia chƣơng trình Bình chọn thƣơng hiệu.

Kết quả sau một tháng lựa chọn, bình xét từ cơ sở, trên cơ sở kết quả thu thập thông tin của 100 doanh nghiệp, các sở, ngành có liên quan và Phòng Công thƣơng các huyện, thành phố đã lựa chọn, đề xuất đƣợc 70 doanh nghiệp tham gia chƣơng trình bình chọn thƣơng hiệu mạnh của tỉnh.

Thống kê theo địa bàn hành chính:

- Thành phố Hải Dƣơng có: 32 doanh nghiệp tham gia; - Huyện Chí Linh có: 03 doanh nghiệp tham gia;

- Huyện Kinh Môn có: 07 doanh nghiệp tham gia - Huyện Cẩm Giàng có: 04 doanh nghiệp tham gia - Huyện Tứ Kỳ có: 05 doanh nghiệp tham gia - Huyện Bình Giang có: 02 doanh nghiệp tham gia - Huyện Nam Sách có: 09 doanh nghiệp tham gia - Huyện Kim Thành có: 04 doanh nghiệp tham gia - Huyện Gia Lộc có: 02 doanh nghiệp tham gia - Huyện Thanh Hà có: 02 doanh nghiệp tham gia

Thống kê theo loại hình doanh nghiêp: Công ty cổ phần: 25; Công ty TNHH: 34; Doanh nghiệp tƣ nhân có: 04; Loại hình khác: 07

Các doanh nghiệp có thƣơng hiệu đƣợc lựa chọn tham gia vào vòng bình chọn thông qua việc lấy ý kiến ngƣời tiêu dùng đƣợc phân ra thành 4 nhóm sau: Nhóm vật liệu xây dựng có: 5; Nhóm sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm: 14; Nhóm cơ khí/điện: 16; Nhóm khác: 5

Ban tổ chức đã tiến hành họp vòng chung kết nhằm đánh giá và bình chọn ra 13 doanh nghiệp có thƣơng hiệu tiêu biểu để tiến hành tôn vinh cho các doanh nghiệp:

1) Công ty xi măng Hoàng Thạch; 2) Công ty cổ phần Lilama 69-3;

3) Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng, Chi nhánh Hải Dƣơng; 4) Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công;

5) Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dƣơng. 6) Công ty cổ phần Dƣợc vật tƣ y tế Hải Dƣơng;

7) Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dƣơng; 8) Công ty cổ phần Đá mài Hải Dƣơng;

9) Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dƣơng;

10) Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng; 11) Viễn thông Hải Dƣơng (VNPT Hải Dƣơng);

12) Chi nhánh Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel Hải Dƣơng); 13) Công ty TNHH Gia Bảo.

Việc tuyên truyền thƣờng xuyên, liên tục với nhiều hình thức khác nhau đã có tác dụng nhiều mặt: nâng cao đƣợc nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc, chủ doanh nghiệp và đông đảo quần chúng. Bƣớc đầu chống lại hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tránh vi phạm quyền của ngƣời khác, góp phần tích cực vào việc khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của đơn vị sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền đó cũng góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)