Thực hiện nghiên cứu tại cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.1. Bảo hộ sở hữu công nghiệp – một công cụ thực hiện chính sách khoa học và

3.1.3. Thực hiện nghiên cứu tại cộng đồng

Chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia, nhƣng Nhà nƣớc giao một tổ chức đại diện cộng đồng dân cƣ trong một vùng địa lý quản lý. Để một sản phẩm đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì đòi hỏi có hai điều kiện tiên quyết:

- Điều kiện tự nhiên: về địa chất, thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn...

Luận văn chứng minh nhận định việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã thúc đẩy việc nghiên cứu tại cộng đồng qua trƣờng hợp bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà, Hải Dƣơng, thông qua dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thanh Hà” cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Hải Dương.

Huyện Thanh Hà là một trong những huyện có điều kiện đất đai tự nhiên thuận lợi để phát triển cây vải thiều. Vải thiều Thanh Hà là một đặc sản của Hải Dƣơng có đặc điểm và chất lƣợng ngon khác hẳn các loại vải thiều hiện có trên toàn quốc, do vậy vải thiều Thanh Hà cũng đã trở thành đặc sản của Việt Nam gắn với địa danh thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà

Xây dựng, xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý là bƣớc đi rất quan trọng và có ý nghĩa. Nhƣng quan trọng hơn đó là làm thế nào để bảo vệ, giữ gìn và phát triển đƣợc giá trị của chỉ dẫn một cách lâu dài, bền vững. Trên thực tế, việc quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà ở địa phƣơng vẫn còn nhiều hạn chế về: giao dịch, thực hiện các quy trình kỹ thuật, công tác tổ chức thực hiện đến từng hộ dân, nhận thức của ngƣời dân về tài sản sở hữu trí tuệ do những nguyên nhân mà dự án cần phải tập trung giải quyết, cụ thể nhƣ sau:

- Hệ thống các công cụ và phƣơng tiện quản lý nội bộ của chỉ dẫn địa lý còn thiếu, chƣa đồng bộ và chƣa hoàn thiện.

- Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống quản lý bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý - Việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các thành viên hiệp hội còn chậm đƣợc triển khai thực hiện

- Nhận thức của đa số ngƣời dân về lợi ích lâu dài của chỉ dẫn địa lý còn hạn chế. Ngƣời dân chƣa biết cách khai thác các giá trị do chỉ dẫn địa lý mang lại.

- Mô hình quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý đƣợc xây dựng năm 2007 mới thực hiện ở quy mô nhỏ.

- Năng lực của Hiệp hội còn yếu, chƣa đảm nhận một cách đầy đủ trọng trách của mình.

- Hoạt động kết nối và tổ chức các kênh phân phối cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa còn kém hiệu quả.

Mục tiêu chung của dự án: Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều, phát huy hiệu quả của chỉ dẫn địa lý nâng cao giá trị cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển vùng sản phẩm đặc sản.

Các mục tiêu cụ thể của dự án:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, sản xuất, thƣơng mại và hệ thống kiểm soát chất lƣợng cho sản phẩm vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà của tỉnh Hải Dƣơng. Bao gồm các hệ thống quản lý bên trong và hệ thống quản lý bên ngoài của chỉ dẫn địa lý.

- Nghiên cứu thị trƣờng, quảng bá và giới thiệu phát triển giá trị quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà của tỉnh Hải Dƣơng.

- Thiết lập và tổ chức mạng lƣới các kênh phân phối sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà đến ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc trên cơ sở phát huy lợi thế đặc thù về danh tiếng, chất lƣợng của sản phẩm mang chỉ dẫn.

- Tổ chức triển khai vận hành mô hình quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý theo hệ thống các công cụ quản lý đã thiết lập với quy mô 2 xã.

Hiệu quả về mặt khoa học

- Dự án đƣợc triển khai đã giúp cho cán bộ của Hiệp hội, cán bộ địa phƣơng, các hội viên hiểu biết thêm về quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia thực hiện dự án kiến thức, kinh nghiệm triển khai các dự án. Dự án đã tuyên truyền quảng bá về Hiệp hội đến các hội viên và các hộ nông dân trong khu vực hiểu và nắm đƣợc quyền và lợi ích khi tham gia Hiệp hội;

- Kết quả của dự án đã khắc phục đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà của địa phƣơng, tạo điều kiện cho các hộ dân trồng vải trên địa bàn huyện Thanh Hà nâng cao giá trị sản xuất.

Thông qua các lớp tập huấn đã hƣớng dẫn cho các hộ nông dân, hội viên Hiệp hội nắm và hiểu đƣợc các văn bản quản lý về chỉ dẫn địa lý góp

phần vào việc gìn giữ và bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sản vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dƣơng.

Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội

- Kết quả thực hiện Dự án: Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Hải Dƣơng đã góp phần duy trì và phát triển thƣơng hiệu vải thiều Thanh Hà, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy sản xuất phát triển tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho ngƣời sản xuất sản phẩm vải thiều Thanh Hà.

- Mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý đã giúp Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và địa phƣơng giải quyết đƣợc những tồn tại, vƣớng mắc trong việc phát triển chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà, cụ thể là:

+ Xây dựng và đƣa vào vận hành hệ thống phƣơng tiện quản lý, quy trình, quy chế quản lý; giúp nâng cao kiến thức và khả năng tự tổ chức quản lý nội bộ chỉ dẫn địa lý.

+ Trong công tác quản lý và vận hành đảm bảo hiệu quả trong công tác kiểm soát chất lƣợng và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm một cách hiệu quả và khoa học.

+ Chuẩn hoá đƣợc quy trình kỹ thuật canh tác vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà giúp cho ngƣời dân nâng cao kỹ năng canh tác và tổ chức sản xuất, thúc đẩy hoạt động thƣơng mại, giúp tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

- Kết quả Dự án góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành, và ngƣời dân địa phƣơng về sở hữu trí tuệ và thúc đẩy Sở hữu trí tuệ ở các địa phƣơng, tạo cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm vải thiều Thanh Hà với thị trƣờng trong nƣớc và Quốc tế.

- Kết quả và kinh nghiệm về tổ chức thực hiện Dự án là cơ sở và kinh nghiệm để các địa phƣơng có thể tham khảo áp dụng trong việc hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm khác của nƣớc ta nói chung và của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng.

Nhƣ vậy, qua việc nghiên cứu này cho thấy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đã thúc đẩy việc nghiên cứu tại cộng đồng các cá nhân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)