CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
3.2. Bảo hộ sở hữu công nghiệp – một công cụ tác động trở lại quá trình hoạch
3.2.2. Bổ khuyết thông tin khoa học và công nghệ
Thông tin KH&CN là toàn bộ các tƣ liệu dạng văn bản, hình ảnh, ngôn ngữ phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Thông tin KH&CN bao gồm các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, các cơ cấu, máy móc, các chất đã đƣợc sáng tạo ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Thông tin KH&CN cho biết rõ bản chất, nguồn gốc, nguyên tắc vận hành, hoạt động của máy móc, thiết bị công nghệ hoặc quy trình phát triển và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu công nghệ.
Nhƣng qua nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy thông tin KH&CN thiếu hai tiêu chí cơ bản: kịp thời và đầy đủ.
Để chứng minh cho nhận định này, Luận văn xin khảo sát các đơn nhãn hiệu do cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nộp, nhƣng đã bị Cục SHTT từ chối bảo hộ.
Trƣớc hết, thông tin nhãn hiệu đƣợc thiết lập và phát triển thành một hệ thống nhỏ trong hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp. Hệ thống thông tin nhãn hiệu đƣợc hiểu là toàn bộ các thông tin về các dấu hiệu của mẫu nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, và thông tin về tình trạng pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu đƣợc ghi nhận trong quá trình thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Cụ thể là: các tƣ liệu chứa thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu và các thông tin có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu do cơ quan SHTT quốc gia hoặc quốc tế tạo ra trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Thông tin nhãn hiệu bao gồm các tư liệu sau:
+ Thông tin về Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
+ Thông tin về Công bố Đơn và Công bố Văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp;
+ Thông tin quy trình tiếp nhận, xử lý đơn nhãn hiệu;
+ Thông tin khác: quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, từ điển, sách, báo, tạp chí liên quan, phƣơng tiện truyền hình, truyền thông, Internet,v.v
Nhƣ vậy, nếu thông tin nhãn hiệu thiếu tính kịp thời và đầy đủ thì có thể gây thiệt hại cho cá nhân và doanh nghiệp, xin lƣu ý nếu các lỗi tại mục 3.2.1. là do chủ quan của các nhà nghiên cứu thì lỗi trong mục này không thuộc các cá nhân và doanh nghiệp mà thuộc về cơ quan quản lý KH&CN, nơi có trách nhiệm cung cấp thông tin KH&CN cho công chúng.
Trong Chƣơng 2, Luận văn đã nêu một số thông tin trong tổng số thông tin hiện đang đăng trên website của Sở KH&CN chỉ phục vụ các nhà quản lý, tuyên truyền, còn các doanh nghiệp khó có thể thu nhận đƣợc gì nếu chỉ nhìn vào thông tin này, ví dụ doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nguồn thông tin này để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với hy vọng đơn của mình không bị Cục SHTT từ chối bảo hộ.
Theo số liệu do Cục SHTT quản lý cập nhật đến ngày 15.3.2013, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đã có 1724 đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có 873 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đƣợc cấp. Nhƣ vậy, tỷ lệ đăng ký thành công của các nhãn hiệu là 50,6%. 8
Luận văn xin khảo sát một số trƣờng hợp các đơn nhãn hiệu do các doanh nghiệp trong tỉnh nộp bị Cục SHTT từ chối bảo hộ để chứng minh nhận định thông tin KH&CN thiếu tính kịp thời và đầy đủ.
1. Từ chối bảo hộ nhãn hiệu “STS S T S SS, HÌNH”
8 Luận văn sử dụng nghiên cứu của ThS Hoàng Lan Phƣơng (2013), Phân tích việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Phụ lục bài giảng Tổng quan về Sở hữu trí tuệ, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội, 2013
Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu “STS S T S SS, HÌNH” cho các sản phẩm thuộc nhóm 09 và 35 do Công ty TNHH điện khí YOU TAI có trụ sở tại Khu công nghiệp Lai Cách, huyện Cẩm Giàng nộp vào 25.01.2010.
Sau thời gian thẩm định nội dung, ngày 22.03.2012, Cục SHTT đã thông báo kết quả thẩm định nội dung và từ chối bảo hộ nhãn hiệu này vì nhãn hiệu này đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “S T S, HÌNH” đang còn hiệu lực bảo hộ cho các sản phẩm thuộc nhóm 09 và 12 do ông Trần Văn Tuấn có địa chỉ tại Tổ 1, Xóm 3, Phƣờng Lĩnh Nam, Thành phố Hà Nội làm chủ sở hữu.
2. Từ chối bảo hộ nhãn hiệu “THIÊN TIÊN SA”
Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu “THIÊN TIÊN SA” cho sản phẩm thuộc nhóm 05 và 40 do Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Tiên Sa - Thytisa có trụ sở tại 13/90 Khu đô thị Phía Đông, Phƣờng Hải Tân, Thành phố Hải Dƣơng nộp cho Cục SHTT vào ngày 29.03.2010. Đây là đơn yêu cầu bảo hộ thành phần phân biệt của tên thƣơng mại làm nhãn hiệu.
Sau thời gian thẩm định nội dung, Cục SHTT đã ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu này đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu “TIÊN SA NYMPH” cho các sản phẩm thuộc nhóm 05 và 44 do Công ty cổ phần đầu tƣ Đông dƣợc Tiên sa có trụ sở tại số 4Đ, Phố Bùi Thị Xuân, Phƣờng Thanh Nghị, Thành phố Hải Dƣơng làm chủ sở hữu.
3. Từ chối bảo hộ nhãn hiệu “ĐẠI CƯỜNG POWER, HÌNH”
Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu “ĐẠI CƢỜNG POWER, HÌNH” do Công ty cổ phần Đại Cƣờng có trụ sở tại Khu công nghiệp I, xã Thạch Khôi, thành phố Hải Dƣơng đề nghị bảo hộ cho các sản phẩm thuộc nhóm 12, 32, 35 và 37.
Nhãn hiệu này đã “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” mà cụ thể ở đây là “tƣơng tự về cấu trúc” và “tƣơng tự về cách trình bày” với nhãn hiệu “ĐẠI CƢỜNG, HÌNH” cho sản phẩm thuộc nhóm 35 do Công ty Cổ phần Đại Cƣờng có trụ sở tại Thôn Tân Lập, Xã Phƣơng Hƣng, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dƣơng làm chủ sở hữu.
Trong trƣờng hợp này có thể thấy rằng hai doanh nghiệp là chủ sở hữu của hai nhãn hiệu này có trụ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, có cùng một tên thƣơng mại “Công ty Cổ phần Đại Cường” và cùng lấy thành phần phân biệt của tên thƣơng mại “Đại Cƣờng” để đăng ký làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Đại Cƣờng có trụ sở tại Khu công nghiệp I, xã Thạch Khôi, thành phố Hải Dƣơng đã nộp đơn vào ngày 24.12.2010, muộn hơn so với Công ty Cổ phần Đại Cƣờng có trụ sở tại Thôn Tân Lập, Xã Phƣơng Hƣng, Huyện Gia Lộc nên đã bị từ chối bảo hộ.
Để tìm hiêu về vấn đề này, tác giả Luận văn đã tiesn hành phỏng vấn đại diện một doanh nghiệp có đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, nhƣng đã bị Cục SHTT từ chối bảo hộ.
Câu hỏi: Thưa Bà, được biết doanh nghiệp do Bà là giám đốc đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, nhưng đã bị Cục SHTT từ chối bảo hộ, xin Bà cho biết: Bà đã dựa vào các nguồn thông tin nào để trước khi nộp đơn?
Trả lời: Chúng tôi vô cùng khó hiểu và cũng không biết làm thế nào để nhãn hiệu do mình đề nghị được bảo hộ, trước khi nộp đơn chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ Luật SHTT và biết rằng đơn của mình sẽ bị từ chối nếu có 1 người khác đã nộp đơn trùng hoặc tương tự chỉ trước đó 1 ngày. Nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để biết rằng trước đó đã có người nộp/chưa nộp đơn trùng hoặc tương tự. Hậu quả là, như anh đã biết doanh nghiệp chúng tôi đã đưa ra thị trường sản phẩm mang nhãn hiệu trong 2 năm, đã chi phí tốn kém cho quảng cáo trên TV, báo chí... mà
đến nay lại phải hủy nhãn hiệu vì không được Cục SHTT bảo hộ.
(Nữ, 45 tuổi, giám đốc doanh nghiệp chế biến thực phẩm) Nhƣ vậy, các trƣờng hợp đơn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ vừa nêu trên đều xất phát từ nguyên nhân: các doanh nghiệp bị thiếu thông tin, không thể tra cứu từ bất kỳ nguồn thông tin nào để có thể biết đơn đăng ký nhãn hiệu của mình có hiệu quả hay không.
Hiện tại website của Sở KH&CN tỉnh không có các thông tin để phục vụ doanh nghiệp tra cứu trƣớc khi tiến hành nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả Luận văn đã thử vào thƣ viện IPLib trong website do Cục SHTT quản lý, đây đƣợc coi là trang thông tin KH&CN về sở hữu công nghiệp tốt nhất quốc gia hiện nay, nó gồm có các thông tin về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Nhƣng thực tế là các thông tin trên IPLib bị lạc hậu đến khoảng gần 2 tháng, mà nhƣ đã biết theo quy định của Luật SHTT thì theo nguyên tắc văn bằng chỉ đƣợc cấp cho ngƣời nộp đơn đầu tiên.
Để có số liệu hoàn thành Luận văn này, tác giả Luận văn phải tìm cách khác: trực tiếp liên hệ với cơ quan quản lý thông tin về KH&CN của Cục SHTT để lấy thông tin, tất nhiên việc lấy thông tin theo cách này cũng không gặp bất kỳ khó khăn nào, nhƣng cũng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có điều kiện trực tiếp đến Cục SHTT để lấy thông tin.
3.2.3. Thị trường chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Luận văn đã khảo sát mục này từ các nguồn thông tin:
Tại mục Thị trường công nghệ chỉ có duy nhất 01 bài Siết chặt quản lý sản xuất gạch nung cập nhật ngày 21.3.2011 với nội dung không liên quan đến thị trƣờng công nghệ: Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh yêu cầu đình chỉ hoạt động và tháo dỡ các cơ sở vật chất sản xuất gạch (không kể tuynel) trƣớc ngày 30-6-2011 khi vi phạm một số điều kiện
nhƣ: không đƣợc UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện cho phép xây dựng; lò gạch nằm trên địa bàn các phƣờng của TP Hải Dƣơng và thị xã Chí Linh; ở sát khu dân cƣ dƣới 200 mét; không còn vùng nguyên liệu đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt...9
Tại mục Chợ công nghệ (Techmart)10 cập nhật 28.9. 2010 với nội dung: Tại Techmart thủ đô năm nay, tỉnh Hải Dƣơng có 11 doanh nghiệp tham gia với tổng số 14 gian hàng trƣng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghê đƣợc bố trí thống nhất trong khu trƣng bày của tỉnh đó là các doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển công nghệ Active-IT, Công ty cổ phần xây dựng và thƣơng mại Trƣờng Phát, Công ty cổ phần Đoàn Minh Công, Công ty TNHH Hùng Dũng, Công ty cổ phần ong mật Việt Ý, Công ty TNHH Dũng Tiến, Công ty TNHH Đức Trƣờng, Công ty cổ phần Việt Hàn, Công ty cổ phần thêu may Minh Tú, Công ty TNHH Bảo Nguyên và Nhà may Việt Tiến. Các sản phẩm/dịch vụ và công nghệ mà các doanh nghiệp của tỉnh mang tới trƣng bày, giới thiệu tại hội chợ cũng khá phong phú. Đó là các sản phẩm thuộc về các lĩnh vực nhƣ: công nghệ thông tin; công nghệ sản xuất gạch không nung; công nghệ sản xuất và các sản phẩm điện, điện tử phục vụ cho ô tô, xe máy, công nghệ sản xuất mái vòm chất liệu mới, các sản phẩm ngành in, may mặc thời trang, quạt điện và một số sản phẩm truyền thống của địa phƣơng nhƣ: bánh đậu xanh, các sản phẩm thêu ren...
Nhƣ vậy, có thể thấy tại Hải Dƣơng mới chỉ tồn tại thị trƣờng công nghệ ở dạng các sản phẩm đƣợc áp dụng công nghệ chứ chƣa có việc trao đổi, mua bán công nghệ.
Qua khảo sát thực tiễn tại 4 doanh nghiệp đang là chủ sở hữu sáng chế/giải pháp hữu ích, kết quả cho thấy cả 4 doanh nghiệp này chỉ sử dụng sáng chế của mình mà không chuyển giao cho bất kỳ chủ thể nào, mặc dù theo quan sát của tác giả Luận văn, có nhiều doanh nghiệp khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. 9 Theo http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3325:sit-cht-qun- ly-sn-xut-gch-nung&catid=98:th-trng-cong-ngh&Itemid=160 10 Theo http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2683:hi-dng-vi- techmart-th-o&catid=57:techmart-softmart-&Itemid=161
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn 1 doanh nghiệp không có sáng chế đƣợc bảo hộ.
Câu hỏi: Thưa Ông, được biết doanh nghiệp của Ông đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, chắc Ông cũng biết doanh nghiệp X cũng hoạt động trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp của Ông đang là chủ một giải pháp hữu ích, theo đó chất lượng sản phẩm được khẳng định, Ông có nhu cầu mua quyền sử dụng giải pháp hữu ích này từ doanh nghiệp X không?
Trả lời: Đây là lần đâu tiên tôi nghe thấy có chuyện mua mua quyền sử dụng giải pháp hữu ích, doanh nghiệp của tôi chế biến thực phẩm theo phương pháp truyền thống từ mấy đời nay, chúng tôi nắm bí quyết công nghệ của riêng mình, chúng tôi không cần mua quyền sử dụng giải pháp hữu ích từ bất kỳ ai, cũng chưa có cơ quan nào đến thu mẫu hàng của chúng tôi để kiểm tra các thành phần có trùng với hàng của doanh nghiệp X hay không. Như anh đang quan sát thấy số lượng khách hàng của chúng tôi không thua kém doanh nghiệp X, doanh nghiệp chúng tôi lấy phong cách phục vụ và chữ tín làm đầu, xin nói thật: hàng ngon nhưng phong cách phục vụ kém thì cũng như đuổi khách hàng đi.
(Nam, 59 tuổi, chủ doanh nghiệp chế biến thực phẩm) Qua đây cho thấy:
- Doanh nghiệp không có nhu cầu mua sáng chế/giải pháp hữu ích hay bí quyết công nghệ. Khi không có ngƣời mua thì đƣơng nhiên không tồn tại thị trƣờng công nghệ, mặc dù có thể tồn tại hàng hóa (công nghệ) và ngƣời bán công nghệ);
- Doanh nghiệp nắm bí quyết công nghệ, bí quyết này có thể trùng hoặc tƣơng đƣơng với giải pháp kỹ thuật đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, theo quy định của Luật SHTT thì đƣơng nhiên doanh nghiệp có quyền sử dụng trƣớc.
- Không thể thu mẫu hàng hóa của doanh nghiệp để kiểm tra, phân tích xem thành phần %, quy trình chế biến có trùng với giải pháp kỹ thuật đƣợc bảo hộ hay không, giả định rằng có trùng với giải pháp kỹ thuật đƣợc bảo hộ thì cũng khó xử lý vì theo phƣơng pháp sản xuất truyền thống doanh nghiệp không có thói quen ghi chép, lƣu giữ sổ sách… và nhƣ vậy khó có thể phán xét giải pháp kỹ thuật mà doanh nghiệp đang tiến hành có trƣớc hay có sau khi giải pháp kỹ thuật của doanh nghiệp khác đƣợc bảo hộ. Nhƣ vậy, việc phán xét quyền sử dụng trƣớc đối với sáng chế theo quy định của Luật SHTT bị bỏ ngỏ.
Qua đây cho thấy, khó có thể phát triển đƣợc thị trƣờng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại tỉnh Hải Dƣơng, ít nhất là thị trƣờng trong phạm vi các ngành sản xuất truyền thống nhƣ chế biến thực phẩm, nông sản.
Nhƣ vậy, để hình thành và phát triển thị trƣờng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, nâng cao giá trị thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp đang là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý KH&CN.
3.3. Đánh giá tác động của bảo hộ sở hữu công nghiệp đến chính sách khoa học và công nghệ khoa học và công nghệ
3.3.1. Đánh giá tác động dương tính
Qua khảo sát thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, việc bảo hộ sở hữu công nghiệp với tƣ cách nhƣ là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách KH&CN, sự tác động dƣơng tính này thể hiện trên các khía cạnh:
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy việc nghiên cứu, trƣớc hết là nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp. Đứng trƣớc nhu cầu của thị trƣờng,