Thực hiện nghiên cứu tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 71 - 74)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.1. Bảo hộ sở hữu công nghiệp – một công cụ thực hiện chính sách khoa học và

3.1.1. Thực hiện nghiên cứu tại doanh nghiệp

Việc thay đổi cơ cấu công nghệ trong sản xuất, sự đồng bộ hóa các công nghệ hiện có trong doanh nghiệp, các công nghệ này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau đã đƣợc các nhà nghiên cứu nhắc đến. [20;58]

Trong tác phẩm Chính sách công nghệ và hiệu suất kinh tế: Bài học từ Nhật Bản, Freeman nhắc đến việc bảo hộ quyền sở hữu đối với các kết quả nghiên cứu ứng dụng đƣợc tiến hành bởi các doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, Freeman cũng cho rằng nếu ngƣời nghiên cứu ứng dụng không đƣợc sở hữu kết quả nghiên cứu của mình, nếu các kết quả nghiên cứu ứng dụng trở thành tài sản chung của xã hội thì sẽ làm thui chột khả năng nghiên cứu ứng dụng ở doanh nghiệp, bài học từ Nhật Bản trong vấn đề này là: bảo hộ kết quả nghiên cứu ứng dụng, đó là tài sản trí tuệ riêng của doanh nghiệp.[18;51]

Trong trƣờng hợp này, Nhà nƣớc chỉ can thiệp bằng chính sách KH&CN, Nhà nƣớc không cần đặt ra bất cứ kế hoạch nghiên cứu nào, mà để doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng để đặt ra kế hoạch nghiên cứu.

Chính sách KH&CN đặt ra việc bảo hộ kết quả nghiên cứu thông qua bảo hộ sáng chế, đồng thời việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có tác dụng nhƣ một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách KH&CN. Luận văn chứng minh nhận định này qua khảo sát thực tiễn việc bảo hộ sáng chế tại Hải Dƣơng.

Số liệu thông tin KH&CN do Cục SHTT cung cấp (cập nhật đến 31.3.2013) qua nguồn điều tra riêng của tác giả Luận văn cho thấy:

- Từ 2002 đến 31.3.2013 đã có 21 đơn do các cá nhân/doanh nghiệp Hải Dƣơng nộp yêu cầu bảo hộ các giải pháp kỹ thuật;

- Trong số 21 giải pháp kỹ thuật yêu cầu đƣợc bảo hộ có 9 sáng chế và 12 giải pháp hữu ích (sau đây gọi tắt là sáng chế);

- Tổng số có 7 văn bằng/21 đơn yêu cầu đƣợc cấp bảo hộ các giải pháp kỹ thuật;

- Có 6/21 giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT từ chối bảo hộ hoặc tác giả tự rút đơn yêu cầu bảo hộ;

- Có 4/21 giải pháp kỹ thuật bị Cục SHTT dự định từ chối bảo hộ; - Số còn lại đang trong giai đoạn thẩm định nội dung.

Điểm đáng lƣu ý là qua khảo sát cho thấy không có bất kỳ một doanh nghiệp lớn nào là tác giả của các giải pháp kỹ thuật đã nộp đơn yêu cầu Cục SHTT bảo hộ sáng chế, nhƣ vậy có thể nhận định: các cá nhân và doanh nghiệp tự nghiên cứu ứng dụng mà không phụ thuộc vào kế hoạch nghiên cứu của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Qua khảo sát cũng cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nhƣng chỉ có 3 doanh nghiệp là chủ các bằng độc quyền sáng chế, trong đó Công ty TNHH Gia Bảo là chủ sở hữu 3 bằng, Công ty Cổ phần Quê Hƣơng chủ sở hữu 1 bằng, ông Đào Quang Chuyện chủ sở hữu 1 bằng sáng chế.

Luận văn xin khảo sát trƣờng hợp Công ty TNHH Gia Bảo.

Công ty TNHH Gia Bảo đƣợc thành lập năm 1995 từ một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất bánh và bột đậu xanh, công ty đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thị trƣờng mới, sản phẩm của công ty gặp không ít khó khăn. Năm 1999, Công ty đã nghiên cứu thành công đề tài

“Nâng cao chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường” đối với sản phẩm bánh đậu xanh bằng việc dùng dầu thực vật thay mỡ lợn vào thành phần của

bánh. Đề tài này đã đƣợc Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dƣơng đánh giá cao và đƣợc cấp bằng Khoa học kỹ thuật đứng thứ nhì toàn tỉnh năm 1999.

Để sản phẩm chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng, công ty đã chủ trƣơng xây dựng thƣơng hiệu bằng chất lƣợng và chữ tín. Vì vậy, doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (nay thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008), từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến khâu sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trƣờng. Trong những năm qua, công ty không ngừng nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới theo xu hƣớng thị trƣờng, đồng thời cải tiến chất lƣợng và sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Năm 2005, công ty phát triển sản phẩm hộp bánh đậu xanh kiểu chĩnh vàng, sản phẩm này đã đƣợc cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Từ năm 2009, công ty tiếp tục mở rộng sang sản xuất nƣớc uống tinh khiết và trà thảo mộc.

Điểm đáng lƣu ý là Công ty TNHH Gia Bảo là chủ sở hữu của 3/7 Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (chiếm gần 50%) mà Cục SHTT đã cấp cho cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

Luận văn xin phân tích 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích có liên quan đến nhau. Về mặt lý thuyết sáng chế cho thấy tồn tại 3 dạng giải pháp kỹ thuật, đó là:

- Dạng 1: vật thể; - Dạng 2: chất thể;

- Dạng 3: quy trình. [1;22]

Phạm vi bảo hộ càng lớn nếu sáng chế tồn tại ở nhiều dạng, khi phạm vi bảo hộ lớn thì khả năng ngăn cấm, phạm vi độc quyền của chủ sở hữu sáng chế càng lớn và do đó lợi nhuận thu đƣợc từ sáng chế sẽ lớn hơn. Khảo sát và phân tích 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích do Công ty TNHH Gia Bảo là chủ sở hữu, Luận văn nhận thấy:

- Giải pháp hữu ích số 2-0000707-000 có tên Bột đậu đen uống liền,

giải pháp hữu ích này đề cập đến bột đậu đen uống liền bao gồm bột đậu đen cả vỏ, cùi dừa khô, lạc, đƣờng và tinh dầu chuối với tỷ lệ tuỳ thuộc vào nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

- Giải pháp hữu ích số 2-0000618-000 có tên Bột đậu đen uống liền và quy trình sản xuất. Giải pháp hữu ích này đề cập đến bột đậu đen uống liền bao gồm bột đậu đen, cùi dừa khô, lạc, đƣờng và tinh dầu chuối theo tỷ lệ thành phần nhƣ sau (% khối lƣợng) : + Bột đậu đen 36-42 + Đƣờng 41-46 + Cùi dừa 9-11 + Lạc 4,5-5,5 + Dầu chuối 0,06-0,1

và quy trình sản xuất bột đậu đen uống liền này.

Qua khảo sát cho thấy giải pháp hữu ích Bột đậu đen uống liền và quy trình sản xuất có phạm vi bảo hộ rộng hơn, cụ thể hơn và qua đó (nhƣ đã phân tích) có thể sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nhƣ vậy, có thể thấy việc đƣợc bảo hộ các kết quả nghiên cứu thông qua cấp bằng độc quyền sáng chế đã thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng tại các doanh nghiệp, có hai yếu tố tác động tích cực đến quá trình này:

- Nhu cầu của thị trƣờng;

- Việc bảo hộ kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)