CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
2.2. Tác động âm tính của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu
2.2.3. hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tồn tại trên thị trƣờng:
trường: lỗi từ khâu hoạch định chính sách
Trong các báo cáo của cơ quan quản lý có thẩm quyền không thấy nhắc đến việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài, nhƣng trên thực tế bất kỳ ngƣời tiêu dùng nào cũng không khó khăn để nhận thấy
hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc mang yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn tồn tại trên thị trƣờng tỉnh Hải Dƣơng.
Luận văn xin phân tích nhận định này qua trƣờng hợp xe máy có xuất xứ từ Trung Quốc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp và nhận thấy lỗi từ khâu hoạch định chính sách.
Trƣớc khi gia nhập WTO, bằng sự nỗ lực cao nhất, trong một khoảng thời gian ngắn nhất, Việt Nam đã ban hành đƣợc Luật SHTT, là một trong những cơ sở cho việc đàm phán gia nhập WTO. Điều 216.1. Luật SHTT quy định về “Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT”, theo đó các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT bao gồm: Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT; Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT. Cần lƣu ý là chúng ta quy định việc kiểm soát cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến SHTT. Mặt khác cũng cần lƣu ý rằng, theo pháp luật Việt Nam, các đối tƣợng của quyền SHTT bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch (xin lƣu ý 2 đối tƣợng là quyền tác giả và nhãn hiệu để tiện so sánh với quy định của Hiệp định TRIPS).
Trong khi đó, điều 51 của Hiệp định TRIPS chỉ quy định: “Các thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các thủ tục cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xảy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan để ngăn chặn các hàng hoá đó vào lưu thông tự do…”. Nhƣ vậy, Hiệp định TRIPS chỉ quy định về thủ tục kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả và nhãn hiệu. Quy định của TRIPS đã mở ra khả năng thực thi rất cao của cơ quan thực thi quyền SHTT,
bởi lẽ với khả năng có hạn và trang bị không đầy đủ, cơ quan thực thi quyền SHTT tại biên giới chỉ có thể kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vi phạm nhãn hiệu và quyền tác giả.
So sánh với quy định của Hiệp định TRIPS, ta thấy pháp luật Việt Nam về SHTT đã quy định vƣợt quá yêu cầu của Hiệp định TRIPS đối với các quốc gia thành viên của WTO. Điều 51 của Hiệp định TRIPS không yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu vi phạm quyền SHTT, bởi có thể hàng hóa xâm phạm quyền SHTT tại quốc gia xuất xứ nhƣng lại không xâm phạm quyền SHTT tại thị trƣờng của quốc gia nhập khẩu. Quy định nhƣ vậy có thể sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi quyền SHTT sẽ phải đối mặt với hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong tƣơng lai.
Phù hợp với Luật SHTT trong việc quy định về quyền kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền SHTT tại biên giới, Nghị định số 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ, tại khoản 6 Điều 64 đã chỉ rõ:
“…Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu…”. Sau đó, Luật Hải quan năm 2001 tại Chƣơng III, Mục 5 (các Điều 57, 58, 59) đã quy định việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT. Luật sửa đổi (2005) Luật Hải quan cũng không sửa đổi các quy định trên.
Thử so sánh với một số quốc gia trong khu vực đã quy định vấn đề tƣơng tự nhƣ thế nào? Khảo sát Luật Hải quan của các nƣớc: Indonesia, Philippin, Australia, Trung Quốc thì chỉ có Luật Hải quan Indonesia là có quy định về quyền của Hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu xâm phạm quyền SHTT, 3 quốc gia còn lại chỉ quy định nhƣ WTO yêu cầu, có nghĩa là họ không quy định kiểm soát hàng xuất khẩu xâm phạm quyền SHTT. Qua đây phần nào cũng giải thích đƣợc nguyên nhân tại sao hàng hóa xâm phạm quyền SHTT có xuất xứ Trung Quốc lại có thể dễ dàng
lọt qua cửa khẩu biên giới Trung Quốc để vào thị trƣờng của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp Việt Nam hàng ngày phải chứng kiến xe máy mang nhãn hiệu HONGDA, DREÂM… đƣợc sản xuất tại Trung Quốc (rõ ràng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu HONDA, DREAM của Nhật Bản đang còn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam) ngang nhiên đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng Việt Nam.
Hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam: tại sao hải quan Việt Nam lại bắt giữ hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (không vi phạm pháp luật của quốc gia nhập khẩu), trong khi đó hải quan Trung Quốc không có hành động tƣơng tự?
Về việc này, có lẽ các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nên lƣu ý rằng, Văn phòng Đại diện thƣơng mại Mỹ (USTR) đã công bố “Báo cáo đặc biệt số 301 năm 2013” trong đó tiếp tục liệt Trung Quốc vào danh sách những nƣớc cần theo dõi đặc biệt về xâm phạm quyền SHTT, nhƣ vậy Hoa Kỳ đã liệt Trung Quốc vào danh sách này 9 năm liên tiếp.6
Nhận định của Luận văn:
- Xe máy Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn trên thị trƣờng tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh khác trong cả nƣớc mà không thể giải quyết. Lỗi không phải do Hải quan Trung Quốc vì họ không quy định Hải quan phải kiểm soát hàng xuất khẩu, vì hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không lƣu hành trên thị trƣờng Trung Quốc, còn hàng hóa này có/không vi phạm pháp luật quốc gia nơi có thị trƣờng tiêu thụ thì không thuộc trách nhiệm của Hải quan Trung Quốc. Từ đó cho thấy: các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tận dụng quyền mà WTO cho phép mỗi quốc gia thành viên đƣợc hành động để ban hành chính sách có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
6 Theo Thông tấn xã Việt Nam http://www.vietnamplus.vn/Home/Trung-Quoc-van-bi-My-theo-doi-quyen- so-huu-tri-tue/20135/195472.vnplus
- Các nhà hoạch định chính sách KH&CN của Việt Nam đã vì uy tín quốc tế mà không vì lợi ích quốc gia để ban hành chính sách gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. [6;17]
- Xét về mục tiêu của chính sách đƣợc thể hiện qua việc kiểm soát hàng xuất khẩu có liên quan đến SHTT thì lợi ích quốc gia và uy tín quốc tế có quan hệ mật thiết với nhau, quan hệ này đƣợc thể hiện:
+ Chính sách của Trung Quốc theo hƣớng lợi ích quốc gia, chính sách này có thể thu lợi cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, nhƣng về lâu dài uy tín của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ bị suy giảm trên thị trƣờng quốc tế (thực tế cho thấy nhận định này đang đúng đối với thị trƣờng Việt Nam khi nhìn nhận về hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc và đúng với cả thị trƣờng một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ qua Báo cáo đặc biệt 301 năm 2013).
+ Chính sách của Việt Nam đặt uy tín quốc tế lên trên, trƣớc mắt có thể khó khăn cho một số doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến SHTT, nhƣng về lâu dài uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng trên thị trƣờng quốc tế.
Do đó, việc đề xuất chỉnh sửa chính sách này phải cân nhắc nhƣ vừa phân tích, Luận văn sẽ nêu lộ trình cụ thể tại mục Khuyến nghị.
Tác động âm tính của chính sách này nhƣ đã đƣợc nêu trên thì còn có thể kể đến chính sách này đã ngăn cản các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa (không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại quốc gia có thị trƣờng nhập khẩu từ Việt Nam), vì khi hàng xuất khẩu qua biên giới thì Hải quan Việt Nam buộc phải thực thi chính sách: kiểm soát hàng xuất khẩu.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chƣa ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào Hải quan đã ngăn cản việc xuất khẩu hàng hóa trong trƣờng hợp này. Nhƣng Luận văn sẽ lấy ví dụ thực tiễn tại Hải Phòng để chứng minh cho nhận định: chính sách sai lầm ngoài việc mở đƣờng cho hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lƣu hành trên thị trƣờng trong nƣớc thì nó còn ngăn cản việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 18.10.2007, lô hàng ký hiệu offer số N02/10/07 gồm 1.300 bình ắc quy xuất khẩu mang nhãn hiệu “NATSIONAL” của Công ty Tia Sáng bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Cảng Hải Phòng với lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “NATIONAL” của Nhật Bản đang còn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam.
Cần lƣu ý rằng lô hàng này không đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng Việt Nam, mà sẽ đƣợc xuất khẩu sang Vƣơng quốc Campuchia. Nhãn hiệu “NATSIONAL” đƣợc bảo hộ theo pháp luật Vƣơng quốc Campuchia và nhƣ vậy việc lƣu hành ắc quy mang nhãn hiệu “NATSIONAL” trên lãnh thổ Campuchia là hoàn toàn phù hợp theo quy định của Hiệp định TRIPS.
Giả định rằng lô hàng này do một doanh nghiệp sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, đƣợc xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc đến thị trƣờng một quốc gia khác thì tuân theo pháp luật Trung Quốc thì lô hàng này không bị Hải quan Trung Quốc kiểm soát.
Nhƣng rất tiếc, tuân theo pháp luật Việt Nam thì lô hàng này lại bị Hải quản Việt Nam kiểm soát khi đi qua biên giới Việt Nam.
Nhƣ vậy, việc ban hành một chính sách sai lầm đã dẫn đến tác động âm tính nhƣ Luận văn vừa phân tích.