Thực hiện nghiên cứu tại tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 74 - 80)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.1. Bảo hộ sở hữu công nghiệp – một công cụ thực hiện chính sách khoa học và

3.1.2. Thực hiện nghiên cứu tại tổ chức

Có một đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, đó là nhãn hiệu tập thể, thành tố tập thể trong tên gọi là bắt buộc, nhãn hiệu tập thể tạo nên sức mạnh cạnh tranh của một tập thể các doanh nghiệp, mà một doanh nghiệp đơn lẻ không thể có đƣợc. Lƣu ý thuật ngữ “doanh nghiệp” trong trƣờng hợp này bao gồm cả các cá nhân/hộ gia đình có cung cấp sản phẩm trên thị trƣờng.

Nhãn hiệu tập thể thực hiện chức năng chỉ dẫn tƣ cách thành viên của doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu thuộc về tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

Một tổ chức mới đủ tƣ cách nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhƣ vậy, để tồn tại một nhãn hiệu tập thể thì điều kiện tiên quyết phải tồn tại một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Tổ chức đại diện có thể không trực tiếp kinh doanh, nhƣng các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể thì phải trực tiếp hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể ra thị trƣờng.

Về việc nhƣ là một công cụ thực hiện chính sách KH&CN, một sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể phải có sự cam kết về chất lƣợng sản phẩm giữa các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm kém chất lƣợng thì tổ chức đại diện có thể xem xét không cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Nhƣ vậy, để một nhãn hiệu phát huy hiệu quả kinh tế của nó trên thị trƣờng thì điều kiện tiên quyết buộc phải nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng hàng hóa mang nhãn hiệu tập thể đó.

Luận văn chứng minh nhận định này qua trƣờng hợp nhãn hiệu tập thể

Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.

Nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn là một trong những đặc sản của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng. Sở KH&CN tỉnh Hải Dƣơng đã đề xuất dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp cái hoa vàng Kinh Môn" cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương. Bộ Khoa học và Công nghệ đã chấp thuận, cho phép thực hiện Dự án trong hai năm 2010-2011.

Dữ kiện kỹ thuật trƣớc khi tiến hành nghiên cứu dự án: nếp cái hoa vàng chỉ trồng đƣợc một vụ mùa (từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm). Thời gian sinh trƣởng của giống nếp cái hoa vàng kéo dài khoảng 150 ngày tính từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch. Nếp cái hoa vàng thân cao, dễ đổ, từ khi trỗ bông đến khi thu hoạch có mùi thơm, hấp dẫn các loài chuột và sâu bệnh phá hại, đặc biệt là thƣờng bị sâu đục thân phá hoại. Việc canh tác nếp cái hoa

vàng thƣờng gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại lúa khác. Nếp cái hoa vàng cho năng suất thấp, bằng khoảng 60% một số giống lúa nếp khác đang gieo cấy tại địa phƣơng.

Ý nghĩa khoa học của dự án: việc thực hiện dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” sẽ góp phần:

- Xây dựng thƣơng hiệu, nâng cao giá trị tài sản trí tuệ cho một sản phẩm đặc sản của địa phƣơng trên cơ sở đó góp phần bảo tồn và phát triển lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn, một giống cây trồng bản địa, có nguồn gen quý hiếm.

- Xây dựng, vận hành mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể một cách hệ thống, đồng bộ theo quy trình sản xuất và thƣơng mại sản phẩm gắn với việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, kỹ năng tiếp cận thị trƣờng; năng lực tổ chức hợp tác cho ngƣời dân; giúp ngƣời nông dân từng bƣớc tiếp cận và nâng cao trình độ sản xuất và kinh doanh chuyên nghiệp.

- Xác lập đƣợc hệ thống phƣơng tiện (công cụ) quản lý đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cho sản phẩm thuộc vùng dự án, là cơ sở để nhân rộng cho các sản phẩm nông sản khác trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp cơ sở, luận cứ cho việc hoạch định các chính sách quy hoạch, hỗ trợ phát triển sản xuất, cũng nhƣ quản lý các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đặc thù của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung.

- Kết quả thực hiện dự án về phƣơng pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, thƣơng mại và phát triển giá trị NHTT sẽ trở thành tài liệu kinh nghiệm cho các mô hình NHTT ở Hải Dƣơng nói riêng và các địa phƣơng khác nói chung tham khảo để áp dụng trong việc triển khai xây dựng NHTT cho các sản phẩm nông sản khác, góp phần tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ý nghĩa thực tiễn của dự án: việc triển khai thực hiện thành công dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển NHTT "Nếp cái hoa vàng Kinh Môn" cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng” góp phần:

- Làm cho bộ phận nông dân tham gia dự án có sự thay đổi nhận thức và hoạt động thực tiễn, chuyển từ tập quán canh tác lạc hậu sang phƣơng thức canh tác tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân trong vùng Dự án.

- Dự án sẽ góp phần bảo vệ uy tín, danh tiếng, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng của gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn. Giúp Hiệp hội nếp cái hoa vàng huyện Kinh Môn và ngƣời dân trồng nếp cái hoa vàng có đƣợc kiến thức, kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm đặc sản gạo nếp cái hoa vàng. Tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng đặc sản.

- Dự án góp phần mở rộng quy mô sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo đặc sản nếp cái hoa vàng Kinh Môn.

- Kết quả thực hiện Dự án sẽ là kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác trong hoạt động xây dựng, phát triển nông thôn dựa trên các lợi thế của địa phƣơng trên cơ sở xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho nhiều sản phẩm đặc sản khác.

Nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề:

- Về công tác tổ chức sản xuất:

Hiệp hội Nếp cái hoa vàng đã đƣợc thành lập, nhƣng Hiệp hội còn non trẻ và còn có nhiều hạn chế trong việc tổ chức, quản lý, vận hành sản xuất thống nhất trong quy mô Hiệp hội.

Nhận thức của nông dân về kinh tế hợp tác vẫn còn thấp, họ tham gia chủ yếu để hƣởng lợi từ tập thể còn trách nhiệm phần đông vẫn chƣa nhận thức rõ ràng. Quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ trung bình hộ khoảng 2 sào.

Quy mô hộ nhỏ ảnh hƣởng tới sự quan tâm của nông dân tới các hoạt động của tổ chức, chƣa tôn trọng các quy định của Hiệp hội nhƣ bán sản phẩm cho Hiệp hội, tuân thủ các yêu cầu bắt buộc trong quy trình kỹ thuật.... Đối với Hiệp hội, quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc điều phối sản phẩm cho đối tác khi chƣa có đƣợc các hợp đồng. Thu nhập từ sản xuất lúa nếp vẫn còn thấp và bấp bênh, đây cũng là yếu tố ảnh hƣởng tới sự liên kết của các hộ. Mặt khác năng lực của lãnh đạo Hiệp hội chƣa chuyên nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đàm phám với đối tác và điều hành Hiệp hội.

Việc thay đổi phƣơng thức sản xuất liên kết có tổ chức là vấn đề không dễ với ngƣời nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung, mặt khác do nhận thức còn hạn chế, các công cụ quản lý của Hiệp hội chƣa mạnh nên kết quả hoạt động còn rất hạn chế.

- Việc quản lý và đảm bảo đƣợc chất lƣợng của sản phẩm còn buông lỏng. Tuy với những đặc điểm ƣu thế vƣợt trội về chất lƣợng, nhƣng sản phẩm Nếp cái hoa vàng vẫn bị đánh đồng với các sản phẩm khác. Nguyên nhân chủ yếu là do việc xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm Nếp cái hoa vàng kinh môn chƣa thực sự đƣợc quan tâm chú trọng. Trƣớc yêu cầu đó, việc tạo dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Kinh Môn” là cần thiết, nó không chỉ góp phần quản lý và nâng cao chất lƣợng sản phẩm mà còn tạo dựng và nâng cao giá trị tài sản trí tuệ cho sản phẩm đặc sản của địa phƣơng Kinh Môn.

Vấn đề về thực hiện quy trình kỹ thuật:

Các vấn đề trong thực hiện quy trình kỹ thuật gieo trồng và thƣơng mại hoá sản phẩm còn nhiều bất cập cần phải đƣợc chuẩn hoá và áp dụng thống nhất trong toàn Hiệp hội nhằm đảm bảo yêu cầu chất lƣợng sản phẩm... Hiệp hội cũng chƣa tổ chức triển khai đƣợc các hoạt động tập thể đặc biệt trong khâu bảo vệ thực vật để giảm rủi ro cho ngƣời sản xuất. Các thành viên tuy đã đƣợc tập huấn về quy trình kỹ thuật nhƣng việc thực hiện vẫn còn là vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện. Hiệp hội cần phải tiến hành

rà soát, chuẩn hoá lại qua từng công đoạn sản xuất để ban hành và xây dựng thành bộ tài liệu chuẩn xác và đơn giản để hội viên dễ thực hiện.

Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu về giống phục vụ sản xuất và yêu cầu chuyên môn để điều hành, giám sát thực hành sản xuất thì các tổ kỹ thuật của Hiệp hội rất cần đƣợc kiện toàn, đào tạo và trang bị các kiến thức cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình hƣớng dẫn, giám sát thực hành sản xuất trong quy mô Hiệp hội.

Hiệu quả khoa học của dự án

- Xây dựng thƣơng hiệu, nâng cao giá trị tài sản trí tuệ cho một sản phẩm đặc sản của địa phƣơng trên cơ sở đó góp phần bảo tồn và phát triển một nguồn gen quý của địa phƣơng.

- Xây dựng, vận hành mô hình quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể một cách hệ thống, đồng bộ theo quy trình sản xuất và thƣơng mại sản phẩm gắn với việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, kỹ năng tiếp cận thị trƣờng; năng lực tổ chức hợp tác cho ngƣời dân; giúp ngƣời nông dân từng bƣớc tiếp cận và hƣớng tới phƣơng thức sản xuất và kinh doanh chuyên nghiệp hơn.

- Xác lập đƣợc hệ thống phƣơng tiện (công cụ) quản lý đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cho sản phẩm thuộc vùng dự án, là cơ sở để nhân rộng cho các sản phẩm nông sản khác trên địa bàn tỉnh.

- Dự án đã hỗ trợ Hiệp hội quảng bá giới thiệu sản phẩm gạo Nếp cái hoa vàng bằng phƣơng tiện nhận diện trên thị trƣờng và phƣơng tiện quảng bá nhằm nâng cao giá trị thƣơng hiệu của Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.

- Cung cấp cơ sở, luận cứ cho việc hoạch định các chính sách quy hoạch, hỗ trợ phát triển sản xuất, cũng nhƣ quản lý các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đặc thù của Hải Dƣơng nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Kết quả của dự án về phƣơng pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, thƣơng mại và phát triển giá trị NHTT sẽ trở thành tài liệu kinh nghiệm cho các mô hình NHTT ở Hải Dƣơng nói riêng và các địa phƣơng khác nói chung tham khảo để áp dụng trong việc triển khai xây dựng NHTT cho các

sản phẩm nông sản khác, góp phần tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hiệu quả thực tiễn của dự án

- Thay đổi thói quen canh tác của ngƣời dân Hiệp hội nếp cái hoa vàng, chuyển từ việc canh tác truyền thống sang lối canh tác khoa học có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Dự án góp phần bảo vệ uy tín, danh tiếng, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng trên thị trƣờng.

- Giúp Hiệp hội nếp cái hoa vàng Kinh Môn và ngƣời dân trồng nếp cái hoa vàng có đƣợc kiến thức, kinh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm đặc sản gạo nếp cái hoa vàng.

- Tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng đặc sản.

- Thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh, nâng cao năng suất sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn; nâng cao thu nhập và đời sống ngƣời dân trồng nếp cái hoa vàng.

- Dự án có hiệu quả xã hội lớn; bằng cách quảng bá đặc sản của địa phƣơng, địa danh Kinh Môn nói riêng và địa danh Hải Dƣơng nói chung ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến thông qua những sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, qua việc nghiên cứu này cho thấy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể đã thúc đẩy việc nghiên cứu tại một tổ chức là tập thể các cá nhân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)