Đánh giá tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 67 - 71)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

2.3. Đánh giá tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu

sở hữu công nghiệp

2.3.1. Đánh giá tác động dương tính

Qua khảo sát tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Luận văn nhận thấy có những tác động dƣơng tính (tác động tích cực) sau đây:

- Chính sách KH&CN đã tác động đến đến nhận thức của doanh nghiệp và cá nhân về sở hữu công nghiệp, nhận thức này đƣợc thay đổi theo hƣớng tích cực thông qua các hoạt động:

+ Tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu công nghiệp;

+ Phổ biến kiến thức về sở hữu công nghiệp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

+ Bình chọn và tôn vinh Thƣơng hiệu mạnh tỉnh Hải Dƣơng.

- Về mặt tài chính, chính sách KH&CN đã đề ra việc hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp, việc hỗ trợ này thông qua các hoạt động cụ thể:

+ Hỗ trợ tƣ vấn và cung cấp thông tin về xác lập quyền sở hữu công nghiệp; + Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; + Hỗ trợ quảng bá thƣơng hiệu tại các hội chợ trong nƣớc và quốc tế;

7 Xin tham khảo thêm

+ Hỗ trợ xây dựng, đề xuất các dự án thuộc Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia (Chƣơng trình 68).

Các tác động dƣơng tính trên đây từ chính sách KH&CN đã góp phần vào việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh, từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội.

2.3.2. Đánh giá tác động âm tính

Trƣớc hết, cần thấy rằng mục giả thuyết nghiên cứu trong phần mở đầu của Luận văn chỉ đề ra các tác động dƣơng tính của chính sách KH&CN đến hoạt động bảo hộ sở hữu công nghiệp. Nếu chỉ dùng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông qua các báo cáo chính thức của cơ quan quản lý có thẩm quyền về KH&CN thì giả thuyết nghiên cứu này là đúng, nhƣng thông qua phƣơng pháp nghiên cứu trực quan, so sánh các sự kiện xảy ra trong thực tiễn với các quy định của chính sách thì thấy có những tác động âm tính của chính sách KH&CN đối với hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, những tác động này đƣợc thể hiện:

- Việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn diễn ra ở mức độ cao, nhƣng chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính, mà không có vụ việc nào đƣợc xử lý hình sự. Đây không phải là dấu hiệu tích cực, mà việc không xử lý hình sự lại xuất phát từ chính sách. Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 coi hành vi vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt , sử dụng bất hợp pháp sáng chế , giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp , nhãn hiệu hàng hóa , tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng... là tội phạm hình sự. Nhƣng Bộ luật Hình sự (sử đổi phần tội phạm về SHTT) lại điều chỉnh theo hƣớng giảm nhẹ, chỉ coi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Nhƣ vậy, mọi cá nhân và tổ chức có thể đánh cắp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… mà không thể bị truy tố hình sự. Đây là mâu thuẫn lớn giữa chính sách và thực tiễn.

- Việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp không nhất quán, dẫn đến không xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Việc hoạch định chính sách KH&CN có những khiếm khuyết để dẫn đến hiện tƣợng hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nƣớc ngoài (mà điển hình là từ Trung Quốc) vẫn tồn tại trên thị trƣờng, nhƣng chính sách lại ngăn cản việc xuất khẩu hàng hóa có liên quan đến sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài.

- Mức độ cập nhật của thông tin KH&CN, sự đa dạng của thông tin chƣa đạt yêu cầu, dẫn đến chƣa phục vụ đặc lực cho doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Nhƣ vậy một phần giả thuyết nghiên cứu đã bị thực tiễn khảo sát loại bỏ, hay nói cách khác giả thuyết nghiên cứu đề ra chính sách KH&CN chỉ có tác động dƣơng tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp là chƣa chính xác, mà cần bổ sung thêm chính sách KH&CN còn có tác động âm tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Kết luận Chƣơng 2

Trong Chƣơng 2, Luận văn đã khảo sát thực tiễn tác động của chính sách KH&CN đến bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, kết quả khảo sát cho thấy:

- Chính sách KH&CN đã tác động dƣơng tính (tác động tích cực) đến hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

- Mặt khác, chính sách KH&CN cũng tác động âm tính đến hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, sự tác động này đã có nguyên nhân từ khâu hoạch định chính sách đến thực tiễn thực thi chính sách, nó làm cho hiệu quả bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp bị giảm sút, tác động theo hƣớng không tích cực đến việc phát triển KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội nói chung;

- Qua khảo sát việc thực hiện chính sách thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy tỉnh mới chỉ chú trọng thực thi chính sách đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, chính sách này có thể thu đƣợc nhiều tác động dƣơng tính nhƣ đã phân tích, nhƣng trong tƣơng lai số lƣợng

đơn nhãn hiệu có thể giảm khi các doanh nghiệp đã sở hữu đủ nhãn hiệu dùng cho hàng hóa/dịch vụ của mình, thậm chí số lƣợng đơn nhãn hiệu có thể bằng không khi không có doanh nghiệp đƣợc thành lập mới, nhƣ vậy “vòng đời” của chính sách này sẽ sớm kết thúc. Để khắc phục điểm này, cần mở rộng chính sách đối với sáng chế, nhu cầu về sáng chế sẽ không bao giờ đủ đối với các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trƣờng.

Điểm đáng lƣu ý là Chƣơng 2 đã bác bỏ một phần giả thuyết nghiên cứu trong phần mở đầu của Luận văn đã đề ra, cần phải bổ sung thêm chính sách KH&CN tác động âm tính đến hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

CHƢƠNG 3.

TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)