Sự tác động của bảo hộ sở hữu công nghiệp đến chính sách khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 39 - 43)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.4. Mối quan hệ giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công

1.4.2. Sự tác động của bảo hộ sở hữu công nghiệp đến chính sách khoa học và

và công nghệ

Sự tác động này thể hiện việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đóng vai trò là công cụ trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách KH&CN, đồng thời tác động trở lại quá trình điều chỉnh chính sách KH&CN.

a. Tác động dương tính

Khi đánh giá mức độ đóng góp của SHTT vào sự phát triển kinh tế xã hội thì đặt nó thông qua các tiêu chí nhƣ:

- Có hay không việc áp dụng sáng chế, sáng kiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi ích thông qua tiết kiệm đƣợc nguồn nhân lực, chi phí sản xuất, thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động;

- Giá trị của các sản phẩm đƣợc nâng lên thông qua việc bảo hộ SHTT và hoạt động quảng bá sản phẩm;

- Quyền SHTT của doanh nghiệp đƣợc bảo đảm thông qua việc thực thi quyền SHTT.

Sự tác động của bảo hộ sở hữu công nghiệp đến chính sách KH&CN thể hiện việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đóng vai trò tích cực, là công cụ trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách KH&CN, đồng thời bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng tác động tích cực trở lại quá trình điều chỉnh chính sách KH&CN.

Khi thực thi hữu hiệu việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì đã đảm bảo cho ngƣời nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tƣ các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học đƣợc sở hữu kết quả nghiên cứu của mình, pháp luật đảm bảo trừng trị nghiêm minh đối với tất cả các hành vi Plagiarius (ăn cắp) tài sản trí tuệ. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu đƣợc pháp luật về SHTT bảo đảm quyền:

- Chuyển nhƣợng kết quả nghiên cứu để thu hồi vốn, tái đầu tƣ cho các nghiên cứu tiếp theo;

- License kết quả nghiên cứu cho nhiều chủ thể khác nhau nhằm thu hồi vốn, tái đầu tƣ cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời nhân rộng các kết quả nghiên cứu, để chính sách KH&CN thực hiện đƣợc mục tiêu kinh tế - xã hội.

Việc thực hiện bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và tác động trở lại đối với việc thực thi chính sách KH&CN đúng hƣớng.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã tác động dƣơng tính đến chính sách KH&CN, đồng thời là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách KH&CN.

Nhƣng bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp cũng có chiều hƣớng tác động âm tính đến chính sách KH&CN, thể hiện ở việc nếu không có chính sách bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đúng đắn thì dẫn đến hậu quả không thể thực hiện đƣợc chính sách KH&CN.

Ngoài những mặt đƣợc của bảo hộ sở hữu công nghiệp nhƣ mục tác động dương tính đã phân tích, thì Việt Nam đang lúng túng trong việc thực thi bảo hộ sở hữu công nghiệp, mà việc này đã tác động âm tính đến việc thực hiện chính sách KH&CN.

Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 coi hành vi vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế , giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa , tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng... là tội phạm hình sự. Nhƣng trong tháng 6/2009, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi Bộ luật Hình sự (phần tội phạm về SHTT) theo hƣớng giảm nhẹ, trong đó nêu rõ:

Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”.

Nhƣ vậy, Bộ luật Hình sự sửa đổi chỉ coi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (3 trong nhiều đối tƣợng của quyền SHTT) là tội phạm, trong khi những hành vi xâm phạm các đối tƣợng còn lại của quyền SHTT, dù gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đều không bị coi là tội phạm. Trong đó, cần lƣu ý rằng, việc đánh cắp sáng chế là vô cùng dễ dàng , bởi để một giải pháp kỹ thuật đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế thì các thông tin về nó phải đƣợc công khai.

Việc đánh cắp kiểu dáng công nghiệp cũng không bị coi là tôi phạm hình sự, do đó các nhà sản xuất Trung Quốc coi Việt Nam là thị trƣờng “hữu hảo” để họ tự do tiêu thụ sản phẩm ăn cắp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Nhiều loại xe máy nhập khẩu từ Trung Quốc đã xâm phạm kiểu dáng công nghiệp do Honda và các công ty khác làm chủ sở hữu , trong đó, chỉ riêng nhãn hiệu Wave của Honda đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc làm giả về kiểu dáng công nghiệp đến mức báo động.

Vào năm 2006, Bộ trƣởng Thƣơng mại Hoa Kỳ đã từng tuyên bố , việc Trung Quốc vi phạm quyền SHTT của Mỹ là trở ngại hàng đầu, phá hoại quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc, chỉ riêng Công ty phân phối phần mềm Cybersitter, LLC của Hoa Kỳ đã phải chịu mức thiệt hại 2,2 tỷ USD do phía Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.5

Cũng vào thời điểm đó, Cao ủy thƣơng mại Liên minh châu Âu (EU) cũng coi tình trạng đánh cắp bản quyền là “vấn đề hàng đầu” trong quan hệ thƣơng mại EU - Trung Quốc và Trung Quốc là nguồn của hơn một nửa số hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhập lậu vào EU.

Nhƣ vậy, bảo hộ sở hữu công nghiệp có tác động âm tính đến việc thực hiện chính sách KH&CN. Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bán giá rẻ trên thị trƣờng làm triệt tiêu động cơ nghiên cứu, cải tiến công nghệ, đƣa công nghệ mới vào sản xuất... dẫn đến không thể thực hiện đƣợc chính sách KH&CN.

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, Luận văn đã khảo sát cơ sở lý luận, trong đó làm rõ khái niệm chính sách, sự tác động dƣơng tính và tác tác động âm tính của chính sách, chính sách KH&CN, kiến tạo xã hội của chính sách KH&CN, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cơ sở lý luận đã nhấn mạnh đến yếu tố mối quan hệ giữa chính sách KH&CN với bảo hộ sở hữu công nghiệp và ngƣợc lại, cơ sở lý luận cho thấy chính sách KH&CN đã tác động dƣơng tính và tác động âm tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp và ngƣợc lại bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng tác động dƣơng tính và tác động âm tính đến việc hoạc định và thực thi chính sách KH&CN.

Trách nhiệm của ngƣời quản lý KH&CN là giảm thiểu các tác động âm tính và phát huy các tác động dƣơng tính trong quá trình thực thi chính sách.

5 Theo http://www.vietnamplus.vn/Home/Cong-ty-My-kien-Trung-Quoc-vi-pham-ban- quyen/20101/30018.vnplus.

CHƢƠNG 2.

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

2.1. Tác động dƣơng tính của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu công nghiệp

Tại Hải Dƣơng, do sớm nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của các hoạt động SHTT nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng nên ngay từ năm 2003, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện đề án: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhằm từng bƣớc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sở hữu công nghiệp.

Nhờ việc quan tâm thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ cho nên hoạt động sở hữu công nghiệp của tỉnh ngày càng chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Chính vì vậy, năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục cho phép thực hiện Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và giao cho Sở KH&CN chủ trì thực hiện đề án.

Ngoài ra, tỉnh Hải Dƣơng cũng ban hành một số chính sách khác trong lĩnh vực KH&CN có liên quan đến sở hữu công nghiệp, Luận văn sẽ nêu các chính sách này trong các phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)