Sự tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 33 - 39)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.4. Mối quan hệ giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công

1.4.1. Sự tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu

hữu công nghiệp

1.4.1. Sự tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến bảo hộ sở hữu công nghiệp hữu công nghiệp

Chính sách KH&CN điều chỉnh nhiều lĩnh vực trong hoạt động KH&CN, trong đó có lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

a. Tác động dương tính

Chính sách KH&CN tác động dƣơng tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp, tác động dƣơng tính của chính sách KH&CN đến bảo hộ sở hữu công nghiệp là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách, tác động dƣơng tính là loại tác động mà cơ quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, chính sách KH&CN đã tác động đến:

- Khuyến khích hoạt động sáng tạo;

- Tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; - Xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh;

- Thực thi quyền sở hữu công nghiệp chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trong lịch sử phát triển KH&CN trên thế giới, các quốc gia có chính sách KH&CN đúng hƣớng nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là các

quốc gia có chế độ bảo hộ và thực thi quyền SHTT tiên tiến, thể hiện ở việc có hệ thống pháp luật về SHTT đủ mạnh để có thể thực thi đƣợc việc bảo hộ quyền SHTT.

Khi khảo sát sự tác động của chính sách KH&CN đến bảo hộ SHTT nói chung và bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng, các nhà nghiên cứu không chỉ lấy số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp để đánh giá, bởi vì theo báo cáo của WIPO, Trung Quốc đã vƣợt Mỹ để trở thành quốc gia có số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp phép nhiều nhất trong năm 2011 với khoảng 526.000 bằng sáng chế, tƣơng đƣơng 1/4 số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp phép trên phạm vi toàn cầu, trong cùng năm 2011 Mỹ chỉ cấp khoảng 503.000 bằng sáng chế. Tiêu chí để đánh giá sự tác động của chính sách KH&CN đến bảo hộ sở hữu công nghiệp là mức độ thực thi hữu hiệu việc bảo hộ thể hiện ở sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp khi ứng dụng các kết quả nghiên cứu, sự nghiêm minh của pháp luật khi giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trong danh sách 10 doanh nghiệp hang đầu trên thế giới, ngƣời ta không thấy tên bất kỳ một doanh nghiệp nào của Trung Quốc, trong năm 2011 (năm mà Trung Quốc đã vƣợt Hoa Kỳ về số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp) thì cả 10 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đều có quốc tịch Hoa Kỳ.

Nhƣ vậy, chính sách KH&CN đã tác động dƣơng tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp, thể hiện trên các mặt: khuyến khích hoạt động sáng tạo; tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh; thực thi quyền sở hữu công nghiệp chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

b. Tác động âm tính

Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả ngƣợc lại với mục tiêu của chính sách. Bên cạnh sự tác động dƣơng tính nhƣ đã nêu, chính sách KH&CN cũng tác động âm tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp.

động SHTT trên thế giới thực sự chuyển sang một thời kỳ mới cả về nội dung lẫn quan hệ quốc tế. Lần đầu tiên trong hoạt động này:

- Xuất hiện các chuẩn mực về nội dung và về thủ tục tiến hành việc bảo hộ quyền SHTT;

- Xuất hiện trạng thái cam kết có tính chất bắt buộc đối với các nƣớc tham gia vào hoạt động thƣơng mại quốc tế phải thực hiện các nghĩa vụ về SHTT và các hậu quả pháp lý hoặc hậu quả kinh tế khi không hoàn thành các nghĩa vụ đó;

- Đặt các nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển, dƣới sự kiểm soát gắt gao về việc tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn về bảo hộ quyền SHTT.

Thực tế cho thấy, đến nay phần lớn các sản phẩm, công nghệ mới đều đƣợc tạo ra từ các nƣớc phát triển, hoặc thuộc quyền kiểm soát của các nƣớc đó. Việc sử dụng, nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ đó bị khống chế bởi độc quyền của chủ sở hữu thuộc các nƣớc phát triển.

Việc áp dụng cơ chế bảo hộ quyền SHTT một cách cứng rắn có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của xã hội và ngƣời tiêu dùng đối với hàng loạt sản phẩm, đặc biệt là thuốc và nhu yếu phẩm, điều này có thể ảnh hƣởng đến một số chính sách xã hội, nhất là chính sách nâng cao mức sống văn hoá và bảo đảm sức khoẻ cho ngƣời dân.

Việc áp dụng cơ chế bảo hộ quyền SHTT với tiêu chuẩn cao theo yêu cầu của các điều ƣớc quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ của các nƣớc đang phát triển vào một môi trƣờng pháp lý phức tạp, bắt buộc họ phải chi phí cho việc sử dụng cơ chế này. Điều đó dƣờng nhƣ tạo thêm một gánh nặng hoặc rào cản đối với những nỗ lực thâm nhập vào thị trƣờng của các doanh nghiệp, đồng thời đặt doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể sẽ bị rơi vào các vụ việc kiện tụng, tranh chấp với những ngƣời khác.

Việc áp dụng cơ chế bảo hộ quyền SHTT ở mức độ khắt khe sẽ tạo nên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ,

thậm chí giữa nền kinh tế lớn với nền kinh tế nhỏ. Khả năng tài chính hạn hẹp, quy mô phần lớn là nhỏ và rất nhỏ của các doanh nghiệp cũng là một hạn chế lớn cho các nƣớc đang phát triển trong việc khai thác cơ chế bảo hộ quyền SHTT tại các nƣớc khác.

Các nƣớc đang phát triển lo ngại rằng các biện pháp và thủ tục thực thi việc bảo hộ quyền SHTT có thể trở thành rào cản đối với các hoạt động thƣơng mại hợp pháp, ảnh hƣởng tới khả năng tạo ra nền tảng công nghệ bền vững và có tiềm năng phát triển, đặc biệt là ảnh hƣởng tới chính sách bảo đảm y tế và dinh dƣỡng cho ngƣời dân cũng nhƣ ảnh hƣởng tới các chính sách thúc đẩy lợi ích công cộng trong các lĩnh vực sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với Việt Nam, kể từ năm 2005 (năm ban hành Luật SHTT) đã xây dựng đƣợc một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT, tuy nhiên nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT của nƣớc ta hiện nay tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với các điều ƣớc quốc tế về SHTT, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo; tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế,... Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT của nƣớc ta hiện còn tồn tại một số điểm khiếm khuyết, bất cập, đó là:

- Hệ thống văn bản pháp luật còn tƣơng đối cồng kềnh và phức tạp; - Một số văn bản còn quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau hoặc không phù hợp thực tiễn;

- Tính đồng bộ giữa quy định của pháp luật về SHTT với các lĩnh vực khác có liên quan chƣa đảm bảo (ví dụ: pháp luật về tài chính, doanh nghiệp chưa có hướng dẫn về hạch toán tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp; việc cổ phần hóa, góp vốn, liên doanh, liên kết bằng tài sản trí tuệ; pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, thi hành án chưa có hướng dẫn cụ thể về việc dùng tài sản trí tuệ để thế chấp, cầm cố trong các giao dịch bảo đảm hoặc dùng tài sản trí tuệ để thi hành án, ...). Điều này cũng khiến cho các hoạt

động chuyển giao, chuyển nhƣợng, sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ của chủ thể quyền SHTT còn gặp khó khăn, lúng túng. [3;50]

Các quốc gia trên thế giới cũng áp dụng chính sách KH&CN đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp khác nhau. Trong khi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc… có chính sách KH&CN thể hiện ở mức độ đầu tƣ tài chính và các nguồn lực khác cho nghiên cứu ở mức độ cao, đồng thời thực thi một hệ thống pháp luật đủ mạnh để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thì Trung Quốc lại có chính sách KH&CN đối với bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo chiều hƣớng khác.

Có thể nói, về hình thức hệ thống pháp luật SHTT của Trung Quốc có thể so sánh với nhiều nƣớc phát triển, trong khi Việt Nam chỉ có Luật SHTT thì Trung Quốc đã có các luật chuyên ngành nhƣ Luật Quyền tác giả, Luật Sáng chế, Luật Nhãn hiệu… Nhƣng Trung Quốc lại thực thi một chính sách KH&CN ngƣợc lại, họ đầu tƣ lớn, có trọng điểm các nguồn lực vào việc nghiên cứu các lĩnh vực cần thiết nhƣng hiện tại doanh nghiệp chƣa có nhu cầu, ví dụ Trung Quốc đã đầu tƣ cho lĩnh vực khoa học vũ trụ để tiến tới xây dựng trạm không gian vào khoảng năm 2020, nhằm đƣa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, còn đối với những lĩnh vực mà doanh nghiệp có nhu cầu thì nhà nƣớc không chủ trƣơng đầu tƣ cho nghiên cứu mà doanh nghiệp tự nghiên cứu hoặc thực thi chính sách

Plagiarius (thuật ngữ này không chỉ dịch là “đạo văn”, mà thực chất là đánh cắp tài sản trí tuệ).

Theo khảo sát của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp Business Software Association, gọi tắt là BSA, vào năm 2005 Trung Quốc dẫn đầu các nƣớc vi phạm bản quyền phần mềm với tỷ lệ vi phạm là 92%, kết quả khảo sát năm 2011 Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng xếp hạng với tỷ lệ vi phạm là 86%, đứng nhì là Nigeria với tỷ lệ vi phạm là 81%.

So sánh tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giữa Trung Quốc và Nigeria (một quốc gia nghèo tại Châu Phi) để thấy chính sách KH&CN đã tác động âm tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Trong khi đó thì Dự thảo Luật sửa đổi Luật KH&CN của Việt Nam lại chủ trƣơng Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các quỹ để hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Quỹ hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:…c) Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao.

Điều 25 Luật Công nghệ cao 2006 quy định: 2. Nguồn tài chính hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia bao gồm: a) Vốn điều lệ của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước và được bổ sung từ ngân sách nhà nước trong quá trình hoạt động.

Qua đó, có thể thấy pháp luật đã quy định quỹ đầu tƣ mạo hiểm do Nhà nƣớc thành lập từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó một phần đƣợc hình thành và bổ sung từ ngân sách nhà nƣớc.

Đầu tƣ mạo hiểm (Venture capital) là việc cung cấp vốn tài chính cho các tổ chức ở giai đoạn khởi động tăng trƣởng ban đầu, mạo hiểm đƣợc định nghĩa là một tƣơng lai dự báo của quá trình chuyển đổi thành với mức độ rủi ro và đầu tƣ đƣợc giả định đầy đủ. Đầu tƣ mạo hiểm xuất hiện với vốn chủ sở hữu tƣ nhân trong nửa đầu của thế kỷ 20 là lĩnh vực của các cá nhân và gia đình giàu có, nhƣ Vanderbilts, Whitneys, Rockefellers, Warburgs… Theo thông lệ quốc tế trong hoạt động tài chính, các đầu tƣ mạo hiểm đều đƣợc hình thành từ vốn của chủ sở hữu tƣ nhân4.

Luật Ngân sách nhà nƣớc 2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Từ định nghĩa này, cho thấy không một cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nào lại có thể dự toán đƣợc

4 Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Venture_capital: Venture capital is a subset of private equity. Therefore, all venture capital is private equity, but not all private equity is venture capital.

các khoản đầu tƣ mạo hiểm. Ngân sách nhà nƣớc chỉ chi cho nghiên cứu khoa học trong phạm vi có thể dự toán đƣợc. Vì lẽ này, thông lệ quốc tế không lấy ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ mạo hiểm.

Nhƣ vậy, quỹ đầu tƣ mạo hiểm công nghệ cao đƣợc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc là trái với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính, việc này thể hiện tƣ duy cũ: Nhà nước làm khoa học, chứ không phải tƣ duy mới: Nhà nước quản lý khoa học. [6;15]

Nhƣ vậy, có thể rút ra nhận xét:

- Trung Quốc áp dụng chính sách KH&CN: Nhà nƣớc không can thiệp, để các doanh nghiệp tự đầu tƣ cho các nghiên cứu mà doanh nghiệp có nhu cầu, để có kết quả năm 2011 đã cấp khoảng 526.000 bằng sáng chế, tƣơng đƣơng 1/4 số lƣợng bằng sáng chế đƣợc cấp phép trên phạm vi toàn cầu, tất nhiên trong số này có các patent đƣợc cấp cho công nghệ cao;

- Việt Nam thực thi chính sách KH&CN: Nhà nƣớc hình thành, bổ sung cho quỹ đầu tƣ mạo hiểm công nghệ cao từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, kết quả là không có bất kỳ một patent nào đƣợc cấp cho các sáng chế công nghệ cao (trong 10 năm, tỉnh Hải Dƣơng không có bất kỳ một patent nào đƣợc cấp cho sáng chế công nghệ cao), các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam đã lúng túng nghiên cứu lặp lại các sáng chế mà loài ngƣời đã bỏ qua nhiều năm. Luận văn sẽ chứng minh các nhận định này trong chƣơng 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tác động qua lại giữa chính sách khoa học và công nghệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)