CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
3.3. Đánh giá tác động của bảo hộ sở hữu công nghiệp đến chính sách khoa học
khoa học và công nghệ
3.3.1. Đánh giá tác động dương tính
Qua khảo sát thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng cho thấy, việc bảo hộ sở hữu công nghiệp với tƣ cách nhƣ là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách KH&CN, sự tác động dƣơng tính này thể hiện trên các khía cạnh:
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy việc nghiên cứu, trƣớc hết là nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp. Đứng trƣớc nhu cầu của thị trƣờng, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thay đổi giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ... để có các sản phẩm đạt chất lƣợng nhằm tăng vị trí cạnh tranh trên thị trƣờng khẳng định chỗ đứng của mình. Không thể thực hiện đƣợc chính sách KH&CN nếu không bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với két quả nghiên cứu của doanh nghiệp, do đó có thể khẳng định bảo hộ sở hữu công nghiệp chính là một công cụ hữu hiệu thực hiện chính sách KH&CN;
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy việc nghiên cứu tại các tổ chức tập thể, thể hiện qua việc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tài sản của tập thể cá nhân, doanh nghiệp thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể chỉ tồn tại và phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội khi mà sản phẩm mang nhãn hiệu đó có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng;
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã thúc đẩy việc nghiên cứu tại công đồng thông qua việc nghiên cứu bảo hộ chỉ dẫn địa lý – tài sản quốc gia đƣợc Nhà nƣớc giao cho tổ chức đại diện cộng đồng quản lý.
Nhƣ vậy, có thể nói việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đã tác động dƣơng tính đến chính sách KH&CN.
3.3.2. Đánh giá tác động âm tính
Mặc dù việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đã có những tác động dƣơng tính đến chính sách KH&CN nhƣ vừa phân tích ở mục trên, nhƣng qua khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng đã tác động âm tính đến chính sách KH&CN, qua đây có thể bổ khuyết cho những khía cạnh mà chính sách KH&CN chƣa đề cập đến.
Những tác động âm tính đƣợc thể hiện:
- Một số cá nhân, doanh nghiệp do không tra cứu thông tin KH&CN nên đã tiến hành nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đã đƣợc công bố, dẫn đến việc không thể bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với những kết quả nghiên cứu này đƣợc;
- Khiếm khuyết của thông tin KH&CN thể hiện từ việc thông tin không kịp thời đã gây lãng phí tài sản, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp nhƣ đã phân tích trong mục 3.2.2.
- Thị trƣờng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chƣa hình thành đối với lĩnh vực sản xuất truyền thống, chế biến nông sản, thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này có nguồn gốc từ việc mới chỉ có chính sách KH&CN điều chỉnh quyền sử dụng trƣớc đối với sáng chế trong trƣờng hợp chung, còn đối với trƣờng hợp cụ thể khó phân định nhƣ đã phân tích thì chính sách KH&CN chƣa thể điều chỉnh.
Nhƣ vậy, có thể nói việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đã có tác động bổ khuyết đến những lĩnh vực mà chính sách KH&CN chƣa thể điều chỉnh, qua đây có thể nghiên cứu để bổ sung chính sách KH&CN cho hoàn chỉnh.
Kết luận Chƣơng 3
Trong Chƣơng 3, Luận văn đã khảo sát thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng để chứng minh:
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp với tƣ cách nhƣ là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách KH&CN thông qua việc:
+ Thúc đẩy việc nghiên cứu, trƣớc hết là nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp;
+ Thúc đẩy việc nghiên cứu tại các tổ chức tập thể; + Thúc đẩy việc nghiên cứu tại cộng đồng;
Đồng thời, qua khảo sát thực tiễn cũng chứng minh bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng có thể bổ khuyết cho những khía cạnh mà chính sách KH&CN chƣa đề cập đến.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, Luận văn đã chứng minh đƣợc các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách KH&CN, bảo hộ sở hữu công nghiệp và sự tác động qua lại của chính sách KH&CN tới hoạt động bảo hộ sở hữu công nghiệp.
- Chính sách KH&CN đã tác động dƣơng tính đến bảo hộ sở hữu công nghiệp;
- Bảo hộ sở hữu công nghiệp đóng vai trò là công cụ trong việc thúc đẩy thực hiện chính sách KH&CN, đồng thời tác động trở lại quá trình điều chỉnh chính sách KH&CN.
Điểm đáng lƣu ý là qua khảo sát thực tiễn Luận văn đã mở rộng mục tiêu nghiên cứu cụ thể bằng cách bác bỏ một phần giả thuyết nghiên cứu trong phần mở đầu của Luận văn đã đề ra, cần phải bổ sung thêm chính sách KH&CN tác động âm tính đến hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Luận văn cũng cho thấy chính sách KH&CN đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về cơ bản là đúng hƣớng, tuy nhiên cũng có những chính sách đƣợc đặt ra đã có hiệu ứng không tích cực nhƣ đã để mặc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ nƣớc ngoài (mà trƣớc hết và phần lớn là từ Trung Quốc) tồn tại trên thị trƣờng. Mặt khác, ngăn cản việc xuất khẩu hàng hóa liên quan đến sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam ra nƣớc ngoài.
Để kết thúc mục này, tác giả Luận văn rất mong các nhà hoạch định chính sách KH&CN tham khảo lƣu ý mới nhất của Văn phòng Đại diện thƣơng mại Mỹ (USTR) về Báo cáo đặc biệt số 301 năm 2013 trong đó tiếp tục liệt Trung Quốc vào danh sách những nƣớc cần theo dõi đặc biệt về xâm phạm quyền SHTT. Nội dung của Báo cáo đặc biệt số 301 năm 2013 là phù hợp với nhận định của Luận văn đƣợc nêu tại Chƣơng 1, Trung Quốc thực
hiện chính sách KH&CN: tập trung đầu tƣ tài chính cho các nghiên cứu thuộc những lĩnh vực mà doanh nghiệp/cá nhân chƣa quan tâm, doanh nghiệp/cá nhân có thể xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nƣớc ngoài thuộc những lĩnh vực mà họ quan tâm.
KHUYẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn việc bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, tác giả Luận văn khuyến nghị đến các cơ quan hoạch định chính sách KH&CN những điểm sau đây:
- Sửa đổi quy định theo hƣớng coi việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là tội phạm hình sự nhằm ngăn chặn việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang diễn ra;
- Nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.3, việc không kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài, khi hàng hóa này không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật quốc gia, nơi có thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa. Để hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và uy tín quốc tế, nên có lộ trình cụ thể: trƣớc mắt chỉ kiểm soát hàng hóa xuất khẩu có liên quan đến quyền tác giả (lý do vì đối tƣợng này tuân theo nguyên tắc bảo hộ tự động đƣợc quy định tại Công ƣớc Berne), sau đó mở rộng kiểm soát đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, nhƣng không kiểm soát đối với sáng chế (lý do vì các đối tƣợng này tuân theo nguyên tắc bảo hộ độc lập đƣợc quy định tại Công ƣớc Paris, chúng có thể vi phạm pháp luật Việt Nam nhƣng lại không vi phạm pháp luật quốc gia – nơi có thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa);
- Có biện pháp cập nhật thông tin KH&CN để phục vụ kịp thời nhu cầu tra cứu thông tin của doanh nghiệp, tránh gây thiệt hại đến tài chính và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghiên cứu, bổ sung quy định về quyền sử dụng trƣớc đối với sáng chế trong lĩnh vực sản xuất truyền thống, ví dụ chế biến nông sản, thực phẩm;
- Có biện pháp hình thành thị trƣờng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất truyền thống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Phi Anh, Trần Văn Hải (2011), Sáng chế và mẫu hữu ích,
Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội
2. Cục SHTT (2012), Tài liệu giảng dạy về SHTT, Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ”, Chương trình 3
3. Cục SHTT (2012), Tài liệu giảng dạy về SHTT, Sản phẩm của dự án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ”, Chương trình 7
4. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội, 2010
6. Trần Văn Hải (2010), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của WTO: lợi ích quốc gia hay uy tín quốc tế? Tạp chí Hoạt động khoa học, số 610 tháng 3.2010
7. Trần Văn Hải (2013), Bài giảng Đại cương về sở hữu trí tuệ, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội
8. Nguyễn Duy Lãm: Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996
9. Hoàng Lan Phƣơng (2013), Phân tích việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Phụ lục bài giảng
Tổng quan về Sở hữu trí tuệ, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội, 2013
10. Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ nhiệm): Từ điển luật học, Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 1999
11.Vũ Khắc Trai: Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp - 380 câu Hỏi và Đáp dành cho doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tháng 02/2006
12.Sở KH&CN Hải Dƣơng (2010), Báo cáo kết quả thực hiện đề án: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2007-2010
13.Sở KH&CN Hải Dƣơng (2010), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra 2010
14.Sở KH&CN Hải Dƣơng (2010), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra 2011
15.Sở KH&CN Hải Dƣơng (2010), Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Thanh Hà” cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Hải Dương
16.Sở KH&CN Hải Dƣơng (2011), Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp cái hoa vàng Kinh Môn" cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương
17. Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) 1998, Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998
Tiếng Anh
18. Freeman, C. (1987), Technology Policy and Economic Performance: Lessons from Japan, London, Frances Pinter
19. Meghna Banerjee & Susanah Nausahd (2010), Grant Of Geographical Indication Designation To Tirupati Laddu:commercialization Of Faith,
National University of Juridical Sciences, Kolkata, West Bengal, India 20. Perez, C. (1983), Structural change and the assimilation of new
technologies in the economic and social system, Futures, vol. 15, no.5 21. A. R. Stim (2009), Patent, Copyright & Trademark, Intellectual
property, United States, Popular works, 2009
22. WIPO, What is Intellectual Property? WIPO Publication No. 450(E). ISBN 978-92-805-1555-0