Mối quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, sẻ chia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.2.Mối quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, sẻ chia

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.2.Mối quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, sẻ chia

Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ được đề cập đến nhiều trong ca dao tục ngữ. Bắt đầu từ mối quan hệ này mà nảy sinh và hình thành nhiều mối quan hệ khác trong gia đình và ngoài xã hội.

Xét trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ gắn bó, gần gũi cả về thể xác lẫn tâm hồn: “Vợ chồng đầu gối tay ấp” [38, tr. 341].

Đó là kết quả của tình yêu son sắt thủy chung, lúc nào cũng gắn bó keo sơn, không thể chia tách. Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ được thắt chặt bởi hôn nhân, duyên phận. Trong xã hội phong kiến mối quan hệ này thường do cha mẹ quyết định theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và vì thế “may

gặp duyên, chẳng may gặp nợ”. Cái “duyên” và cái “nợ” do tùy từng người

cảm nhận khi chung sống.

Tình cảm vợ chồng, lòng thủy chung son sắt là một đề tài lớn trong ca dao, tục ngữ. Lòng thủy chung son sắt ấy không chỉ được thể hiện trong lúc an nhàn, hạnh phúc mà còn trong những lúc cơ cực, bần hàn: “Rủ nhau lên

núi đốt than/ Chồng mang đòn gánh vợ mang quanh giành/ Củi than nhem nhuốc với tình/ Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên” [38, tr. 257].

Hạnh phúc lớn của một gia đình là vợ chồng hiểu nhau, thương nhau và sống cho nhau. Ở đây, hạnh phúc đơn sơ trong công việc lem luốc mà đáng quý biết bao: “Củi than nhem nhuốc với tình”. Sự đồng tâm, nhất trí của cả hai vợ chồng dồn vào công việc, càng vất vả gian lao bao nhiêu thì sự gắn bó càng lớn lao bấy nhiêu. Bởi lẽ, trong tâm thức của người vợ, chồng mình luôn

là tất cả: “Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương

mặc người” [39, tr. 87].

Càng vất vả bao nhiêu thì tình thương của vợ chồng lại càng lớn lên bấy nhiêu, cũng như than kia có nhem nhuốc thì tình vợ chồng vẫn son sắt trước sau: “Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên”.

Cuộc sống có khó khăn gian khổ biết bao nhiêu, dù có phải lên rừng, hay xuống biển thì tình nghĩa vợ chồng cũng không thay đổi: “Rủ nhau xuống

biển mò cua/ Đem về nấu quả mơ chua trên rừng/ Em ơi chua ngọt đã từng/ Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau” [38, tr. 257].

Lòng chung thủy là biểu hiện cao đẹp nhất trong đạo lý làm người. Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về cuộc sống của vợ chồng gắn bó với nhau trong gian khổ, sung sướng. Rừng với bể là nơi thường xảy ra bão táp, sóng gió, luôn thường trực mối nguy hiểm rình rập, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ nói lên những khó khăn, vất vả trong cuộc sống mà vợ chồng phải trải qua. Thế nhưng, trong hoàn cảnh phong ba, bão táp như vậy, họ vẫn cùng nhau chia sẻ đã giúp ta hình dung đây là một cuộc sống đầy hạnh phúc. Và một khi đã trải qua muôn vàn những đắng cay thử thách rồi thì chắc chắn “non xanh nước bạc” vợ chồng cũng không bao giờ phụ nhau.

Câu ca dao giúp ta hiểu rằng dù cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng cuối cùng con người vẫn hướng về sự thủy chung, son sắt, gắn bó. Ta cảm nhận ở đây được sự mộc mạc, chân chất trong tâm hồn dân tộc. Cuộc sống với bao đắng cay, nhọc nhằn nhưng tâm hồn người dân quê vẫn lấp lánh một tình yêu cuộc sống. Và có lẽ lớn lao hơn hết là thông qua những lời ca dao ấy là lời nhắn nhủ của cha ông về đạo lý, nghĩa tình cho thế hệ con cháu mai sau.

Bên cạnh đó, trong mối quan hệ vợ chồng người Việt luôn luôn có sự sẻ chia với nhau giữa vợ và chồng. Nếu người chồng được coi là trụ cột của

gia đình, thì người vợ là người nắm giữ kinh tế, quản lý chi tiêu và chăm chút, cất giữ cho gia đình: “Chồng như đó, vợ như hom” [38, tr. 391].

Người vợ một lúc thực hiện nhiều vai trò trong gia đình, vừa là con dâu, vừa là vợ,vừa là mẹ. Họ luôn giữ vai trò trung tâm, là người giữ lửa hạnh phúc gia đình. Với chồng, vợ là người chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ xây dựng gia đình hạnh phúc, vượt mọi khó khăn trong cuộc sống. Sự thuận hòa giữa vợ và chồng là điều kiện để xây dựng một gia đình yên ấm: “Thuận

vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” [39, tr. 213].

Vợ chồng không chỉ cùng nhau xây dựng kinh tế gia đình mà phải giúp đỡ nhau trong việc nuôi dạy con cái nên người. Vai trò của người mẹ trong gia đình là vô cùng quan trọng, bởi mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất tới nhân cách của con cái, chẳng thế mà tục ngữ có câu: “Con hư tại

mẹ, cháu hư tại bà” [38, tr. 420].

Câu tục ngữ ngụ ý rằng cha mẹ có thương con thì nên “Dạy con từ thuở

còn thơ” [15, tr. 216] để tạo nề nếp, định hướng cho con ngay từ khi còn nhỏ,

không nên nuông chiều con quá mức sẽ dễ làm con hư thậm chí lớn lên sẽ sai đường lạc lối.

Trong cuộc sống, vợ chồng phải biết yêu thương, nhường nhịn, sẻ chia với nhau, bởi: “Vợ chồng là nghĩa già đời/ Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt

hơn” [39, tr. 214].

Hay: “Vợ chồng là nghĩa phu thê/ Tay ấp, má kề sinh tử có nhau” [38, tr. 341]. Chính vì sinh tử có nhau nên trong cuộc sống, đôi lúc giữa vợ chồng không tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột, hoặc bất đồng ý kiến với nhau về một vấn đề nào đó thì phải nghe theo lời khuyên của ông bà: “Chồng

Vợ chồng có nhau là để trông cậy, nương tựa vào nhau, là mối quan hệ hai chiều và đặt trong cùng mối quan hệ với người thân trong gia đình: “Trẻ

cậy cha, già cậy con” [38, tr. 419].

Sự cậy nhờ ở đây không đồng nhất với viêc phụ thuộc, dựa dẫm hoàn toàn mà là sự trông nom, chăm sóc, đỡ đần lúc ốm đau. Đó là mối quan hệ gắn bó yêu thương không tách rời. Hai người cùng phải có trách nhiệm với nhau và với những thành viên khác trong gia đình, không chấp nhận thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm hoặc không thủy chung. Không người chồng hoặc người vợ nào chấp nhận vợ hoặc chồng mình có những mối quan hệ bên ngoài với người phụ nữ hoặc đàn ông khác.

Ca dao, tục ngữ phản ánh mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt, đề cao tình yêu thương, lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ, tấm lòng yêu thương bao la của chồng dành cho vợ, đồng thời thể hiện sự sẻ chia, chung lưng đấu cật của vợ chồng trong quá trình vun đắp hạnh phúc gia đình. Những câu ca dao, tục ngữ ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 58 - 61)