Mối quan hệ tôn sư trọng đạo, bạn bè tình nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.5Mối quan hệ tôn sư trọng đạo, bạn bè tình nghĩa

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.5Mối quan hệ tôn sư trọng đạo, bạn bè tình nghĩa

Mối quan hệ thầy trò được ca dao, tục ngữ khắc họa đậm nét. Người thầy trong xã hội xưa có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với nhân dân. Dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không giàu sang, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể: “Muốn sang thì bắc cầu

Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” [39, tr. 220].

Không giàu về vật chất, không sang về địa vị nhưng người thầy có cả một “gia tài” không phải ai cũng có được. Đó là tri thức, là hiểu biết, là kỉ cương mẫu mực, làm chủ được những thứ ấy mới được làm thầy.

Bởi thế, người ta tôn trọng, nể phục thầy cũng là điều dễ hiểu. Và đặc biệt, người thầy được tôn trọng, kính nể không chỉ vì thầy có tri thức, kỉ cương mẫu mực mà quan trọng hơn là người thầy đã dùng tri thức và kỉ cương của mình để dạy dỗ, dìu dắt, uốn nắn bao thế hệ học trò nên người. Tục ngữ đã khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên” [39, tr. 220].

Đối với mỗi người học trò, cho dù có thông minh, tài giỏi đến đâu cũng không thể tự mình tiếp cận với vốn tri thức của nhân loại mà không cần đến sự dìu dắt, định hướng của người thầy.

Chúng ta đều biết rằng, mỗi con người không phải tự nhiên được sinh ra, tự nhiên lớn lên và trưởng thành mà luôn được sự chăm sóc, chở che, dạy dỗ của nhiều người. Lúc còn nhỏ, ta chịu công ơn sinh thành, dưỡng dục cao như núi Thái Sơn của cha, mênh mông như nước trong nguồn của mẹ. Còn khi lớn lên, khi chúng ta đi học thì người gần gũi, uốn nắn cho ta không ai khác chính là người thầy: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” [39, tr. 221].

Như vậy là người xưa đã đặt người thầy ngang hàng với đấng sinh thành ra mình. Bởi cơm, áo và chữ đều rất quan trọng. Cha mẹ cho con cơm no để ăn, áo ấm để mặc thì người thầy cho con tri thức để hiểu biết, để làm chủ cuộc đời.

Người thầy không chỉ dạy trò biết chữ mà còn dạy trò biết bao điều hay lẽ phải, đạo lý đúng ở đời. Người học trò không chỉ được học chữ, học điều hay lẽ phải mà còn nhận được ở thầy sự quan tâm, ân cần. Vì vậy, trong lòng mỗi người học trò luôn ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy:“Nhất tự vi sư, bán

tự vi sư” [39, tr. 225].

Thế mới biết nhân dân ta đã coi trọng người thầy và nghề dạy học đến mức nào. Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người và vì thế, quan hệ thầy trò trở nên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng như tình cha con. Mỗi người ngoài việc phải sống có hiếu với cha thì còn phải sống có nghĩa với thầy. Mỗi năm khi Tết đến, xuân về, vào dịp hội lễ, học trò đến thăm hỏi thầy giáo đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” [39, tr. 217].

Để được trò kính như cha, bản thân người thầy không chỉ có chữ mà còn phải là người có tình thương, trách nhiệm: “Mẹ muốn con hay, thầy muốn

Người thầy còn mang cả những trăn trở, lo lắng của xã hội vào trong cuộc sống của mình: “Còn trời còn nước còn non/ Còn người thất học ta còn

phải lo” [39, tr. 225].

Hình ảnh người thầy cũng như tình cảm yêu kính của nhân dân đối với người thầy được thể hiện qua ca dao, tục ngữ chiếm một bộ phận không nhỏ trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Điều đó cho thấy người thầy có một ảnh hưởng khá lớn trong đời sống của mỗi người nói riêng và với xã hội nói chung. Tình cảm thầy trò đã trở thành thứ tình cảm gắn bó, gần gũi một cách tự nhiên mà vô cùng thiêng liêng, cao cả, làm nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Truyền thống ấy như mạch nước ngầm, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt thời gian từ xưa, đến nay và mãi mãi về sau.

Bên cạnh mối quan hệ thầy trò được ca dao, tục ngữ thể hiện rất sâu sắc, thì mối quan hệ bạn bè cũng là một nội dung không thể không nhắc đến, bởi lẽ, không ai sống mà không có bạn bè, không có người hướng đường chỉ lối. Tình bạn là mối quan hệ giữa những con người hiểu nhau, tin tưởng nhau, biết lắng nghe và biết chia sẻ cùng nhau. Bởi vậy, sau tình cảm vợ chồng, tình yêu đôi lứa thì tình cảm bạn bè được coi là thứ tình cảm gần gũi, giản dị mà nhất mực quan trọng trong đời sống tâm hồn con người. Vì vậy ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào, tình bạn đẹp vẫn luôn được ngợi ca: “Bạn vàng lại

gặp bạn vàng/ Long, lân, quy, phượng, một đoàn tứ linh” [38, tr. 106].

Chính vì bạn có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi người nên vì thế ông cha ta đã răn dạy: “Anh em bạn hữu phải nên chọn

người” [39, tr. 223]; “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” [39, tr. 217].

Chọn bạn để chơi cũng giống như chọn nơi để ở là điều rất quan trọng. Nó không chỉ đúng trong xã hội xưa mà cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Chọn được một người bạn tốt để chơi cũng sẽ học hỏi được những điểm

tốt từ phía họ và ngược lại, nếu chọn nhầm bạn không tốt thì không khác gì “gần mực”, sẽ có một lúc nào đó bị ảnh hưởng những tính nết xấu đó.

Không những thế, ông cha ta cũng khuyên dạy, trong lúc chơi cùng bạn bè phải phấn đấu sao cho không được để thua bạn: “Thua trời một vạn/

Không bằng thua bạn một ly” [38, tr. 106], hay ít ra cũng phải có tinh thần

cầu thị, nhanh tiến bộ: “Học thầy không tày học bạn” [39, tr. 217].

Mối quan hệ bạn bè chính là mối quan hệ tình nghĩa, đây được coi như thứ tình cảm vô cùng trong sáng, thánh thiện không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 67 - 70)