Tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, bình dị, thiết tha, mãnh liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.1.Tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, bình dị, thiết tha, mãnh liệt

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.1.Tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, bình dị, thiết tha, mãnh liệt

Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc, cho nên dù ở thời đại nào thì tình yêu cũng luôn là đề tài bất tận cho những áng văn chương và với ca dao, tục ngữ cũng thế. Ca dao, tục ngữ xưa nói rất tinh tế, ý nhị, sâu sắc về tình yêu nam nữ của người bình dân.

Tình yêu đôi lứa trong ca dao, tục ngữ xưa thể hiện sự chân thành, trong sáng của các chàng trai cô gái. Ca dao, tục ngữ là nơi chắt lọc biết bao vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, trong sáng của những tình yêu mộc mạc mà đằm thắm: “Đôi

ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu” [38, tr. 252]. “Lửa

mới nhen” nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao và sáng tỏ, “đèn mới khêu” thì nguồn sáng mới chỉ là lúc bắt đầu. Hàng loạt những hình ảnh so sánh gần gũi, mộc mạc mà giản dị được các tác giả dân gian sử dụng để khẳng định mối quan hệ tình cảm giữa chàng trai và cô gái. Tình cảm ấy mới

chỉ là buổi ban đầu nhưng chắc chắn sẽ thiết tha và sâu nặng. Và tình cảm thiết tha, sâu nặng ấy sẽ được phát triển lên tới mức không thể chia cắt: “Đôi ta như

thể con tằm/ Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong/ Đôi ta như thể con ong/Con quấn con quýt, con trong con ngoài” [38, tr. 263].

Tình yêu đã khiến cho con người trở nên nhân ái, lương thiện hơn, và đặc biệt hơn cả khi tình yêu trong sáng, thánh thiện ấy lại được sinh ra trong ngọn nguồn của không khí lao động sản xuất. Trong khung cảnh lao động, tình yêu của các chàng trai, cô gái trở nên mộc mạc, gần gũi và đẹp đẽ hơn bao giờ hết:

“Bao giờ cho đến tháng hai/ Con gái làm cỏ con trai be bờ” [39, tr. 103].

Những tình cảm ấy xuất phát từ tình yêu và từ những điều mộc mạc và bình dị nhất, sự bình dị ấy được thể hiện ngay ở trong cách thổ lộ tình cảm của chàng trai đối với cô gái như trong bài ca dao: “Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen/ Em được thì cho anh xin/ Hay là em để làm tin trong nhà/ Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu/ Áo anh sứt chỉ đã lâu/ Nay mượn cô ấy về khâu cho cùng/ Khâu rồi anh sẽ trả công/ Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho/ Giúp em một thúng xôi vò/ Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp em đôi chiếu em nằm/ Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo/ Giúp em quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” [38, tr. 359].

Nếu bài ca dao là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh thì xúc cảm thẩm mỹ được bắt đầu từ chính lao động và tình yêu đôi lứa. Nói một cách khác là tình cảm từ cái nền của tình yêu lao động mà tình yêu lứa đôi ra đời:

“Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”

Đây là một lời tự sự nghe rất chân tình nhưng cũng chính là cái cớ, một cái cớ của nghệ thuật để hình thành một tình yêu đôi lứa trong lao động. Đây chính là đối tượng thẩm mỹ chi phối toàn bộ quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân gian.

Bắt đầu từ cái cớ ấy, cảm xúc thẩm mỹ, tình yêu từ trái tim cứ tuôn trào một cách tự nhiên và chân thật: “Em được thì cho anh xin/ Hay là em để làm

tin trong nhà/ Áo anh sứt chỉ đường tà/ Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”…

Cho đến: “Giúp em quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo

buồng cau”

Đây chính là lời thổ lộ tình yêu, là ước mơ, là khát vọng về hạnh phúc về tình yêu đôi lứa của chàng trai chân quê. Dù tình cảm, thái độ của cô gái trong bài ca dao như thế nào đi nữa thì khát vọng ấy vẫn cứ dâng trào, tràn ngập khiến cho ta có cảm giác như được chia sẻ niềm hạnh phúc ấy. Và chính cái khát vọng hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa là ngọn nguồn cảm xúc thẩm mỹ để tác giả dân gian sáng tác nên tác phẩm này.

Qua bài ca dao, ta khẳng định rằng, tác giả dân gian từ hiện thực đã phát hiện ra được đối tượng thẩm mỹ: tình yêu đôi lứa trong lao động sản xuất và khát vọng hạnh phúc trong tình yêu ấy. Đó chính là cái đẹp, là ngọn nguồn của cảm xúc thẩm mỹ, mà cái đẹp trong lao động, trong tình yêu là cái đẹp chỉ có ở con người như Mác đã viết: “Bản chất con người là luôn luôn sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [30, tr. 20]. Nên bài ca dao thực sự là tác phẩm nghệ thuật của những người nông dân Việt Nam.

Có những điều mà chàng trai hứa với cô gái trong bài ca dao này:

“Giúp em một thúng xôi vò/ Một con lợn béo, một vò rượu tăm…” thì rõ ràng

là chàng trai cũng không giàu có gì, có lẽ chàng trai cũng chỉ là người thuộc tầng lớp sống được, đủ ăn. Bởi lẽ, con người bao giờ cũng sống với ước mơ, với khát vọng, mỗi một tầng lớp đều có những ước mơ, khát vọng riêng của mình. Chàng trai này cũng thế, cũng có một ước mơ đơn giản, một khát vọng bình thường mà cháy bỏng, đó là khát vọng hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi. Có thể nói rằng được sống chưa hẳn đã là hạnh phúc của con người, mà được sống trong lao động, trong tình yêu mới thật sự là hạnh phúc của kiếp người.

Đó có lẽ là một điều tự nhiên, hợp với quy luật sinh tồn và phát triển của con người. Vì thế, có thể nói rằng triết lý của bài ca dao là ở chỗ nó nói lên khát vọng chân chính của người nông dân Việt Nam, của con người Việt Nam nói chung là được sống trong lao động và trong tình yêu đôi lứa, ngọn nguồn của sự trường tồn và bất tử của con người.

Tính nhân văn trong tình yêu đôi lứa còn được thể hiện ở tình cảm thiết tha, mãnh liệt của các chàng trai, cô gái. Tình cảm ấy được gửi gắm trong ca dao: “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi” [38, tr. 253] là lời của cô gái bày tỏ một ước mơ trong tình yêu lứa đôi. Chỉ có hai câu lục bát mà đủ diễn tả cả một tình yêu thiết tha mãnh liệt. Câu ca dao mở đầu bằng hình ảnh con sông, con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Nhưng có hề gì khi mà “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Tuy nhiên, “lội” cũng là một sự khó khăn, nếu “bắc cầu” thì đôi lứa sẽ dễ dàng hơn. Cho nên cô gái “ước gì sông rộng một gang”. Cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lý thú vị. Sự vô lý trong trong điều mơ ước diễn tả điều có lý của tình yêu. Cây cầu- dải yếm là hình tượng đặc sắc của bài ca. Cây cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình dân Việt Nam. Mô tip này xuất phát từ cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào mà chẳng có sông, rạch, vì thế nên có cầu. Cầu là phương tiện giao thông, cầu cũng là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hẹn hò của trai gái, cầu đi vào ca dao, trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu.

Sự mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa còn được thể hiện ngay trong những lời tỏ tình của các chàng trai: “Đố ai quét sạch lá rừng/ Để anh khuyên gió,

gió đừng rung cây/ Rung cây, rung cỗi, rung cành/ Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng [38, tr. 258].

Những sắc thái tình yêu trong ca dao, tục ngữ muôn phần phong phú và ấn tượng, thông qua những cung bậc cảm xúc ấy, cha ông ta đã gửi gắm một triết lý nhân sinh sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người, một mối quan hệ vô cùng đặc biệt làm nên những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 54 - 58)