Mối quan hệ anh em thuận hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 66 - 67)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.4.Mối quan hệ anh em thuận hòa

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.4.Mối quan hệ anh em thuận hòa

Mối quan hệ anh em thuận hòa được biểu hiện cụ thể ở mối quan hệ giữa anh chị em ruột với nhau trong một gia đình, đó là mối quan hệ không thể tách rời: “Anh em như thể tay chân” [39, tr. 221].

Bởi lẽ họ cùng chung với nhau một núm ruột, cùng từ bụng mẹ mà ra, cùng từ cha, từ mẹ mà có được hình hài, thể xác. Vì thế, anh chị em trong gia đình phải đoàn kết yêu thương nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.

Tình cảm yêu thương gắn bó của anh chị em ruột được thể hiện dù ở bất kỳ nơi nào và hoàn cảnh nào. Đó là những biểu hiện, ứng xử đẹp của những người cùng chung dòng máu: “Chị ngã em nâng”; “Anh em hạt máu

sẻ đôi” [39, tr. 221].

Anh em thuận hòa tạo nên một gia đình ấm êm, hạnh phúc: “Anh em

thuận hòa là nhà có phúc”; “Chị em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc mọi đường yên vui” [39, tr. 221].

Tuy nhiên, sự va chạm, xô xát giữa anh chị em trong gia đình là những điều không thể tránh khỏi nên tục ngữ cũng răn dạy: “Anh em trong nhà đóng

cửa bảo nhau” [39, tr. 221].

Anh chị em trong gia đình dù có thế nào cũng là tình cảm ruột thịt, đáng quý cần phải trân trọng và giữ gìn: “Em khôn cũng là em chị, chị dại

cũng là chị em” [39, tr. 221].

Và phải biết giúp đỡ, hy sinh cho nhau chứ không được đá đáp lẫn nhau: “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá

nhau” [38, tr. 432].

Người Việt luôn hướng đến sự thuận hòa, bình an và hạnh phúc, họ luôn mong ước đến sự tốt lành, và điều ấy được phản ánh đầy đủ trong ca dao, tục ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 66 - 67)