Mối quan hệ trong gia đình trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.3.Mối quan hệ trong gia đình trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.3.Mối quan hệ trong gia đình trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu

Mối quan hệ trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu trong ca dao, tục ngữ được biểu hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa ông bà - cha mẹ - con cái.

Sự nghiệp gia đình do ông bà, cha mẹ xây dựng và tạo lập, thế hệ sau là con cháu tiếp nối lưu truyền và phát triển. Trong gia đình, đó là mối quan hệ ruột thịt thiêng liêng cao cả. Tục ngữ đã nói mối quan hệ ấy như là một đối tượng phản ánh không thể tách rời: “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội

như sông có nguồn” [38, tr. 422].

Ông bà, cha mẹ luôn là những tấm gương sáng cho con cái học tập, noi theo. Sự sinh thành, phát triển nhân cách cũng như sự trưởng thành của con cái đều bị chi phối bởi nền giáo dục từ gia đình mà trước hết là từ phía cha mẹ. Đó là tấm gương phản chiếu giúp con cái học tập: “Cha nào, con nấy”;

“Mẹ nào, con nấy”; “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”; “Giỏ nhà ai, quai nhà nấy” [38, tr. 417].

Ông bà chính là những cây cao, bóng cả, luôn răn dạy con cháu những điều hay, lẽ phải. Bởi vậy, ca dao, tục ngữ khuyên con cháu luôn luôn phải kính trọng và nhớ về ông bà, tổ tiên: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” [39, tr. 89].

Nuộc lạt - một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách tự nhiên, giản dị và gần gũi. Hình ảnh so sánh bao nhiêu, bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con đối với ông bà cùng với âm điệu lời ca dao da diết thể hiện sự kính trọng, biết ơn. Nỗi nhớ ấy được hình ảnh hóa, lớp lớp tầng tầng in sâu trong lòng con cháu. Và ta chợt nhận ra rằng: “Cây

khô đâu dễ mọc chồi/ Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta/ Non cao bao tuổi mà già/ Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu” [38, tr. 429].

Tim ta chợt nhói đau khi nhìn mái tóc hoa râm của ông bà, cha mẹ. Ta ước ao, níu kéo mong thời gian quay trở lại nhưng tiếc thay đó đã là quy luật của đất trời. Có lúc nào đó ta ngồi nghĩ về cha mẹ, ông bà và về chính bản thân mình như lời ca dao xưa đã nhắc nhở: “Ngày nào em bé cỏn con/ Bây

giờ em đã lớn khôn thế này/ Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” [38, tr. 428].

Ý nghĩa nhân văn thứ hai mà cha ông ta muốn gửi gắm chính là mối quan hệ cha con chí hiếu để nói lên vai trò của cha mẹ đối với con cái, đồng thời khuyên con cái phải làm trọn đạo hiếu để báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Ca dao, tục ngữ đã đặt ra vai trò của người làm cha làm mẹ, và vai trò ấy đã được ghi nhận một cách rõ ràng. Đó là vai trò trụ cột gia đình của người cha, vai trò không thể thiếu được ở trong bất cứ một gia đình nào. Người cha

cho con lòng can đảm, dũng cảm vượt qua mọi chông gai, thử thách của cuộc sống, cho con khí chất mạnh mẽ, dám làm dám chịu và để con đủ lông đủ cánh khẳng định bản thân mình trong cuộc sống. Bao giờ cha cũng là người nghiêm khắc dạy dỗ, uốn nắn con cái. Vì thế: “Con không cha như nhà không

nóc”; “ Con không cha con trễ, cây không rễ cây hư” [38, tr. 423].

Người cha luôn là biểu tượng cho uy quyền, mạnh mẽ. Tình cha con trong gia đình luôn được đề cập ở những khía cạnh to lớn “Mẹ đánh một trăm

không bằng cha ngăm một tiếng” [38, tr. 421].

Bên cạnh vai trò to lớn của người cha trong gia đình thì không thể không nhắc đến vai trò của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Nếu như nói về tình cha con tục ngữ khẳng định “phụ tử tình thâm” thì nói đến tình mẫu tử, tục ngữ cũng một lần nữa đề cao vai trò của người mẹ mà trước hết đó là sự hy sinh lớn lao, âm thầm mà lặng lẽ: “Mẹ nuôi con biển hồ lai láng” [38, tr. 424].

Sự khó khăn vất vả để nuôi con đã khiến cho người mẹ trở nên hao mòn già nua: “Con biết nói mẹ hói đầu”; “Con biết ngồi mẹ rời tay” [38, tr. 419]. Tất cả những hy sinh ấy cha mẹ dành cho con, âm thầm lặng lẽ mà chẳng hề kể công. Công ơn trời bể ấy của cha mẹ chẳng thể nào kể siết. Công ơn ấy chỉ có thể sánh với trời với bể: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ

như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” [38, tr. 428].

Bài ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái. Cha sinh, mẹ dưỡng nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví công lao của người cha. Đây là hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi

dưỡng của cha cũng vậy, không thể nào cân đo đong đếm được. Và hơn thế:

“Con có cha như nhà có nóc” [38, tr. 423].

Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng giống như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói, vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: “Nghĩa mẹ như nước

trong nguồn chảy ra”.

Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh mẹ dành cho con. Công cha, nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Đêm năm

canh chầy thức đủ năm canh” [39, tr. 74].

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn

chữ hiếu mới là đạo con”.

Trong xã hội xưa có biết bao câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận

tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiểu mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ. Câu ca dao ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công cha, nghĩa mẹ là đề tài bất tận mà ca dao, tục ngữ không chỉ nhắc đến một lần, mà còn rất nhiều câu ca dao có ý nghĩa tương tự khi nói về công lao trời biển của cha mẹ. Như bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa

mẹ như nước ngời ngời biển Đông/ Núi cao biển rộng mênh mông/ Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” [15, tr. 223].

Công cha nghĩa mẹ trời biển là vậy, bởi thế chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với công lao cha mẹ, sống cho trọn hiếu, trọn đạo. Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận, hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn, thuận hòa trong gia đình, dòng họ, kính trên, nhường dưới. Thuận ở đây không những là đạo làm con mà còn phải là đạo làm người, là đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”;

“Ăn quả nhớ người trồng cây” [38, tr. 110].

Lối sống và cách ứng xử của người Việt biểu hiện nét văn hóa dân tộc sâu sắc đậm đà của dân tộc. Người Việt Nam nặng chữ hiếu và bao giờ cũng nghiêng về chữ mẹ. Vai trò trách nhiệm của cha mẹ là chăm lo, vun đắp cho con cái và hướng tới sự bình yên của gia đình, và vì thế ông bà, cha mẹ luôn luôn phải tu nhân tích đức để phúc cho con cháu mai sau.

Nguyện vọng của những bậc làm cha làm mẹ là mong cho con cái của mình được trưởng thành khôn lớn. Cha mẹ vui vẻ, sung sướng hay lo âu, nghèo khổ đều là ở cuộc sống của con cái sau này: “Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ”; “Con hơn cha là nhà có phúc” [38, tr. 418].

Cái phúc của một gia đình đó là khi con cháu được thành đạt hơn ông cha của mình. Ngược lại “con dại cái mang” [38, tr. 417].

Dân tộc ta luôn coi trọng con người, coi trọng đạo hiếu, vì vậy, những bài học về tình cảm giữa ông bà, cha mẹ và con cái được phản ánh sâu sắc và truyền từ đời này sang đời khác. Nó được phản ánh theo nhiều mặt, nhiều khía cạnh nói lêm sự sâu sắc trong lối sống, lối nghĩ của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 61 - 66)