Mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 70 - 76)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3.6.Mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng,

2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

2.3.6.Mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng,

đồng, quốc gia dân tộc

Sự gắn bó ruột thịt giữa con người với con người, tinh thần tương thân, tương ái với cộng đồng, với quốc gia dân tộc xét cho cùng nó là một trong những biểu hiện của đạo làm người của người dân Việt Nam.

Xét về lịch sử, đạo làm người trong ca dao tục ngữ Việt Nam đã được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm cùng với quá trình phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam và đương nhiên chịu tác động của nhiều tư tưởng khác nhau, đặc biệt là tư tưởng Nho, Phật, Lão và tam giáo đồng nguyên. Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng những tư tưởng trên nhưng những tư tưởng của Nho, Phật, Lão khi vào Việt Nam đã bị “nhào nặn” bởi văn hóa bản địa tạo nên nét đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Bởi vì con người Việt Nam trước hết là sản phẩm của lịch sử Việt Nam, do đó sẽ mang những nét đặc trưng riêng biệt. Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, yêu đồng loại; tinh thần lạc quan yêu đời; lòng nhân ái, bao dung trọng nghĩa tình đạo lý… tất cả đều mang đậm tính nhân văn, thể hiện tâm hồn và cốt cách của người Việt Nam.

Tình yêu quê hương đất nước đặt con người trong quan hệ gắn bó sống còn với đất nước là điểm xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đối với người Việt Nam, yêu nước là một tình cảm và cũng là một tư tưởng thiêng liêng cao quý nhất, được bắt nguồn từ một tình cảm đơn sơ, giản dị, đó là tình yêu đối với người thân ruột thịt, đó là tình yêu đối với xóm làng, quê hương như lời bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà

dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” [38, tr. 299-300]

Và tình yêu ấy không chỉ dừng lại ở mức độ nhớ thương mà nó còn dâng lên thành lòng căm thù khi đất nước lâm nguy. Tinh thần yêu nước trong đạo làm người Việt Nam được thể hiện ở lòng tự tôn, tự hào dân tộc, không chịu cúi đầu khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, quê hương. “Thằng Tây chớ cậy xác dài/ Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày/ Thằng Tây chớ cậy béo quay/ Mày thức hai buổi là mày bở hơi/ Chúng tao thức bốn đêm rồi/ Ăn cháo ba bữa, chạy mười chín cây/ Bây giờ mới gặp mày đây/ Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao” [38, tr. 526].

Hay: “Chồng em vì nước hy sinh/ Cánh tay mất nửa mối tình còn nguyên”. [38, tr. 526].

Đất nước, quê hương của người Việt Nam là nơi được tạo ra từ đôi bàn tay của chính người Việt Nam qua các cuộc khai khẩn đất hoang, phát triển nông nghiệp, không ngừng đấu tranh chống thiên tai và địch họa. Vì thế con người Việt Nam luôn có sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước và tự hào về điều đó.

Từ xưa cho đến nay, người Việt Nam luôn có một lòng nồng nàn yêu nước, đồng thời cũng căm ghét đến tột độ sự phản bội đối với Tổ quốc, dân tộc. Từ xa xưa, truyền thống trung thành với Tổ quốc, với quê hương, sẵn sàng hy sinh vì quê hương, đất nước đã trở thành lẽ sống, đạo lý của mỗi người

dân. Câu tục ngữ: “Cõng rắn cắn gà nhà” [38, tr. 98] đã phản ánh sự căm ghét đó. Vì dân tộc mà phải kiên quyết đấu tranh chống thái độ thờ ơ, nghiêm trị những kẻ phản bội, tiếp tay làm tay sai cho giặc. Ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh vô biên, lúc thắng lợi không chủ quan tự mãn, lúc hòa bình xây dựng quê hương đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp.

Bên cạnh đó, ở người Việt Nam luôn có tấm lòng quý trọng, yêu thương con người, đồng loại, vì thế cũng đặt con người Việt Nam trong quan hệ gắn bó ruột thịt với cộng đồng. Đây là một đặc trưng nổi bật trong triết lý đạo làm người của người Việt Nam được thể hiện thông qua ca dao, tục ngữ.

Trước hết, đó là ý thức vì cộng đồng, cố kết gia đình - dòng họ - làng xóm - Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử người Việt cổ cư trú ở vùng lưu vực sông Hồng và các chỉ lưu. Đó là thời kỳ xã hội đang chuyển từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp với sự xuất hiện của những công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt. Thời kỳ này, theo cách gọi của Mác thuộc phạm trù công xã nông thôn, còn được bảo tồn rất lâu trong phương thức sản xuất châu Á, mà đặc trưng cơ bản là quyền sử dụng ruộng đất thuộc về công xã, cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng mà thôi. Công xã nông thôn Việt Nam là bên cạnh quan hệ láng giềng: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” [39, tr. 218], địa lý, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên trong công xã. Cuộc đấu tranh khắc phục những trở ngại của thiên nhiên để khai phá đất hoang, rừng rậm, chống hạn hán, ngập lụt đặt ra một cách bức thiết. Từ đây, sức mạnh chống thiên nhiên của con người cũng như chống kẻ thù xâm lược bảo vệ Tổ quốc phải được tạo bởi sức mạnh của các thành viên trong cộng đồng, của sự tập hợp nhiều gia đình nhỏ lại trong công xã nông thôn và sự liên kết nhiều công xã lại thành một cộng đồng lớn hơn với vai trò tổ chức của quyền lực nhà nước. Điều đó giải thích vì sao người dân Việt Nam coi lệ làng, coi trọng những cái được mọi người trong

làng thừa nhận, giá trị lệ làng nhiều khi còn cao hơn cả phép nước: Phép vua

thua lệ làng. Ông cha ta cũng đặc biệt coi trọng dòng họ, tổ tông. Những

người có cùng dòng họ thì yêu thương, đùm bọc, bảo vệ nhau, cùng có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những đặc sắc riêng của dòng họ mình, góp phần tạo nên tính đặc sắc của bản tính dân tộc Việt Nam: “Con người có bố có ông/ Như cây có cội, như sông có nguồn” [38, tr. 422].

Kẻ thù của dân tộc một khi động chạm đến dòng họ, tổ tông, tức là cũng động chạm đến giang sơn, xã tắc buộc người dân phải đồng lòng đứng lên bảo vệ. Như vậy, tinh thần đoàn kết và ý thức sống vì cộng đồng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống và cũng là triết lý sống của con người Việt Nam. Nó là một trong những nguồn gốc tạo nên sức mạnh Việt Nam giúp người dân Việt Nam chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và chiến thắng giặc ngoại xâm hung giữ, hùng mạnh, xảo quyệt. Đây là một di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Và ý thức vì cộng đồng, gắn với cộng đồng, hòa với cộng đồng như một bản thể đã hình thành sâu đậm trong tâm thức con người Việt Nam. Triết lý mà con người Việt Nam thể hiện qua ca dao, tục ngữ là sự đề cao tinh thần tập thể, chỉ khi có sự hợp tác, có sự đồng nhất mới có thể làm nên việc lớn. Bất cứ xã hội nào cũng được cấu thành không phải bởi những con người trừu tượng mà bởi những con người cụ thể, những cá nhân sống. Con người Việt Nam muốn khẳng định qua ca dao, tục ngữ quan niệm của mình là mỗi cá nhân trong xã hội nhất định dù khác nhau đến đâu thì họ đều mang cái chung, họ đều là thành viên của xã hội. Cá nhân không thể sống tách mình ra khỏi tập thể mà phải biết hòa nhập vào tập thể, huy động sức mạnh của tập thể để tạo ra những giá trị phục vụ cho lợi ích chung của tập thể. Vì thế: “Chết một đống hơn sống một người” [39, tr. 221].

Thứ hai, ý thức cộng đồng biểu hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” [39, tr. 221], tôn trọng và hướng về cội nguồn tổ tiên. Là một đất nước ở vùng nhiệt

đới gió mùa, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, bão lũ. Trong hoạn nạn, người dân Việt Nam luôn phát huy truyền thống yêu thương, đùm bọc nhau với tinh thần: “Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy” [39, tr. 222].

Hay: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “Lá lành đùm lá rách”

[39, tr. 221].

Giúp đỡ người khác chính là điều kiện để mỗi cá nhân có thể cùng tồn tại. Tư tưởng tương thân, tương ái không chỉ dừng lại ở mối quan hệ trong gia đình, nội tộc mà đã phát triển lên thành tình yêu thương trong toàn dân tộc. Đó là một dân tộc biết yêu thương, giúp đỡ nhau cùng đi lên. Cha ông ta đã sử dụng những hình ảnh rất đắt để nói về mối quan hệ tình cảm này, “lá lành” hay “lá rách” đều là những dạng vật chất cụ thể, đó là những thực thể tồn tại khách quan. Trong mối quan hệ giữa “lá lành” và “lá rách” thì “lá lành” là phạm vi lớn bao hàm “lá rách”, đó là quan niệm mang tính hiện thực. Tuy

nhiên, quan niệm mà con người Việt Nam muốn nói đến không chỉ đơn thuần là những “lá rách”, “lá lành” mà còn muốn nâng cao lên, muốn đưa đến một khái quát có tính triết lý, vì thế chúng ta có thể hiểu câu “lá lành đùm lá rách” như là một tinh thần mang tính tập thể. Con người trong tập thể không

thể sống vì lợi ích của mình mà phải biết hòa chung cùng tập thể, hưởng cùng niềm vui của tập thể nhưng cũng phải biết đau những nỗi đau của tập thể:

“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” [39, tr. 221].

Người dân Việt Nam thường nhắc nhở nhau rằng dân tộc mình được sinh ra bởi cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế, mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng cũng là mối quan hệ ruột thịt, gắn bó với nhau không thể tách rời. Chính tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ấy mà dân tộc Việt Nam đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, chiến thắng trước thiên tai, địch họa. Đó là tinh thần đấu tranh và đùm bọc nhau, bởi lẽ: “Nhiễu điều phủ lấy giá

Người xưa đã mượn hình ảnh “nhiễu điều phủ lấy giá gương” để gửi gắm lời nhắn nhủ. Có lẽ ai cũng biết “nhiễu điều” hay tấm lụa đỏ chỉ thật sự có giá trị khi được phủ lên “giá gương”. Và cũng như thế, “giá gương” chỉ mang vẻ trang trọng, quý giá khi được phủ lên bởi “nhiễu điều”, hai vật gắn bó với nhau. Nhiễu điều phủ giá gương làm cho giá gương không bị bụi bẩn, hoen ố, mờ nhạt theo thời gian. Và không có giá gương để phủ lên, nhiễu điều cũng mất đi một phần giá trị, bớt đi sự trang nghiêm, rực rỡ. Từ mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa hai sự vật, cha ông ta đã khéo léo khuyên nhủ con cháu phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Mỗi người sinh ra không phải ai cũng giống nhau. Chúng ta tuy khác nhau về phong tục tập quán nhưng chúng ta đều có một điểm chung là cùng máu đỏ, da vàng, cùng sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, hay nói cách khác là cùng nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên. Vì vậy, dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở miền rừng núi hay biển đảo xa xôi thì chúng ta đều phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, chúng ta cùng sống, cùng phát triển trong những mối quan hệ xã hội nên chúng ta lại càng cần sự yêu thương, giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Mặt khác, yêu thương con người còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, nhờ biết yêu thương mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, chiến đấu và chiến thắng thiên tai và địch họa. Và bởi thế, người Việt lúc nào cũng có nhau, che chở cho nhau trong những lúc khó khăn hoạn nạn với tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”

Bên cạnh đó, ca dao tục ngữ còn khẳng định hàng xóm láng giềng là những người anh em gần gũi sớm hôm, tối lửa tắt đèn có nhau. Sống trong môi trường làng xã, anh em láng giềng là điều kiện cần và không thể thiếu được: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” [38, tr. 433].

Đó là sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, có khó khăn gì thì những người có khả năng giúp đỡ chúng ta đầu tiên phải là những người hàng xóm láng giềng.

Nghĩa đồng bào, tình làng xóm biểu hiện khi giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” [38, tr. 104]

Đó là những nghĩa cử cao đẹp mà dân tộc ta đã lưu giữ được và truyền lại cho thế hệ con cháu muôn đời, và ông cha ta cũng không quên nhắc nhở: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

[38, tr. 128].

Câu ca dao đã mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà tế nhị. Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng nhưng tất cả đều cùng chung một quê hương, đất nước Việt Nam. Tất cả đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở để gần gũi, cảm thông. Và vì chính cái chung ấy mà mỗi người phải biết yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp. Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông, trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức để đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thì làm sao tồn tại được. Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tình thương nảy nở và người Việt Nam coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam (Trang 70 - 76)