Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên báo và đài phát thanh truyền hình thừa thiên huế (Trang 77)

7. Kết cấu luận văn

2.5 Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cĩ nguyên nhân khách quan, cĩ nguyên nhân chủ quan từ chính các cơ quan báo chí. Tìm hiểu các nguyên nhân là cơ sở để đƣa ra những kiến nghị giải pháp phù hợp và cĩ hiệu quả thực tiễn cao nhất

2.5.1 Nguyên nhân khách quan

Việc cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hĩa phi vật thể trên báo và đài địa phƣơng hiện nay ở Thừa Thiên Huế cịn nhiều hạn chế và chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao xuất phát từ các nguyên nhân khách quan sau

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan đầu tiên bắt nguồn từ chính đặc trƣng của di sản văn hĩa phi vật thể. Đặc trƣng cơ bản nhất của văn hĩa phi vật thể là nĩ khơng tồn tại dƣới dạng vật chất cụ thể mà tiềm ẩn trong trí nhớ, tâm thức của con ngƣời và chỉ bộc lộ thơng qua hành vi và hoạt động của con ngƣời . Văn hĩa nĩi chung nhất là văn hĩa phi vật thể đều là của cộng đồng (gia tộc, làng xã, địa phƣơng, tộc ngƣời), nhƣng tiềm ẩn trong trí nhớ và tâm thức của từng con ngƣời cụ thể, qua sự tiếp nhận và thể hiện của từng con ngƣời, nên nĩ mang dấu ấn cá nhân và vai trị sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt. Bởi thế, sự sáng tạo, bảo tồn và trao truyền của văn hĩa phi vật thể lại phụ thuộc vào cuộc đời của từng cá nhân. Vì vậy, nĩ vừa mang tính bền vững (trong tâm thức dân tộc) lại vừa sinh động, dễ thay đổi (theo thời gian và cuộc sống của một cá nhân nào đĩ nắm giữ và lƣu truyền nét văn hĩa đĩ). Đơn cử nhƣ văn học dân gian, ca dao, hị vè, cĩ thể tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác nhƣng cũng cĩ thể thất truyền hoặc cĩ nhiều dị bản theo thời gian.

Chính đặc trƣng này khiến các tài liệu liên quan đến văn hĩa phi vật thể khá khĩ tìm, một số loại hình đã bị thất truyền trong dân gian do các nghệ nhân lớn tuổi đã qua đời, một số nghệ nhân khơng cịn nhớ rõ hoặc nhớ khơng chính xác dẫn đến nguồn tài liệu “tam sao thất bản”, mất đi bản gốc của loại hình. Nguyên nhân này khơng thể giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần cả một cơng trình nghiên cứu, theo dõi trong thời gian dài nhƣng kết quả chƣa chắc đã đạt đƣợc nhƣ ý muốn. Đây là hạn chế khách quan lớn nhất hiện nay mà các bài viết, phĩng sự về văn hĩa gặp phải.

Thứ hai, sau đại hội Đảng lần thứ VI, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế của đất nƣớc đã phát triển rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá trình đổi mới và mở cửa, tồn cầu hĩa là quá trình tất yếu khơng thể chối bỏ, mà ngƣợc lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà

nĩ đƣa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nƣớc, hƣớng tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh. Tuy nhiên, tồn cầu hĩa cũng mang đến nhiều thách thức cho chúng ta đặc biệt là trong lĩnh vực văn hĩa. Chúng ta cịn chịu những áp lực lớn từ bên ngồi. Đĩ là sự áp đặt cĩ chủ đích lối sống phƣơng Tây xa lạ với phong tục, tập quán của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mặt khác xu thế “đua địi”, tiếp thu thiếu chọn lọc những yếu tố văn hĩa ngoại lai trong lớp trẻ hiện nay cũng là một thách thức khơng nhỏ. Đây là nguyên nhân khiến cơng chúng đặc biệt là cơng chúng trẻ quay lƣng lại với các chuyên mục, bài viết về văn hĩa nĩi chung và văn hĩa phi vật thể của dân tộc nĩi riêng. Các giá trị truyền thống của dân tộc khĩ vƣợt qua đƣợc các phƣơng tiện giải trí hiện đại, thu hút và thay đổi liên tục theo nhu cầu của cơng chúng hiện nay

Thứ ba, áp lực từ việc tự hoạch tốn tài chính khiến cho các cơ quan báo chí địa phƣơng trong đĩ cĩ Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế khơng thể đầu tƣ quá lớn vào mảng văn hĩa, ví dụ: Báo Quảng Trị trong suốt 6 tháng cuối năm 2014 chỉ cĩ 1 bài báo, 2 tin về đề tài văn hĩa... Chính việc phải tự thu tự chi nên các cơ quan báo chí phải cân đối ngân sách cho các mảng khác nhau, trong đĩ một thực tế mà phĩng viên mảng văn hĩa nào cũng biết khi viết về văn hĩa đặc biệt là văn hĩa phi vật thể đĩ là thời gian để dành cho một đề tài văn hĩa phi vật thể rất nhiều, kéo theo đĩ là kinh phí và cơng sức của phĩng viên, lý do là bởi nguồn tƣ liệu nhƣ đã đề cập ở trên. Do đĩ, áp lực về kinh phí, khốn chỉ tiêu tin bài khiến phĩng viên khơng thể nào tập trung và đầu tƣ thật sự cĩ hiệu quả và chất lƣợng cho các bài báo của mình.

Bên cạnh đĩ, do eo hẹp về mặt kinh phí, nên phƣơng tiện kỹ thuật cũng chƣa đƣợc đầu tƣ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của truyền thơng hiện đại, đặc biệt là ở phát thanh và truyền hình. Vì vậy, khĩ cĩ đƣợc những cảnh quay đẹp, âm thanh chuẩn để phục vụ cơng chúng.

Trên đây là ba nguyên nhân khách quan lớn dẫn đến những hạn chế lớn của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong quá trình thực hiện vai trị của mình đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hĩa phi vật thể của Địa phƣơng. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân tồn tại ngồi năng lực của con ngƣời, do

đĩ việc giải quyết cũng rất khĩ khăn và khĩ cĩ thể giải quyết triệt để, tuy nhiên vẫn cĩ những giải pháp cĩ thể hạn chế những tác động của các nguyên nhân khách quan này để nâng cao hơn nữa vai trị của Báo và Đài Thừa Thiên Huế trong cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hĩa phi vật thể của địa phƣơng.

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, vẫn cịn tồn đọng khơng ít những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ chính phĩng viên và cơ quan báo chí. Những nguyên nhân này khiến chất lƣợng của các chuyên mục, chƣơng trình về di sản văn hĩa phi vật thể địa phƣơng sụt giảm, thiếu hấp dẫn, khơng thu hút đƣợc cơng chúng

Thứ nhất, do năng lực của đội ngũ phĩng viên, biên tập viên cịn hạn chế. Chính hạn chế về mặt năng lực này dẫn đến nội dung và hình thức của các bài viết, chuyên mục văn hĩa chậm thay đổi, chƣa bắt nhịp đƣợc với nhu cầu của cơng chúng. Sự thiếu sáng tạo, nhanh nhạy, thiếu kiến thức sâu rộng về mảng văn hĩa phi vật thể của phĩng viên, biên tập viên là cản trở lớn khiến họ khơng thể mang đến các tác phẩm báo chí thật sự cĩ chất lƣợng để đáp ứng cơng chúng. Một số phát thanh viên cịn thiếu chuyên nghiệp trong cách thể hiện các tác phẩm báo phát thanh và truyền hình khiến cơng chúng quay lƣng với chƣơng trình.

Việc biên tập các chƣơng trình lên sĩng thiếu khoa học, sử dụng lặp đi lặp lại chƣơng trình, tâm lý “khốn”, sức “ì” phĩng viên quá lớn, nên họ khơng chủ động để nâng cao trình độ năng lực chuyên mơn nghiệp vụ của mình, đĩ cũng là những nguyên nhân khiến chƣơng trình chƣa thật hay và phục vụ tốt nhất cơng chúng

Thứ hai, do đội ngũ lãnh đạo vẫn chƣa nhanh nhạy trong việc thay đổi tƣ duy. Cơng nghệ truyền thơng trên thế giới đang bƣớc những bƣớc rất dài, tuy nhiên, báo địa phƣơng vẫn cịn chƣa thốt khỏi cơ chế “ bao cấp”, lúng túng với “tự hoạch định kinh tế” nên hoạt động báo chí chƣa đạt hiệu quả cao. Đội ngũ lãnh đạo của các cơ quan báo chí này cũng khơng nắm hết nhu cầu của cơng chúng địa phƣơng nên khơng cĩ những quyết định mang tính định hƣớng để thay đổi nội dung và hình thức các chƣơng trình văn hĩa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đĩ, việc coi trong các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế cũng khiến mảng văn hĩa chƣa đƣợc đội ngũ lãnh đạo đầu tƣ đúng mức. Chƣa khơi dậy và phát huy đƣợc tính sáng tạo của

đội ngũ phĩng viên, biên tập viên. Thiếu quan tâm và tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, tiếp cận với cách làm báo hiện đại, tiên tiến.

Trên đây là hai nguyên nhân chủ quan lớn nhất ảnh hƣởng trực tiếp đến nội dung và hình thức của các chuyên mục, chƣơng trình về di sản văn hĩa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ tự thân chủ thể nên cĩ thể thay đổi cũng nhƣ giải quyết tốt nếu thực sự quan tâm và đầu tƣ đúng mức. Tìm hiểu đƣợc nguyên nhân sẽ là cơ sở để đƣa ra những giải pháp và kiến nghị đúng đắn và phù hợp nhất để nâng cao vai trị của Báo và Đài PT _ TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của địa phƣơng

TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Qua khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động thơng tin của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về việc bảo tồn và phát huy di sản của Huế bằng phƣơng pháp quan sát, thống kê các tác phẩm trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế viết về di sản văn hĩa phi vật thể của Huế trong hai năm 2012 – 2014 ; điều tra xã hội học đối với cơng chúng của 07 xã, thị trấn, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn sâu các đối tƣợng: phĩng viên, biên tập viên, các chuyên gia văn hĩa của Huế. Chúng tơi đƣa ra một số kết luận sơ bộ sau:

1. Với điều kiện và khả năng cụ thể của mình, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã đảm nhiệm khá tốt nhiệm vụ và chức năng của mình trong cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của Huế; khơng ngừng đổi mới và nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng bài viết nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của cơng chúng. Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi chính sách văn hĩa của Đảng và nhà nƣớc, cùng với việc tiếp thu cơng nghệ truyền thơng hiện đại, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã cĩ những bƣớc phát triển lớn trong việc làm tốt vai trị là loại hình truyền thơng cĩ sức ảnh hƣởng lớn nhất của địa phƣơng trong vấn đề truyền bá và lƣu giữ văn hĩa phi vật thể của Huế

2. Mặc dù đã cĩ nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển khơng ngừng của xã hội, tuy nhiên, Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế vẫn cịn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của Huế. Nội dung cịn đơn điệu, trùng lặp và thiếu đổi mới; hình thức đơn giản, thiếu sáng tạo; cơng chúng địa phƣơng khơng quan tâm nhiều đến các chƣơng trình hay bài viết về di sản văn hĩa phi vật thể của hai cơ quan báo chí này; nguơn tƣ liệu khơng ổn đinh; tài chính khĩ khăn...Chính những hạn chế này khiến cho hiệu quả truyền thơng về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế chƣa cao.

3. Các hạn chế trên xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau

- Nguyên nhân khách quan bao gồm: đặc trƣng của di sản văn hĩa phi vật thể; tâm lý tiếp nhận thơng tin của cơng chúng; áp lực về mặt tài chính ở các cơ quan báo chí

- Nguyên nhân chủ quan bao gồm: năng lực chuyên mơn nghiệp vụ của đội ngũ phĩng viên, biên tập viên cịn hạn chế; đội ngũ lãnh đạo chậm đổi mới về mặt tƣ duy

Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA BÁO VÀ ĐÀI PT – TH THỪA THIÊN HUẾ

TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HĨA PHI VẬT THỂ 3.1 Một số bài học kinh nghiệm cần rút ra trong cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của Huế

Trong những năm qua, bên cạnh những nỗ lực khơng ngừng trong cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa nĩi chung, di sản văn hĩa phi vật thể cũng đã đƣợc Đảng, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế quan tâm và cĩ những động thái tích cực để đƣa di sản văn hĩa phi vật thể vào đời sống để hồi sinh tồn diện và phát triển bền vững. Trải qua hơn 20 năm, sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa Huế trong đĩ cĩ văn hĩa phi vật thể đã đạt đƣợc nhiều thành quả đáng kể, bên cạnh đĩ vẫn cịn khơng ít những khĩ khăn và thách thức. Quá trình này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức – những đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể của Huế

Thứ nhất, về nhận thức quan điểm của lãnh đạo địa phƣơng. Nếu so với trƣớc đây, nhận thức của lãnh đạo địa phƣơng đối với cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể rõ ràng đã cĩ nhiều đổi mới. Cĩ thể thấy rõ, trong những năm gần đây, một trong những nguồn thu lớn của Tỉnh Thừa Thiên Huế là từ ngành du lịch. Năm 2013, doanh thu từ du lịch ƣớc đạt khoảng 2.469 tỉ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch ƣớc đạt 6.100 tỉ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2014,doanh thu du lịch ƣớc đạt 2.085 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu xã hội từ du lịch ƣớc đạt trên 4.587 tỷ đồng. Ý thức đƣợc mối quan hệ giữa du lịch và văn hĩa để tạo nên nét đặc sắc riêng của du lịch Huế, chính quyền địa phƣơng đã cĩ nhiều động thái tích cực nhằm tơn tạo, giữ gìn và phát huy di sản văn hĩa Huế trong đĩ cĩ văn hĩa phi vật thể. Nghị quyết 06, hội nghị lần thứ Năm, ban chấp hành Đảng bộ lần thứ XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hĩa du lịch đặc sắc của cả nƣớc giai đoạn 2011 – 2015 và tâm nhìn đến năm 2020 nêu rõ: “ Bảo

tồn, phát huy các giá trị văn hĩa phi vật thể, đặc biệt là Nhã nhạc Cung đình Huế và các lễ hội mang bản sắc văn hố Huế. Khai thác giá trị các loại hình văn hĩa nghệ thuật dân gian gắn với nghiên cứu, phát triển các loại hình nghệ thuật hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Phát huy truyền thống văn hố, cốt cách con người Huế; đưa văn hố Huế thấm sâu vào đời sống xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố”. Xây dựng nếp sống văn minh đơ thị, văn hố ở khu dân cư, văn hố cơng sở. .." . [50]

Nhƣ vậy cĩ thể thấy sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng đối với cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể đã cĩ nhiều chuyển biến, tuy nhiên, trên thực tế, so với văn hĩa vật thể, di sản văn hĩa phi vật thể vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng tầm. Giai đoạn 2010 – 2014, theo số liệu của TTBTDTCĐ, tổng kinh phí dùng để tu bổ các cơng trình di sản văn hĩa Huế là 334,2 tỉ đồng rút từ ngân sách Tỉnh [49]. Trong khi đĩ, phần lớn nguồn kinh phí dành cho văn hĩa phi vật thể đến từ các nguồn tài trợ của các quốc gia: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ba Lan... với tổng kinh phí tài trợ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên báo và đài phát thanh truyền hình thừa thiên huế (Trang 77)