Hoàn thiện pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 73 - 75)

Việc lượng hóa tính chất nguy hiểm cho xã hội thông qua việc quy định hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc trốn thuế trên 50 triệu đồng trong cấu thành tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tội trốn thuế không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Qua nghiên cứu các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện này thì 80% vụ vi phạm đều có trị giá hàng hóa trên 100 triệu đồng. Đối với những vụ vi phạm do Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì số thuế ẩn lậu phần lớn đều trên 50 triệu đồng. Vì vậy, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và tội trốn thuế cần phải quy định lại định lượng hàng hóa vi phạm, số thuế ẩn lậu làm căn cứ xử lý hình sự.

Từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Tòa án nhân dân tối cao chưa có văn bản hướng dẫn về tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong thực tiễn, cơ quan Hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định một hành vi vi phạm pháp luật hải quan là vi phạm hành chính hay hình sự. Qua nghiên cứu các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, chúng

tôi xin kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo hướng: Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của Nhà nước. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mua bán hàng hóa qua biên giới không đúng cửa khẩu cho phép. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Không khai báo hoặc khai báo gian dối để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan. Giả mạo xuất xứ Việt Nam (bao gồm cả giả mạo C/O và ghi nhãn hàng hóa). Chuyển tải bất hợp pháp để giả mạo xuất xứ Việt Nam. Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là những vấn đề rất vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hiện nay.

Việc hướng dẫn rõ các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn làm cơ sở để xác định các trường hợp đã bị xử phạt hành chính, mà tiếp tục vi phạm để xử lý hình sự.

Trong thực tiễn hiện nay việc phân biệt vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi trốn thuế đang có nhiều quan điểm và cách xử lý khác nhau. Theo quy định của công ước Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong phòng ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan thì Buôn lậu là một loại gian lận thương mại, nhưng theo Bộ luật hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự hiện nay thì gian lận thương mại là một loại của buôn lậu... Vì vậy, để hiểu và áp dụng thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng, kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an hướng dẫn Điều 153, 154 Bộ luật hình sự.

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w