Kết quả điều tra các vụ án hình sự trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 48 - 54)

những năm gần đây

Trong những năm qua lực lượng Hải quan đã thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo vệ sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm số lượng các vụ vi phạm pháp luật bị bắt giữ như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số vụ vi phạm pháp luật bị bắt giữ từ năm 2000 đến tháng 6/2010

Năm Tổng số vụ vi phạm Trị giá tang vật (tỷ đồng)

2000 6.463 237 2001 6.813 286 2002 5.754 258 2003 7.164 347 2004 9.084 394 2005 10.884 316 2006 11.791 466 2007 12.134 389 2008 12.401 275 2009 12.589 451 6T đầu 2010 4.520 98

Nguồn: Cục Điều tra chống buôn lậu cung cấp.

Qua nghiên cứu về kết quả điều tra vụ án hình sự của Hải quan trong những năm vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét về kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố

tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự cơ quan Hải quan đã tiến hành đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia; góp

phần vào công tác phòng ngừa tội phạm.

Cụ thể từ năm 2006 đến năm 2009, Hải quan đã bắt giữ, xử lý trên 21.510 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trong đó đã tiến hành khởi tố gần 200 vụ án hình sự. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, cơ quan Hải quan bắt giữ quả tang rất nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ra quyết định khởi tố vụ án, nhưng chưa có vụ án nào mà cơ quan Hải quan tiến hành điều tra toàn bộ vụ án và chuyển cho Viện kiểm sát xem xét, truy tố.

Những vụ án do cơ quan Hải quan phát hiện, khởi tố, trị giá hàng vi phạm thường có giá trị lớn, vụ việc phức tạp hoặc có dấu hiệu móc nối với cán bộ, công chức Hải quan hoặc cán bộ, công chức của các lực lượng chức năng khác. Do vậy, tất cả các vụ án cơ quan Hải quan chỉ tiến hành khởi tố; tiến hành khám xét; tạm giữ hàng hóa, phương tiện vi phạm, chứng từ về nguồn gốc của lô hàng... và chuyển cho cơ quan Điều tra để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Qua nghiên cứu tình hình buôn lậu, cho thấy việc Hải quan tiến hành khởi tố các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có tác dụng phòng ngừa tội phạm rất hiệu quả. Ví dụ, đầu năm 2006, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan có hiệu lực thi hành, việc kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự ưu đãi này làm giả con dấu, chữ ký của cán bộ Hải quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu, vận chuyển thẳng hàng hóa từ cửa khẩu về kho doanh nghiệp mà không làm thủ tục hải quan. Khi Hải quan phát hiện và tiến hành khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dea Sungvina ở Bình Dương thì kết quả phúc tập hồ sơ đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu từ tháng 3/2006 đến nay không phát hiện thêm

trường hợp nào lợi dụng chính sách chuyển cửa khẩu để buôn lậu. Như vậy, việc quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan, cũng như việc Hải quan thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự đã có tác dụng răn đe, phòng ngừa rất lớn các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

Thứ hai, thông qua điều tra, khám phá vụ án đã phát hiện nhiều vụ

buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Theo kết quả thống kê cho thấy, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngày càng phức tạp. Tuy số vụ khởi tố không lớn (gần 200 vụ trên 21.510 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới bị phát hiện, bắt giữ), nhưng đã thu cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Mặt khác, đã có tác dụng rất lớn ngăn ngừa việc gian lận thương mại, trốn thuế, đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Điển hình như vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty YTECO - Thành phố Hồ Chí Minh: Qua nguồn tin trình sát Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện tình trạng các Doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài thao túng thị trường Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện và các Công ty dược trong nước. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác lập chuyên án TD804 để tiến hành điều tra, xác minh. Kết quả ban đầu phát hiện Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh (YTECO) - một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm lớn nhất miền Nam, trong nhiều năm liền đã cạo sửa, giả mạo giấy phép để nhập khẩu tân dược với trị giá trên 10 tỷ đồng, sửa đổi toa thuốc để trốn thuế với số lượng lớn, bên cạnh đó Công ty còn ký kết với các văn phòng đại diện các Hãng dược nước ngoài để tuồn thuốc trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính, lũng đoạn thị trường. Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố vụ án, tạm giữ các lô hàng vi phạm, thu giữ các tài liệu, vật chứng (các giấy phép

giả, các giấy phép bị cạo sửa, các toa thuốc bị sửa đổi...) và chuyển giao cho Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm trật tự quản lý và chức vụ - Bộ Công an (C15) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Thành công của vụ án không chỉ là việc trừng trị bọn tội phạm mà đã làm cho thị trường tân dược bình ổn, tạo điều kiện cho các Công ty dược của Việt Nam sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu thuộc chữa bệnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp Bộ Y tế có những chấn chỉnh về cấp phép nhập khẩu thuốc và vaccin phòng bệnh.

Thứ ba, thông qua công tác nghiệp vụ, các đơn vị điều tra đã phát hiện

kịp thời hoạt động của các thế lực thù địch chống Việt Nam, góp phần có hiệu quả trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Khi thực hiện nhiệm vụ điều tra của mình, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển qua biên giới tài liệu phản động, tài liệu truyền giáo trái phép, ngoại tệ vào Việt Nam qua để nuôi dưỡng bọn phản động trong nước, nhằm chống lại chính quyền nhân dân, kích động bạo loạn gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

Việc phát hiện và bắt giữ kịp thời việc vận chuyển trái phép tài liệu phản động qua biên giới, không để đối tượng kịp phán tán, tuyên truyền, kích động nhân dân, đã góp phần bảo về chủ quyền, an ninh quốc gia. Điển hình là ngày 04/8/2008, Hải quan cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã phát hiện Mc Robert, sinh 1947 đã mang tài liệu truyền đạo trái phép qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội Bài để tán phát ngay tại khu vực cách ly cho một người Việt Nam. Ngày 02/11/2009, Hải quan cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện Bursch D đã giấu trong hành lý 670 cuốn sách có nội dung kích động chống lại chế độ cộng sản. Ngày 28/4/2009, Hải quan sân bay Đà Nẵng đã phát hiện Ngô Diện Thuật - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử tin học nhập cảnh từ Thái Lan về mang theo 04 cuốn, 10 đĩa DVD có nội dung tôn giáo.

Thứ tư, qua công tác điều tra, thu thập thông tin, từ năm 2006 đến năm

hóa phẩm đồi trụy qua biên giới, góp phần bảo vệ gìn giữ bản sắc nền văn hóa truyền thống, chống sự "xâm lăng" về văn hóa của lối sống phương Tây, đồi trụy vào Việt Nam.

Điển hình ngày 2/9/2008, Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện trong đoàn vận động viên của Thành phố Hồ Chí Minh nhập cảnh từ Quảng Châu - Trung Quốc về Việt Nam mang theo 125 đĩa VCD có nội dung đồi trụy. Tháng 10/2008, Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện Việt kiều Jonh Nguyễn mang 18 đĩa ghi hình có nội dung đồi trụy (cả 2 vụ Hải quan đã khởi tố vụ án).

Thứ năm, thông qua công tác điều tra phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà bọn buôn lậu thường lợi dụng, những bất cập trong chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan.

Thông qua công tác điều tra phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà bọn buôn lậu thường lợi dụng trong quy trình thủ tục hải quan, cũng như các phương thực thủ đoạn mới trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Do vậy, Ngành Hải quan đã có những cảnh báo và sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn để chấn chỉnh.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ quan Hải quan áp dụng quy trình thủ tục hải quan mới theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 và các công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO, đó xuất hiện những bất cập, kẽ hở để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận, trốn thuế. Qua công tác đấu tranh chuyên án đã phát hiện trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu nổi lên tình trạng làm giả hồ sơ hải quan và xuất khống hàng hóa để hợp thức hóa nguyên vật liệu nhập khẩu nhưng đã tiêu thụ trong nước. Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 1373/TCHQ-ĐT ngày 03/4/2006 cảnh báo về những thủ đoạn làm giả hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; công văn số 1522/TCHQ-ĐT ngày 11/04/2006, cảnh báo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

về thủ đoạn gian lận qua hình thức nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, kiến nghị các cơ quan sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định trong lĩnh vực này (Quyết định 929/QĐ-TCHQ, ngày 25/5/2006 ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Quyết định 69/2005/QĐ-BTC quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài).

Khi điều tra vụ buôn lậu lá thuốc lá xảy ra tại Lào Cai, Hải quan phát hiện việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải trong một thời gian dài thực hiện qua các lối mở, cửa khẩu phụ là không đúng với các quy định về cửa khẩu biên giới quốc gia. Tổng cục Hải quan đã có công văn 5000/TCHQ-ĐT ngày 25/8/2005 yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đồng thời kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Biên giới quốc gia cho phù hợp với tình hình quản lý khu vực biên giới và chính sách phát triển kinh tế vùng biên của nước ta, cũng như các nước có chung đường biên giới.

Song song với quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, các tình tiết liên quan để giải quyết đúng đắn vụ án, cơ quan Hải quan đã phát hiện những sở hở thiếu sót trong chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước và đã kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp.

Khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có hiệu lực thi hành thì Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra làm rõ hành vi của Công ty Sovilaco nhập khẩu 13 container màn hình máy tính đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Quá trình điều tra Hải quan phát hiện nhu cầu về màn hình máy tính dạng plasma hoặc LCD đã qua sử dụng ở thị trường Việt Nam rất lớn trong khi các nhà máy ở Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng thị trường, giá thành quá cao. Hải quan đã kiến nghị Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) xem xét sửa đổi danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Vì vậy, tháng 5/2007, Bộ Bưu chính viễn thông đã ban hành Quyết định 11/2007/QĐ-BBCVT loại mặt hàng màn hình máy tính dạng plasma hoặc LCD đã qua sử dụng ra khỏi danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Như vậy, qua nghiên cứu kết quả điều tra các vụ án hình sự của Hải quan Việt Nam trong những năm qua cho thấy số lượng vụ án mà cơ quan Hải quan tiến hành khởi tố, điều tra không lớn, nhưng thông qua hoạt động điều tra, đã góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đặc biệt, đã phát hiện các thiếu sót, sở hở trong chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước, cũng như các sở hở trong quy trình thủ tục hải quan và kiến nghị giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 48 - 54)