Quyền hạn của cơ quan Hải quan trong điều tra tội phạm

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 42)

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết định này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, bảo đảm không một tội phạm nào không bị phát hiện, không một người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan.

Hải quan là một trong những cơ quan được trao thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định của pháp luật cơ quan Hải quan trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu của tội phạm.

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Hải quan có thẩm quyền: đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoặc hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Trên cơ sở quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định Hải quan có quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra đối với 2 tội danh: Tội buôn lậu theo Điều 153 và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền, đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rừ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,

đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Như vậy, thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, cơ quan Hải quan chỉ có quyền khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự đối với tội buôn lậu (Điều 153 Bộ Luật hình sự) và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 154 Bộ Luật hình sự).

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan, dựa vào lĩnh vực hoạt động của cơ quan Hải quan và quy định pháp luật hình sự hiện nay có nhiều tội phạm nằm trong lĩnh vực hải quan. Đó là cá tội phạm xảy ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, lưu thông tiền tệ phục vụ thanh toán thương mại, xuất nhập khẩu tiền tệ hoặc các chứng từ có giá trị thanh toán như tiền, các hành vi trốn thuế, phí lệ phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu… Tuy nhiên lại không nằm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn khởi tố vụ án hình sụ đối với các tội phạm này. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa có tính chất quản lý đặc biệt như vũ khí, ma túy, chất phóng xạ, chất độc... được quy định thành các tội phạm riêng.

Thứ hai, cơ quan Hải quan có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự, tiến

hành điều tra vụ án cho đến khi kết thúc điều tra và sau đó chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng.

- Tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng: Theo quy định tại Điều 8 Bộ

Luật hình sự năm 1999 thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến ba năm tù. Đối chiếu quy định tại Điều 8 với Điều 153, 154 Bộ luật hình sự

thì chỉ có những trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 153 và khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, đó là các trường hợp: buôn bán hoặc vật chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thuộc trong các trường hợp: hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đó bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đó bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm có số lượng lớn hoặc đó bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đó bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu khung thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự.

- Phạm tội quả tang: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện

hành vi phạm tội (người đang thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, như: xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không khai báo hải quan hoặc khai báo gian dối trong quá trình làm thủ tục hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm hoặc mang hàng hóa trái phép qua biên giới v.v...); hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện (người thực hiện hành vi tội phạm chưa kịp hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang xóa dấu vết của tội phạm... thì bị phát hiện); hoặc đang bị đuổi bắt sau khi thực hiện tội phạm (ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị Hải quan phát hiện nên đã chạy trốn và bị Hải quan truy đuổi. Việc truy đuổi phải thực hiện ngay sau khi có hành vi chạy trốn thì mới được coi là phạm tội quả tang).

- Chứng cứ rõ ràng: Điều kiện chứng cứ rõ ràng được xác định như khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm sát, cơ quan Hải quan phát

hiện hành vi vi phạm, thu giữ, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (ví dụ như hàng cấm, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép những không có giấy phép...). Qua những tang vật, phương tiện vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

- Lai lịch người phạm tội rõ ràng: Tại thời điểm phát hiện hành vi

phạm tội, cơ quan Hải quan xác định được nơi cư trú của người phạm tội, nhân thân người phạm tội, điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội, bố mẹ, vợ, chồng, anh chị em và con cái của người phạm tội.

Như vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà Hải quan phát hiện đầy đủ những điều kiện như: hành vi phạm tội quả tang, tội phạm ít nghiêm trọng, chứng cứ, lai lịch người phạm tội rõ ràng thì Hải quan mới có thẩm quyền khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra và chuyển cho Viện kiểm sát để truy tố. Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội quả tang xảy ra trong lĩnh vực hải quan rất ít gặp, chỉ có hành vi vi phạm chưa đến mức coi là tội phạm bị bắt quả tang thì xảy ra nhiều. Bởi vì thủ đoạn của bọn buôn lậu thường là xé nhỏ, thuế người khuân vác qua đường mòn và tập kết tại một điểm (sâu bên trong nội địa) ngoài khu vực kiểm soát của hải quan.

Thứ ba, cơ quan Hải quan chỉ có quyền ra quyết định khởi tố vụ án,

lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án đối với các trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp.

Khi phát hiện các hành vi phạm tội thuộc các loại tội kể trên, cơ quan Hải quan chỉ có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, được tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, mà không được quyền khởi tố bị can và sau đó phải chuyển cho cơ quan Điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra.

Đối với tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nhưng phức tạp được hiểu là phạm tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới, nhưng ở khoản 1 Điều 153 và khoản 1 Điều 154. Tuy nhiên, việc tiến hành điều tra ban đầu có những khó khăn trong việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ, cần phải có sự tham gia của cơ quan điều tra chuyên trách. Đối với các vụ án loại này, cơ quan Hải quan cũng chỉ ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Thứ tư, các hoạt động điều tra mà cơ quan Hải quan được tiến hành

còn tùy thuộc vào tính chất của vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp quả tang, chứng cứ, lại lịch rõ ràng, cơ quan Hải quan có thể tiến hành điều tra từ đầu đến khi kết thúc vụ án. Có nghĩa rằng, cơ quan Hải quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp chỉ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Điều

này có nghĩa là cơ quan Hải quan không được khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, mà phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đây là điểm hết sức chú ý trong thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể nêu trên, cơ quan Hải quan được phép tiến hành các hoạt động điều tra:

- Khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan: Là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan bằng cách tìm tòi, lục soát, kiểm tra, đối chiếu có định hướng nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm tìm kiếm dấu vết của tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Khám xét là một biện pháp cưỡng chế trong hoạt động tố tụng hình sự đụng chạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể, về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín của công dân. Vì vậy, việc khám xét chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người, nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Qua nghiên cứu các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường hàng không thì hàng hóa thường có giá trị lớn như ngoại tệ, vàng bạc, đá quý hoặc văn hóa phẩm đồi trụy, phản động... Do vậy, phần lớn cơ quan Hải quan đều tiến hành khám người để phát hiện hàng hóa vi phạm, tài liệu mang theo người. Hàng hóa buôn lậu là tang vật đặc biệt, là vật chứng của các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới. Do vậy, khi khám xét, nếu phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm thì cơ quan Hải quan phải ra quyết định tạm giữ vào bảo quản vật chứng để làm căn cứ xử lý vụ án. Trong các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w