Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 61 - 67)

Một là, quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự chưa phù

hợp với thực tế hoạt động của ngành Hải quan.

Về phạm vi khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Hải quan có thể thấy,

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì chính sách thuế sẽ giảm dần, vấn đề buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa thông thường sẽ giảm theo. Trong thời gian tới lực lượng Hải quan chủ yếu tập trung vào việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép đối với hàng cấm xuất nhập khẩu, ma túy, vũ khí, đồ cổ, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ... Mặt khác, theo quy định của Luật Hải quan, Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì lực lượng kiểm soát hải quan được áp dụng các biện pháp trinh sát cần thiết để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Như vậy, phạm vi phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực lượng kiểm soát Hải quan là rất rộng, đối với tất cả các mặt hàng, kể cả ma túy, vũ khí, chất cháy, chất nổ....

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan chỉ có quyền khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra đối với tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự) và tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ

qua biên giới (Điều 154 Bộ luật hình sự). Do vậy, trong thực tiễn khi phát hiện những hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép chất độc, chất cháy... cơ quan Hải quan phải chuyển cho cơ quan Điều tra. Điều này mất rất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, không bảo đảm được tính nhanh chóng kịp thời trong phát hiện, điều tra tội phạm và tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Về các hoạt động điều tra: Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng

hình sự và Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan có quyền lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự... Theo quy định tại Chương XI Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan... do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Còn việc lấy lời khai do cơ quan Hải quan thực hiện chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, Bộ luật tố tụng hình sự cũng chỉ quy định chung chung "theo quy định của Bộ luật này". Vậy, việc Hải quan tiến hành lấy lời khai có áp dụng tương tự việc lấy lời khai của Điều tra viên hay không? đang là một vấn đề cần phải có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho hoạt động điều tra của Hải quan.

Do chưa có quy định cụ thể, cho nên việc triệu tập người làm chứng đến làm việc rất khó khăn và cũng chưa có chế tài xử lý khi những người này không đến làm việc. Ví dụ: Trong vụ án buôn lậu xảy ra ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuấn Anh, Cục Điều tra chống buôn lậu đã 3 lần triệu tập bà Nguyễn Thị Khánh Linh là cán bộ Phòng kinh doanh đến làm việc, nhưng cả 3 lần bà Khánh Linh đều vắng mặt. Cục Điều tra chống buôn lậu đã cử cán bộ đến tận nhà để xác minh, gia đình đều cho rằng Khánh Linh đi học xa nên gia đình đã không liên hệ được. Cục đã đề nghị Công an Phường giúp đỡ để yêu cầu Khánh Linh đến làm việc. Nhưng Khánh Linh vẫn không đến theo giấy

triệu tập, cán bộ điều tra của Hải quan buộc phải áp dụng biện pháp khác buộc đối tượng buộc phải đến cơ quan Hải quan để làm việc.

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự thì Lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan có quyền khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan. Vậy, Lệnh khám của Hải quan có cần phải có sự phê duyệt của Viện kiểm sát nhân dân hay không, chưa được hướng dẫn cụ thể. Trong thực tiễn cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng như Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự đều không quy định nên việc khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. Có quan điểm cho rằng ngay cả Lệnh khám xét của cơ quan điều tra còn phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì đương nhiên Lệnh khám xét của cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tương tự việc thu giữ, tạm giữ vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án chưa được hướng dẫn cụ thể. Trên thực tế, để tránh việc thực thi không đúng quy định, cơ quan Hải quan thường sử dụng quyết định hành chính để tiến hành khám xét, cũng như thu giữ vật chứng.

Tóm lại, các hoạt động điều tra của các cơ quan được tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung, cũng như Hải quan nói riêng chưa được quy định một cách cụ thể về thủ tục, trình tự, thẩm quyền tiến hành điều tra.

Về thủ tục chuyển vụ án: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Bộ

Luật tố tụng hình sự, khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải

quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Việc xác định cơ quan điều tra có thẩm quyền đang là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Đối với trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu khởi tố vụ án thì chuyển cho cơ quan Điều tra cấp huyện nơi xảy ra vụ án, cũng là nơi phát hiện.

Đối với trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan liên tỉnh khởi tố vụ án thì chuyển cho cơ quan Điều tra nơi xảy ra vụ án hay nơi phát hiện cũng chưa có quy định cụ thể. Ví dụ, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là Cục Hải quan liên tỉnh (địa bàn quản lý bao gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình) trường hợp vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty xuất nhập khẩu Tuấn Phong ở Thái Bình, nhưng việc vi phạm xảy ra tại Chi cục Hải quan Hưng Yên. Như vậy, trong trường hợp này chuyển cho cơ quan Điều tra tỉnh Thái Bình hay cho cơ quan Điều tra tỉnh Hưng Yên?

Trường hợp Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan khởi tố vụ án thì việc chuyển cho cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an hay cơ quan Điều tra cấp tỉnh chưa có quy định cụ thể. Trong thực tế, khi tiến hành khởi tố vụ án, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan thường trao đổi trước với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an để xin ý kiến về việc chuyển giao vụ án.

Các quy định của Bộ luật hình sự chưa có hướng dẫn cụ thể và nhiều quy định không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự của cơ quan Hải quan:

Theo nội dung của Điều 153, Điều 154 Bộ luật hình sự thì người nào buôn bán hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; hoặc trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi của hai điều này hoặc tại một trong các điều 155, 156, 157, 158, 159, 160, và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là phạm tội. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay, chưa có một văn

bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn hoặc giải thích rõ những hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới. Mà chỉ có các bình luận của các luật gia, các nhà nghiên cứu, những đó là không phải là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để cơ quan Hải quan áp dụng.

Hai là, Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới vẫn đang trong

giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều mối quan hệ kinh tế- xã hội phức tạp, nhiều thành phần kinh tế và các quan hệ sản xuất khác nhau, đã phát sinh nhiều mâu thuẫn và lợi ích khác nhau; sản phẩm sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giá thành sản phẩm hàng hóa nội địa cao so với mặt hàng cùng loại do nước ngoài sản xuất. Khi hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì nạn chảy máu vàng và thất nghiệp là hệ quả tất yếu có tác động ngược trở lại làm cho hoạt động buôn lậu có xu hướng gia tăng.

Mặt khác, do nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi nên một số ngành nghề kinh doanh Nhà nước vẫn đang độc quyền hoặc được Nhà nước bảo hộ, dẫn đến tình trạng chây ỳ, chưa kích thích sản xuất, thay đổi công nghệ. Do vậy, khi có sự chênh lệch về giá cả, thì hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gia tăng. Ví dụ khi có sự chênh lệch về giá xăng dầu giữa Việt Nam và Camphuchia thì hoạt động xuất lậu xăng dầu xảy ra ồ ạt, bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới (như vận chuyển qua lối mòn, chở bằng túi ni lông để khi bị bắt thì chọc thủng phi tang....). Khi giá xăng dầu ít chênh lệch thì hoạt động xuất lậu xăng dầu chấm dứt. Hoặc trường hợp giá đường trong nước thường cao hơn đường sản xuất từ Thái Lan (do công nghệ sản xuất của Việt Nam lạc hậu, máy móc cũ...). Vì vậy, đầu năm 2006, việc buôn lậu đường diễn ra rất phức tạp tại các tỉnh Tây Nam do giá cả chênh lệch nhau gấp hai lần.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng (tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay khoảng 7,4% ở thành thị và khoảng 25% ở nông thôn), sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục diễn ra ngày càng sâu sắc. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những vùng bị thiên tai còn rất khó khăn, đã tác động trực tiếp đến sự gia tăng tội phạm nói chung và tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nói riêng. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục suy thoái về đạo đức. Chủ nghĩa thực dụng, lối sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, đồng tiền trước mắt làm cho tình trạng tham ô, hối lộ, buôn lậu ngày càng phổ biến với tính chất và thủ đoạn tinh vi.

Các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp. Các tệ nạn xã hội đã, đang và sẽ là nhân tố làm cho tình hình tội phạm tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ nguy hiểm hơn trước.

Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Khu vực mậu dịch tự do (AFTA)... Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất đối với một số dũng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, thì lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh; hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu… gia tăng mạnh mẽ, đồng thời những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mang tính quốc tế cũng thâm nhập vào Việt Nam, làm cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngày càng phức tạp.

Để thực hiện các cam kết quốc tế thì Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách quản lý kinh tế cho phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong giai đoạn đầu khi triển khai áp dụng không thể không có các sở hở trong chính sách quản lý. Chính vì vậy, bọn buôn lậu đã lợi dụng những sơ hở này để buôn lậu, trốn thuế.

Trong những năm qua, tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp,

hồi giáo cực đoan đã làm cho hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa. Bên cạnh đó cuộc chiến "về dầu lửa" diễn biến phức tạp. Do vậy, hoạt động buôn lậu vũ khí phát triển, không chỉ mang tính quốc gia, mà xuyên quốc gia, có sự cấu kết chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức thành các đường dây, ổ nhóm xuyên quốc gia.

Do hoạt động buôn bán ma túy là siêu lợi nhuận, mặc dù tất cả các nước đều có hình phạt rất nặng, thậm chí là chung thân, tử hình. Nhưng tình hình buôn bán và vận chuyển ma túy qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp.

Những yếu tố về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội... nói trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới, cũng như kết quả công tác điều tra hình sự của cơ quan Hải quan.

Một phần của tài liệu địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trong tố tụng hình sự (Trang 61 - 67)