Biểu tƣợng vănhóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 97 - 111)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Biểu tƣợng vănhóa

Nói đến biểu tượng thi Jean Chevalier, Alain Gheerbrant - tác giả Từ

điển văn hóa thế giới, đã viết: “Thời đại khơng có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết” [78;tr 2]. Lời đánh giá trên đã cho

chúng ta thấy tầm quan trọng của biểu tượng trong đời sống. Biểu tượng là một loại kí, tín hiệu nhưng có chiều sâu phong phú và phức tạp hơn kí, tín hiệu thơng thường. Nói biểu tượng là một loại kí, tín hiệu, tức là nó cũng mang những ý nghĩa biểu trưng riêng biệt cần phải lý giải. Tuy nhiên, biểu tượng là một loại mã văn hóa khơng dễ lý giải và không phải lý giải một lần là xong. Biểu tượng bao giờ cũng gồm hai phần: cái biểu trưng và cái được biểu trưng, giống như tất cả các loại kí, tín hiệu khác. Cái biểu trưng là cái được nhìn thấy, cái cảm giác được và dễ dàng nhận biết. Một cánh chim, một mầm non, một cái bắt tay…đều có thể là biểu tượng. Cái được biểu tượng là những tầng nghĩa khuất lấp, khơng được nhìn thấy, khơng cảm giác được. Nó là những ý niệm nằm trong suy nghĩ của con người như chiến tranh, hịa bình, tình hữu nghị…Một vật chỉ được coi là biểu tượng khi nó bao gồm cả hai yếu tố trên. Nếu như nó chỉ có cái biểu trưng mà không mang một ý nghĩa hàm ẩn nào đó thì khơng thể coi là biểu tượng. Nhiệm vụ của chúng ta khi giải mã biểu tượng chính là tìm ra cái ý nghĩa hàm ẩn, khuất lấp đằng sau một biểu tượng, tức là đi tìm cái được biểu trưng. Điều này khơng dễ dàng bởi cái biểu trưng và cái được biểu trưng không phải bao giờ cũng có mối quan hệ gần gũi, dễ liên hệ với nhau. Đơi khi mối quan hệ đó đã bị gián đoạn, đứt nối do bị nhiều tầng lớp lịch sử, văn hóa che phủ đi, rời xa những quy ước ban đầu vốn có. Chính điều này lại làm nên sự bí ẩn, thú vị và khơi gợi sự tị mị khám phá của chúng ta. Có rất nhiều biểu tượng mà ta bắt gặp trong cuộc sống thường ngày. Cánh chim bồ câu là biểu tượng của hịa bình, cây tùng là biểu tượng cho người quân tử, hoa sen là biểu tượng sự thanh cao…Biểu tượng có mặt khắp nơi và làm nên sự phong phú, đa dạng của một nền văn hóa.

Biểu tượng với cấp độ mở đầu là mẫu gốc. Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh những biểu tượng văn hóa khác nhau, dấu vết của nó có thể được tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, nghi lễ,

phong tục…Vì vậy, con đường giải mã biểu tượng để tìm ra cái ẩn chìm đằng sau những hình tượng có nguồn gốc từ biểu tượng.

Biểu tượng ln chứa những giá trị vĩnh hằng hóa, nó ln sống động, luân chuyển và đổi nghĩa liên tục. Nó được ni dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con người, có khả năng mở rộng nghĩa theo thời gian. Biểu tượng biểu hiện rất đa dạng, nhiều dạng thức khác như: Biểu trưng, dấu hiệu, phù hiệu, biểu hiện…

Biểu tượng văn hóa hịa nhập vào tín hiệu dân gian, ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội, trong các hoạt động văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống hoặc khi chúng ký thác ở thế giới tâm linh. Biểu tượng văn hóa truyền thống đã được kết tinh trong những giá trị tinh thần và vật chất. Từ đó ta rút ra được biểu tượng chính là thành tố cơ bản của văn hóa.Vì thế, những biểu tượng văn hóa được lý giải là chìa khóa tìm ra những giá trị khoa học - nhân văn của dân tộc.

Trong sáng tác của Đỗ Bích thúy, tôi nhận thấy Nước và Lửa là hai

biểu tượng văn hóa nó gắn chặt vào trong tiềm thức, cuộc sống con người miền núi. Các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc sinh hoạt gắn bó với thiên nhiên nên họ yêu thiên nhiên là điều dễ hiểu nhưng thiên nhiên mặt khác lại luôn đe dọa họ một cách thường trực. Biểu tượng đầu tiên phải kể đến đó là“Nước”. Nó được nhà văn Đỗ Bích Thúy mơ tả khá kĩ trong các truyện ngắn của mình. Từ xưa đến nay,nướcđãđivàotiềmthứccủaconngườivớinhữngtình cảm đặc biệt: “Những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về ba chủ đề

chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh” [78; tr

709].

Đỗ Bích Thúy nói về vai trị của nước đối với con người miền núi đặc biệt người Mông với một truyền thuyết dân gian trong truyện ngắn Cạnh bếp có cái mi gỗ. “Có một huyền thoại. Thuở mảnh đất này mới chỉ có rất ít

ngự trị. Một con rồng ở trên cao, vén mây nhìn xuống thấy cảnh người Mơng thiếu nước vơ cùng cực khổ đã móc một con mắt của mình ném xuống. Con mắt rồng đậu trên một đỉnh núi nhọn hoắt và tạo thành dịng nước mát vơ ngần. Nhưng vùng lân cận có một bọn muốn chuyển dịng nước về chỗ chúng, khơng được, chúng đã trồng ngay chỗ dịng nước chảy ra một loài cây độc, lá cây rụng xuống, ai uống phải dòng nước ấy sẽ ngộ độc mà chết. hai anh em nhà nọ đi nương về, gặp dòng nước ngọt uống lấy uống để và đã chết ngay đầu nguồn nước. Họ chết đi, hóa thành đơi chim mn sắc, ngày đêm quan quẩn bên nguồn nước, nhặt sạch lá độc mỗi khi chúng rụng. Nhưng năm này qua năm khác, trời vẫn làm hạn hán. Có lẽ rồng đã già, đã chết, và con mắt của nó dưới trần gian cũng khơng cịn sức lực để tạo ra dòng nước nữa…”[61; tr 156]. Người dân miền núi vào những mùa khô, nước là khao

khát, là nguồn sống đối với họ.

Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây, các biểu tượng văn hóa ln hiện hữu trong tâm thức của con người. Trong dòng chảy văn học hiện đại và hậu hiện đại của thế kỷ XX được coilà nền văn học của các kí hiệu, ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại. Biểu tượng không phải là đặc sản duy nhất chỉ có ở văn học hiện đại và hậu hiện đại, nó “cổ xưa như ý thức” của nhân loại vậy, nhưng đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại nó được nhiều nhà văn ưa chuộng như:Kafka,Hemingway,L.Borge…

Trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, nói đến nước có các biến thể là sự xuất hiện của con suối, dịng sơng bởi trong các con suối, dịng sơng đó có sự hiện diện của nước nó gắn liền với cuộc đời, số phận của con người miền núi nơi đây. “Con suối gắn với cuộc đời mỗi người miền núi như các đai lưng trên

váy áo con gái. Trẻ con sinh ra được tắm nước suối, trước khi leo núi phải lội qua suối, con gái trước khi về nhà chồng phải vén váy rửa sạch gót chân”

[57; tr 114]. Dịng sơng với những ý nghĩa về sự biến đổi, quên lãng và hoài niệm mở ra thêm chiều sâu đời sống tinh thần của người dân tộc miền núi. Nó

có những điểm chung theo quy luật của quan niệm nhân loại nhưng cũng có những nét riêng như sự xoa dịu. Dịng sơng có lẽ trong tâm thức của mỗi con người còn là cách chữa lành vết thương tinh thần, hay sự thanh lọc conngười.

Như đã nói ở trên, biểu tượng văn hóa chính là kí ức của cộng đồng. Ẩn chứa sau biểu tượng nước chính là những phong tục của đồng bào miền núi. Việc tắm cho trẻ mới sinh bằng nước suối là biểu trưng cho quan niệm về nguồnsốngvàsựsinhsôi;việcrửasạchchânkhivềnhàchồnglạithểhiệný nghĩa thanh tẩy. Trong miền sâu kí ức của con người nơi đây, có thể nói nước là điều gì đó thiêng liêng. Họ yêu nước. Nước cung cấp sự sống và làm con người sạch sẽ hơn. Quan niệm về nước như vậy là khá phổ biến trên thế giới ở nhiều tộc người. Có lẽ ở xa xưa lồi người, chúng ta đều mang một ám ảnh chung về sự thiêng liêng: “Trong kinh Vệ Đà ca ngợi những dòng nước mang

lại sự sống, sức mạnh và sự thanh khiết về mặt tình thần cũng như thểxác:Hỡi những Dịng nước hồi sức cho đời - Hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh - Sự cao cả, niềm vui, cảnh mộng…”[78; tr 709].

Qua các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, khi nói về hình ảnh nước thì nước như một mạch nguồn gắn bó chặt chẽ với sự sống, niềm vui, nỗi buồn của con người vậy. Cùng viết về đề miền núi khi nói đến biểu tượng nước, mỗi nhà văn tìm thấy ý nghĩa riếng với con người. Nhà văn Cao Duy Sơn, khi khắc họa hình ảnh nước trong tiểu thuyết Đàn trờivới ý nghĩa tín

ngưỡng, mang sắc thái tâm linh “Từ bé lão thường kể cho nó nghe về dịng

thác Phja Bjoóc. Nó thiêng và linh nghiệm nhất vùng này đấy! Người bản Phja Đeng thường ra đây cầu trời khi gặp năm nắng hạn mất mùa hay dịch bệnh đe dọa. Cả những câu chuyện vui buồn, oan trái của con người cũng được đưa đến để kể và cầu trời giải thoát. Lão nói với con đây là Thiên Đàn! Là tâm của vũ trụ con người sống. Là nơi giao tiếp con người và nhà trời bởi tiếng nói của con người khi được cất lên ở đây sẽ vang vọng gấp nhiều lần so với chỗ khác” [46; tr 308]. Cịn nhà văn Đỗ Bích Thúy, nói đến nước gắn với

câu chuyện sinh hoạt hàng ngày của người dân“Trôi xuống cuối dòng. Nơi trẻ

con tập bơi, nơi đàn bà giặt áo, nơi con gái rửa gót chân, trơi mãi ra sơng”

[57; tr 118]. Có khi đơn giản là nó đem đến sự no ấm, mùa màng bội thu “Dưới dịng Phạ Lấu hình như nước đang dâng lên. Mới tháng mười mà nước

đã dâng lên là điềm lành. Nước nhiều mới đủ cho đồng thấp đồng cao, đủ ủ ẩm gốc lúa, đủ cho cá bơi không phải phơi sống lưng” [57; tr 118]. Mỗi quốc

gia, mỗi dân tộc đều sinh sống và tồn tại được nhờ nước. Nược có vai trị là nguồn sống của nhân loại. Ở mỗi nơi, con người lại có những quan niệm, tín ngưỡng dành cho nguồn sống ấy. Người Việt nói chung và các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng cũng khơng ngoại lệ. Đất nước chúng ta có nhiều sơng suối, có nền văn hóa nơng nghiệp nên nước giữ vai trị quan trọng.

Một biểu tượng khác cũng chứa đựng những kí ức văn hóa trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mà chúng ta không thể khơng nhắc đến đó là “Lửa”. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, biểu tượng Lửa được giải thích với những ý nghĩa chính như sau: Trong tất cả các truyền thuyết, ngọn lửa là biểu tượng của sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa. Theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại gây chia rẽ bất hịa: đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lò than hồng thiêu hủy của sự dâm ô, tiếng nổ giết người của quả lựu đạn. Lửa trong các nền văn mình có thể hiểu theo những nghĩa như sau: Lửa - bản thể; Lửa - thần thánh; Lửa - tẩy uế và tái

sinh; Lửa - hủy diệt ; Lửa- giác ngộ; Lửa - phương tiện vận chuyển; Lửa - giớitính.

Qua khảo sát, chúng tôi cũng thấy khi khắc họa về ngọn lửa gắn vớiđồng bào miền núi phía Bắc của Đỗ Bích Thúy, biểu tượng văn hóa đócó điểm tương đồng với các dân tộc trên thế giới. Ngọn lửa đối với con người nơi đây để tẩy uế, trừ tà, ngọn lửa với giới tính, cụ thể gắn với người phụ nữ .

Ngọn lửa với ý nghĩa trừ tà được Đỗ Bích Thúy tái hiện rõ trong truyện ngắn

Đá cuội đỏ với chi tiết chị em Dín ngủ trong rừng quay mặt vào lửa để tránh

tàma: “Hơm nay anh Sính khơng lên thì em khơng dám ngủ. Làm sao? Đêm

qua có con gì vào ngủ cùng em mà em không biết, sáng nay thấy một túm long dính vào cổ mình. Mày ngủ có quay mặt vào lửa khơng. Lúc ngủ phải nhớ quay mặt vào lửa mới không bị ma dại bắt đi”. “Thật thế á?”. “Chứ cịn gì”. Ma rừng muốn bắt ai thì phải đi vào mồm người ấy mới xuống bụng lôi tuột đi được. Thế mà lúc ngủ ai cũng mơ được ăn, được uống, thế là há mồm ra. Há mồm thì ma có cửa để vào rồi. nếu mày quay vào lửa, nhỡ có há mồm ra thì ma dại cũng khơng dam đi qua lửa để vào mồm mày”.[57; tr

113]. Trong suy nghĩ của họ, lửa luôn là sức mạnh cho họ để học vượt qua và chiến thắng sự sợ hãi. Lửa ở đây không chỉ là yếu tố gắn với sinh hoạt mà còn hằn sâu trong tâm linh họ. Người miền núi coi lửa là thiêng liêng. Vì thế, người phụ nữ khi làm việc trong không gian bếp luôn phải chú ý và kiểm sốt mọi hành động của mình. Chẳng hạn, lời răn dạy của mẹ chồng bà Kía khi bà mới về làm dâu trong truyện ngắn Gió khơng ngừng thổi “Ngày đầu tiên về nhà chồng, mẹ chồng dẫn Kía xuống bếp. Ở bếp có con ma bếp, ma bếp cai quản việc sinh đẻ của đàn bà và phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc. Vì thế khơng được dẫm chân lên bếp lị, khơng được gõ vào thành bếp, lúc nào muốn nhấc chảo cám lợn ra phải cho một hòn đá vào giữa” [57; tr 35]. Trong

đời sống tín ngưỡng, tâm linh từ xa xưa của người Việt, lửa mang sức mạnh tẩy uế, trừ tà, xua đuổi chướng khí, ám khí mà thể hiện đặc trưng nhất là phong tục đốt vía. Người đi chợ gặp người cho là vía xấu hoặc bán chậm, ít khách sẽ đốt giấy hoặc rơm rạ để “vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Khi chuyển đến nhà mới, người ta thường đốt đống lửa to để xua đuổi khí lạnh, tạo hơi ấm, mang lại dương khí, sức sống cho ngơi nhà.

Lửa ngồi ý nghĩa để trừ tà, tẩy uế thì trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy ngọn lửa cịn thể hiện giới tính. Hay nói cách khác, lửa tượng cho cho người

phụ nữ. Khơng chỉ đề cao vai trị “nổi lửa”, “thắp lửa” của người phụ nữ mà còn coi trọng vai trò quan trọng nhất - “giữ lửa” trong gia đình. Lửa khơng chỉ là sự sống mà nó cịn là biểu tượng của tình u, tình nghĩa vợ chồng, khi đã “tắt lửa lòng” cũng là khi người ta đã tuyệt tình cạn nghĩa. Mà người phụ nữ muốn “giữ lửa” cho ngơi nhà mình được yên ấm, hạnh phúc cần có sự kiêng lành. “Ở bếp có con ma bếp, ma bếp cai quản việc sinh đẻ của đàn bà và phù

hộ cho việc chăn ni gia súc. Vì thế khơng được dẫm chân lên bếp lị, khơng được gõ vào thành bếp, lúc nào muốn nhấc chảo cám lợn ra phải cho một hòn đá vào giữa” [57; tr 35].

Cuộc sống của con người Việt Nam từ bao đời nay luôn gắn liền với lửa. Nghĩa sơ khai của từ “lửa” là sự đốt cháy phát ra đồng thời ánh sáng, hơi ấm và sức nóng… Tuy nhiên, do đặc điểm của lửa rất gần gũi với cuộc sống, với khát vọng và tình yêu của con người nên trong thực tế sử dụng, lửa mang nhiều nghĩa ẩn dụ rất độc đáo trong văn học.

Có thể nói, Đỗ Bích Thúy bằng con mắt của nhà văn đầy tinh tế đã mô tả được cả những nét văn hóa bề sâu của người dân tộc miền núi. Đó là những nét văn hóa tâm linh vừa thể hiện tình u vừa thể hiện sự thành kính sợ hãi đối với các biểu tượng. “nước”, “lửa” phản ánh những tầng lớp ý nghĩa sâu xa và ẩn chứa trong nó là những quan niệm, những phong tục của con người. Những tầng vỉa ý nghĩa đó càng khiến những truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy trở nên ám ảnh trong lịng ngườiđọc.

Tiểu kết:Đỗ Bích Thúy bằng tài năng văn chương và một tâm hồn, một

trái tim nặng lòng với quê hương, chị đã có những trang viết tinh tế, sâu sắc về vùng đất Tây Bắc. Dấu ấn địa - văn hóa in đậm trong mỗi trang viết, mỗi câu chuyện. Từ việc tạo dựng hình tượng nhân vật đến khắc họa ngơn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian...qua các tập truyện, giúp cho người đọc hiểu và thêm yêu vùng đất này. Phải thật sự sống, thật sự yêu mên vùng đất Tây Bắc nên tác giả mới có thể vận dụng ngôn ngữ, cách nghĩ, cách cảm và tư duy của người miền núi một cách tự nhiên như vậy.

KẾT LUẬN

Giữa văn học và văn hố có một mối quan hệ biện chứng đặc biệt, đó chính là sự tác động qua lại liên tục với những bổ sung và chi phối lẫn nhau. Văn học sẽ trở nên thiếu sức sống và vô hồn nếu bị tách khỏi nguồn mạch giá trị cội rễ đó. Cũng như thế, văn học làm giàu thêm cho văn hố qua việc bảo lưu, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, thiếu văn học thì văn hố sẽ khơng cịn là một tổng thể toàn vẹn và cũng sẽ không được nhận diện đầy đủ và sâu sắc qua từng thời đại. Văn hóa vừa thống nhất, vừa đa dạng theo từng vùng miền, từng lãnh thổ, trong lĩnh vực văn học, đây cũng chính là điểm tạo nên bản sắc của các dân tộc và sự khác biệt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)