6. Cấu trúc luận văn
3.2. Ngôn ngữ và giọngđiệu
3.2.1. Ngơn ngữ
3.2.1.1.Ngơn ngữ giản dị, giàu hình ảnh và biểu cảm
Trước hết, ngơn ngữ trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy đã tái hiện được đặc trưng vùng miền. Đó là ngơn ngữ của đồng bào dân tộc giản dị, mộc mạc. Các từ ngữ được sử dụng cũng gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt của cộng đồng người nơi đây từ món ăn, trang phục đến các công cụ lao động, lễ hội... Ngôn ngữ đặc trưng vùng miền thể hiện cụ thể qua cách gọi ông bà, bố mẹ, cách xưng hô giao tiếp “mày - tao” giữa các nhân vật. Hàng loạt các từ ngữ mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền được sử dụng trong giao tiếp của người dân nơi đây như ầy, ầy dà, a, alui… Ngồi ra, từ ngữ địa phương cịn thể hiện ở tên gọi các vật dụng, các đồ vật như con dao quắm để đi rừng, cái quẩy tấu, cái gùi để đựng đồ xuống chợ, đi nương, cái mâm gỗ, cái muôi gỗ… Các từ ngữ còn được gọi là từ ngữ địa phương đã làm nổi bật lên cái màu sắc địa phương rất đặc trưng và cũng góp phần tái hiện một cách chân thực cuộc sống và con người nơi đây.
Để đem lại cảm giác như được sống, được đắm chìm trong “khơng gian
có núi cao, trời rộng” của vùng cao Hà Giang cho độc giả cần phải kể đến
một hệ thống từ ngữ, hình ảnh được nhà văn sử dụng chuẩn xác, tinh tế qua lời của người kể chuyện. Những âm thanh, mùi vị, hình dáng... với sắc thái đặc trưng riêng của Tây Bắc . Chẳng hạn tiếng gió thổi “ào ào, hun hút trên
nước vấp phải ghềnh đá rải rác giữa dòng”, tiếng tắc kè “bật lên khắc khoải”,
tiếng gà gáy “eo óc”; mùi ngải “cay cay, ngòn ngọt, nhằng nhặng đắng”, mùi bạc hà “ngan ngát”, “mặn mòi” của cỏ gianh; dáng vẻ “rậm rì cao vút” của những tán cây rừng, “hun hút” của vực sâu, “lởm chởm” của những vách đá... tất cả đều mang chất nguyên bản của cuộc sống được khơi dựng lại đầy sức gợi hình, gợi cảm thơng qua các từ tượng hình, tượng thanh hay: “mặt trời
nghiêng thì chợ tan. Hai quẩy tấu giờ nặng hơn cả lúc đi, lại mang chất lên lưng ngựa. Con ngựa bị bỏ quên không được ăn uống thúc mãi không chịu đi nhanh”.[57; tr 189]. Hình ảnh “mặt trời nghiêng” là cách nói chất phác và hồn
nhiên nhưng đầy sức gợi cảm. Không phải mặt trời lặn, mặt trời xuống núi hay mặt trời tàn mà là “mặt trời nghiêng”. Chúng ta cảm thấy hình ảnh như gợi lên nhưng tia nắng bị chao đi và mờ dần. Hay nó cịn gợi lên hình ảnh mặt trời như một cái đĩa đựng ánh sáng. Khi nghiêng đi ánh sáng đó sẽ tan mất. Nó tạo nên những ấn tượng về lối tư duy hình ảnh, ví von của người miền núi. “Sính muốn một ngày dài thêm ra nữa, nhưng muốn thế ngày lại càng ngắn
lại. Sính càng làm nhiều việc để bớt nóng bụng đi thì lửa trong bụng càng cháy mạnh” [57; tr 55]. Câu văn trên cũng tiêu biểu cho cách diễn đạt và cách
tư duy vật chất hóa của người miền núi. Với tư duy hồn nhiên của đồng bào dân tộc, những cảm xúc vơ hình đều khơng quá trừu tượng mà được chuyển hóa vào các vật dụng, các yếu tố xung quanh cuộc sống của họ. Cảm xúc chờ đợi bồi hồi của Sính được thể hiện qua cách diễn đạt. đậm màu sắc miền núi “lửa trong bụng”. So với cách diễn đạt của người Kinh những câu văn như trên lạ lẫm, ấn tượng và giầu sức gợi hơn. Cũng có nhiều nhà văn viết về đề tài miền núi và Đỗ Bích Thúy là một trong những người thành công khi nắm bắt được sự hồn nhiên trong văn hóa nơi đây. Tất cả mọi thứ vơ hình đều được chuyển hóa thành những yếu tố cụ thể như âm thành, cảm xúc, hơi thở...: “Tiếng tù và đập vào vách núi, dội ngược trở lại. Phía rừng, sau những
vút như tiếng chăn gió quăng mình, tiếng răng rắc như tiếng khỉ đu dây...”
[57; tr 397]. Ngay kể cả hình tượng trời, đất, trong tư duy gần với nguyên thủy, cũng được nhà văn dùng từ “ông trời” để mơ tả, coi đó là ngun nhân của thiên tai: “Mưa như có bao nhiêu nước trên cao ơng trời đổ xuống cả”. [57; tr 399] “Mẹ tôi bảo đấy là lời người sống an ủi người chết, tiễn họ đi cho
thuận đường. Chỉ có ngày em Thi chết là vắng tiếng tù và. Trẻ con chết là trái với luật trời, thế nên chỉ lặng lẽ đi thôi, không được được mang cây tù và trong họ ra thổi”. [57; tr 398]. Ngôn ngữ giao tiếp của người miền ngược
ngắn gọn nhưng khơng phải khơng có sự đưa đẩy, trực tiếp cũng khơng có nghĩa là khơng bóng gió. Bởi vậy trong truyện ngắn của mình, Đỗ Bích Thúy cũng thường xun để các nhân vật của mình sử dụng lối nói này để tế nhị, kín đáo gửi đi những tâm tư tình cảm trong lịng. Ví dụ như lời bà mẹ nói với đứa con trai khi phát hiện ra nó có vợ mà vẫn cịn để ý đến những cơ gái khác (Mặt trời lên, quả cịn rơi xuống): “Vào mà ngủ một tí đi. Chăn nhà mình có
rận thì cũng phải đắp, đắp chăn nhà người khác thì thành người nhà họ, chết đi thành con ma đói ma rét nhà họ, thế là sướng hay khổ?” [57; tr 145]. Lời
nói của bà mặc dù khơng trực tiếp đề cập tới nguyên nhân khiến người con trai xao nhãng gia đình nhỏ của anh ta nhưng mượn hình ảnh “chăn nhà mình
có rận thì cũng phải đắp” bà đã ngầm cảnh tỉnh con. Tuy là người gốc miền
xuôi nhưng lớn lên ở vùng đất Hà Giang, có thể nói Đỗ Bích Thúy đã nắm được hồn cốt của ngôn ngữ nơi đây và chuyển hóa nó một cách đầy tinh tế và cảm xúc vào trong tác phẩm củamình.
Ngơn từ giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm của người miền núi còn
được Đỗ Bích Thúy
thểhiệnquanhữnglờihát.ĐólàtiếnghátcủacáccơgáitrêuchọcLìn(Sau những mùa
trăng) bay lên, dội vào vách núi cao ngất, xao động cả đêm đang xuống:
“Dêu hẩn lầu tẩu lốc, bản nng bàu mi lóc. Lóc hẩn lầu tẩu lải, bản nng
khơng mưa phùn, thì chàng ơi hãy về)... Đó là lời hát của Kía trong Con dê bốn mắt tặng Dí thể hiện tình yêu của mình “Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo anh về/ Em đưa anh đến con đường rẽ, con đường rẽ thụt sâu/ Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo em quay lại/ Anh buông tay em, tay như rụng/ Như lá tre, lá gỗ lả tả rụng/ Anh bỏ tay em, tay như rơi/ Như lá tre, lá gỗ lả tả rơi...”. Nhưng đó cũng là nỗi lịng đauđớn của cơ gái khi người yêu của
mình bị treo trên cột đá: “Gầu mơng nói Đrâu Mơng/ Hai ta chung nhịp nhớ/
Nếu buộc phải chết đi/ Nên chơn cùng một mộ/ Hai chúng mình chung một hơi/ Nếu buộc phải chết thơi/ Nên chung một quan tài…” (Cột đá treo người).
Đó là tiếng hát của Huyên (Đêm cá nổi) trên dòng sông “Là ới!... Hẩu lầu
khảng lưởng thếp lẩu ma/ Ngọn cần phả bàu dệp/ Hẩu lầu khảng lưởng thếp hẩu bản/ Bản muông bàu mi dêu... ới a... Vai hẩn làu tẩu láu/ Khít thải thử nuông tam... Khuyên hẩu làu khảy vả. Sung nhăng mi nuông chắp... . (Ngày hôm nay trời không mưa sao anh lại cầm ô vào làng. Ngày hôm nay trời không nắng sao anh lại cầm ô lên bản... Nếu anh thương em thì đưa áo em khâu đường chỉ tuột... Anh nhé, đừng phụ công em. Đi xa phải nhớ về...). Lời hát mà như lời nhắn nhủ người đi xa, nhắn nhủ Pao đừng quên đườngvề.
3.2.1.2. Ngôn ngữ gắn liền với tư duy người miền núi
Bên cạnh đặc điểm ngơn ngữ giản dị, giàu hình ảnh và biểu cảm đã trình bày trên, chúng tơi nhận thấy trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy cịn có một đặc điểm nữa làm nên cái duyên riêng của nhà văn: Đỗ Bích Thúy đã sử dụng ngôn ngữ đúng theo cách tư duy, lối nói của người miền núi – mộc mạc, giản dị, cụ thể, đặc biệt là lối nói so sánh, ví von giàu hình ảnh mang những nét riêng biệt của người dân tộc thiểu số vùng núi phíaBắc.Trong các tập truyện ngắn này của Đỗ Bích Thúy, chúng tơi nhận thấy chị cịn sử dụng khá nhiều lối nói ví von độc đáo, thú vị của người dân tộc thiểu số. Qua những lối ví von đó, ta cảm nhận rõ nét tư duy của người miền núi trong sự so sánh các sự vật, sự việc. Trong đó có hai lối ví von phổ biến nhất là ví von sự vật, sự
việc với các hiện tượng thiên nhiên, cảnh vật xung quanh và ví von sự vật, sự việc với chính những gì gắn bó, thân thuộc với đời sống hàng ngày.
Lối ví von thứ nhất xuất phát từ môi trường sống của người dân tộc thiểu số rất gần gũi với thiên nhiên .Trong một số truyện ngắn, Đỗ Bích Thúy viết về những người con của núi rừng rời làng bản về thành phố học tập, sinh sống. Những người luôn lo sợ thế hệ trẻ sẽ qn đi nơi mình sinh ra chính là những người cha, người mẹ. Bao lo âu, trăn trở của họ về bước đường đi của con mình được chị diễn tả thơng qua những lời nói hết sức mộc mạc, giản dị, cụ thể nhưng lại rất giàu hàm ý. Người cha trong Đêm cá nổi nói với con trai mình khi anh trở về nhà đúng mùa cá chép đẻ trứng: “Po khó ngủ hở Po?”
“Khơng. Tao đi ra sơng.” “Làm gì cơ?” “Cịn làm gì nữa. Đang mùa cá chép đẻ mà.” “A, Po đi lấy trứng về thả.” “Mày còn nhớ à. Tưởng cơm thịt Hà Nội làm mày quên rồi chứ. Con ơi! Mày là người của núi rừng…” Là người của
núi rừng nên cách nói cũng mang đặc trưng của núi rừng, người mẹ trong
Ngải đắng ở trên núi nói với cơ con gái “đã ra đi vì khát vọng của mình, đã
giãy giụa ra khỏi những mịt mùng heo hút” khi cô trở về thăm nhà: “Mày lớn quá, tao không giữ nổi mày thật rồi. Núi rừng cao thế cũng không ngăn được bàn chân mày. Sau này tao chết đi rồi mày có trở lại Tả Chng khơng? Mày lấy người thế nào làm chồng hở Din? Sao mày khơng đưa nó về để tao xem tay, xem mặt? Mày sợ nó khinh mày, khinh q mày, phải khơng? Đời tao có khi khơng biết đến chén rượu của con rể lớn bé thế nào…”. Cách nói này lại
một lần nữa ta bắt gặp trong truyện ngắn Sau những mùa trăng khi người con trai trở vềvàdựđịnhđónmẹ,chịdâuvàemgáixuốngởcùngvớisuynghĩ“muốn mọi
người ở bên mình, muốn mọi người hết khổ”, bà mẹ đã nói: “Đấy là những gì mày học được từ khi ra khỏi nhà phải khơng Lìn? Mắt mày sáng bằng nào tao chưa thấy, chỉ thấy mày quên hết lời cha mày dặn thôi, quên cả lời hứa khi nào tinh như con cắt lúc rời tổ mày sẽ về, sẽ lấy vợ, có nhiều con trai. Mày nói ở quê khổ quá à? Khổ mà tao vẫn sống đến giờ, khổ mà trẻ con vẫn lớn
được! Khơng ai chết vì khổ được đâu, chỉ có chết vì trong bụng tồn điều xấu thơi…”. Những lời nói của ơng bố trong Đêm cá nổi hay bà mẹ trong Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng đều cho thấy tình yêu tha thiết đối với
núi rừng và đều được diễn tả với giọng điệu nhất qn - đó chính là lối nói mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu hàm ý.
Người miền núi cuộc sống của họ khi thức dậy hay ra khỏi nhà, trước tầm mắt họ là núi, là rừng trùng điệp, mọi hoạt động đáp ứng nhu cầu sống của họ đều phụ thuộc rất nhiều vào đất, nước, cây cối xung quanh, vậy nên phần nào dễ hiểu khi ta thấy có nhiều trường hợp, nhân vật trong tác phẩm của Đỗ Bích Th nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng thước đo của thiên nhiên. Ví dụ như trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá có những câu ví von như: “Mẹ Hoa về làm cái gia đình đang yên ổn như tổ chim trên cao lộn
tung cả lên” [57; tr 25] và “May bảo với bố, mẹ Hoa chỉ như con thú hoang ở đâu lạc vào nhà mình thơi, lúc nào khơng muốn ở nữa thì khắc bỏ đi” [57; tr
26]. Hay trong truyện ngắn Giống như cái cối nước lại là một lối ví von như thế: “Sinh là một cái cây thẳng, khơng sợ gió mưa sấm chớp, Sinh là một con
suối mạnh mẽ lúc nào cũng chảy băng băng cơ mà”; và “giờ thì Vi đã như một bơng hoa tam giác mạch cuối mùa, từ màu xanh chuyển sang mầu hồng, từ màu hồng lại sang màu trắng, rồi tàn úa dần”. Trong truyện ngắn Cái ngưỡng cửa cao khi nói đến Sính, người đàn ơng dân tộc lấy cô gái người Kinh lên làm cô giáo ở bản Sủng Tráng được so sánh “như người thợ săn giỏi
bắt được con thú quý”, còn trong truyện ngắn Vết chân ngựa trên đường mòn,
thiên nhiên được miêu tả “Gió vẫn thổi thơng thốc, từng đụn sương lớn nặng
trĩu bị đẩy đi, trôi trong khoảng khơng như một dịng sơng sâu hun hút”,
người đàn ông miền núi được ví “Bố Sài mới bốn mươi tuổi thôi. Đàn ơng
bốn mươi cịn như cây sồi trên núicao...”.
Trong một số tác phẩm, lối nói so sánh ví von được sử dụng nhiều lần để nói về một nhân vật như trong truyện ngắn Gió khơng ngừng thổi khi miêu
tả về nhân vật Kía. Khi là người đàn bà một con, Kía làm mọi người thắc mắc: “Tại sao một người đàn bà không đẻ được nữa lại cứ nở ra như một
bông hoa chuối đỏ rực, căng mọng thế này?”. Nhưng sau khi bị làm nhục và
mang trong mình nỗi lo lắng, sợ hãi, “không cần phải dầm mình dưới suối
nữa thì Kía cũng đã khơ héo đi như một quả đậu giống để trên gác bếp” và
“suốt thời gian mang thằng Chá trong bụng, sinh nó xong, Kía đã như một cái
cây bị phơi khơ, có phải vì thế mà Sùng khơng cịn muốn gần gũi vợ nữa?”.
Hay như trong truyện Sải cánh trên cao, khi chồng bỏ đi với người phụ nữ
khác, con vì thiếu muối mà chết, Mai lúc này “mỏng như tàu lá chuối non,
tóc xơ xác, mặt trắng bệch”. Nhưng sau khi đi theo cách mạng mặc dù “cuộc sống khó khăn thiếu thốn trăm bề ở rừng không làm Mai khô héo đi mà ngược lại, người phụ nữ một con như cây Bjoócmạ được ngâm mình trong dịng nước mát, đã nở bung ra, rực rỡ và căng đầy sứcsống” [57; tr 322].
Cịn với lối so sánh ví von thứ hai, ta thấy trong truyện ngắn Đỗ Bích Thuý người dân tộc thiểu số thường có thói quen nhìn nhận sự vật, sự việc theo lối so sánh với những gì thân thuộc, gần gũi gắn với đời sống hàng ngày của họ. Trong đời sống của người dân tộc Mông, ngựa là con vật ni rất gần gũi, gắn bó với đời sống của đồng bào dân tộc vùng núi cao. Những người đàn ông thường được so sánh ví von với hình ảnh của con ngựa, con gấu. Những con vật đại diện cho sức mạnh của vùng núi cao nhưng cũng hết sức gần gũi với đời sống của đồng bào dân tộc. Trong truyện ngắn Gió khơng ngừng thổi, khi miêu tả hình ảnh một chàng trai trẻ Đỗ Bích Thuý viết: “Thào Mí Chá ở Lũng Pục là một thằng trai đẹp, trán cao, vuông, lông mày rậm, mắt sáng, hai hàm răng rất trắng và miệng cười làm chết người, bọn con gái ở Lũng Pục rất nhiều đứa thích nó, nhưng nó là một con ngựa chỉ thích ăn cỏ trong vườn hàng xóm”. Nhưng khi tả người đàn ông đã luống tuổi, chị lại so
sánh “Bố Sèn đang bấu chặt mấy ngón tay gầy guộc vào vai Sèn, như thể Sèn
xuống vực sâu”. Trong Vết chân ngựa trên đường mịn người đàn ơng được miêu tả “tấm lưng vâm váp như con gấu đi ra cửa, mang theo cả hơi ấm
hoang dã ra khỏi căn bếp tin hin”, sự so sánh ví von này lại một lần nữa ta bắt
gặp trong truyện ngắn Đi qua ngày sang đêm: “Đổi lại, Miêu phải mang tấm
thân to khoẻ như con gấu đi theo Vương,...”. Trong nhiều truyện ngắn ta bắt
gặp cách ví von so sánh rất độc đáo như so sánh ví von con người với cánh cửa, ngưỡng cửa: “Chúng phải giữ lấy Mai như giữ cánh cửa nhà mình.
Chúng biết mình chẳng tìm được ở đâu một người thay chỗ của Mao” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) hay “Chỉ tại Vi thôi, Vi như cái cánh cửa đóng chặt khiến các em khơng thể ra khỏi nhà” (Giống như cái cối nước).
Trong truyện ngắn Đá cuội đỏ, ta bắt gặp một cách ví von độc đáo thế này: “Con suối gắn với cuộc đời mỗi người miền núi như cái đai lưng trên
váy áo con gái”. Có thể thấy lối so sánh này khơng cần nhiều lời nhưng lại lột