6. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhânvật
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhânvật
Đỗ Bích Thúy khơng tập trung khắc họa ngoại hình nhân vật tồn diện và đầy đủ mà ngoại hình ấy chỉ là những đặc điểm nhỏ như: ánh mắt trên khuôn mặt, trang phục, đôi mắt… Những người phụ nữ miền núi ngoại hình họ có nét đăng trưng riêng, khơng phải là một dáng vẻ yêu kiều thướt tha hay cao sang, quyền quý mà đó là vẻ đẹp của tự nhiên, giản dị. Vẻ đẹp tự nhiên
thì vừa rực rỡ vừa hoang sơ lại vừa căng tràn nhựa sống, vừa dịu hiền lại vừa hoang dại, bí ẩn. Vẻ đẹp ấy hiện lên qua thân hình, vóc dáng nhưng nhiều khi chỉ hiện lên thấp thống dưới vành khăn là đơi mắt, hai gò má, là hai bờ vai trịn và trắng hay thấp thống dưới những chiếc váy rực rỡ đủ màu là đôi bắp chân trắng và tròn lẳn. Trong phiên chợ, khi đêm đến mọi người đốt lửa lên thì cái ấn tượng, vẻ đẹp nổi bật lên là hình ảnh “má đám con gái đỏ rực vì
ánh lửa”. Đó là hình ảnh “cặp má đỏ như má trẻ con ngồi hong bếp” của
Dính (Ngựa ngã núi) khiến Dúng chênh chao, chơi vơi và nhớ đến nhắm mắt cũng không thể quên đi được. Đó là “cặp má đỏ hồng, da căng mịn, mái tóc
rất dày và hai cánh tay khỏe mạnh” của Kía (Gió khơng ngừng thổi) khiến
Sùng mệt lử sau mỗi đêm uống rượu với thịt bị khơ. Đó là hình ảnh bờ vai “tròn lắm lại mềm như hai nắm cơm nếp mùa” của Duân (Mặt trời lên, quả
còn rơi xuống) khi mới về làm vợ Dn. Đó là hình ảnh cơ gái Chía (Cột đá treo người) “đã lớn phổng lên, má đã hồng, hai bắp chân trịn căng khơng quấn xà cạp”. Và người chị dâu “có đơi bờ vai rất trịn, cái cổ cao mà trắng như đá núi vỡ” trong Sau những mùa trăng chúng ta lại gặp lại Nhẻo (Như
một con chim nhỏ) truyện ngắn mà Đỗ Bích Thúy nói là viết lại với “cặp má cịn đỏ rực, căng mọng, mắt thì đen thăm thẳm”. Và vẻ đẹp của người phụ nữ
Tây Bắc bao giờ cũng được so sánh với hoa, những bơng hoa rừng mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ mà rực rỡ, bỏng cháy, những loài hoa cũng chỉ nơi đây mới có: hoa chuối, hoa tam giác mạch… Đó là vẻ đẹp của Kía với thân hình “lại cứ nở ra như một bơng hoa chuối đỏ rực, căng mọng”. Đó là vẻ đẹp của Nhẻo trong cái nhìn của Dỉ như “một bơng hoa bjcmạ vàng
óng, mỡ màng”. Đó là vẻ đẹp dẫu buồn nẫu của Vi “như một bông hoa tam giác mạch cuối mùa, từ màu xanh chuyển sang màu hồng, từ màu hồng lại chuyển sang trắng”. Bông hoa tam giác mạch chỉ đẹp nhất khi sắp tàn và dẫu
Vi âu sầu, buồn nản như một bơng hoa sắp tàn thì cũng đẹp rực rỡ nhất.
những chi tiết tiêu biểu nhất và sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để miêu tả vẻ đẹp về ngồi hình và tâm hồn của người phụ nữ với những hình ảnh đẹp nhất của núi rừng. Và khi thơng qua các yếu tố ngoại hình để cho thấy sự vất vả, sự cực nhọc, cam chịu và cả lòng bao dung của những người phụ nữ vùng cao thì chị thường chọn hình ảnh ánh mắt, đôi bàn tay, cái lưng còng rạp xuống. Đó là đơi bàn tay của bà May, người mẹ già qua cảm nhận của đứa con chồng “Bàn tay mẹ già đã chai càng thêm chai thêm, vết chai dày cộp
như miếng cháy trong nồi cám” (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá). Đôi tay phải
cuốc nương trồng ngơ, trồng lanh thay cho bị cày… bàn tay người phụ nữ miền núi không mềm mại, mát lạnh mà như thế đấy “vết chai dày cộp như
miếng cháy trong nồi cám”. Công việc lao động vất vả đã cướp đi tất cả vẻ
đẹp dịu dàng, mềm mại của họ. Cái eo lưng nhỏ, rất nhỏ ngày còn con gái thì đã sớm gù rạp xuống. Đó là vì “Ở miền núi, con gái phải tập gùi từ lúc 8-9
tuổi. Gùi mãi, đủ thứ trên lưng, già rồi vẫn gùi nên bao giờ lưng cũng còng sớm hơn lưng đàn ông. Chị dâu tơi cịn phải gùi nhiều hơn người khác, gùi thay cả mẹ, thay cả tôi. Chẳng biết đến bao giờ mới thôi không phải gùi nữa. Từ sáng sớm đến tối mịt, cái lưng chỉ thẳng ra mỗi lúc ngủ…” (Sau những mùa trăng). Có lẽ chỉ cần một vài đặc điểm ngoại hình ấy thơi cũng đủ cho
người đọc thấy hết, hiểu được nỗi cơ cực của những người phụ nữ chỉ biết suốt đời làm lụng để lo cho chồng con, cho cả gia đình nhà chồng. Để “lúc
nào cũng dựng sẵn một thùng rượu ngơ ở góc nhà và vài tảng thịt khô trên gác bếp để chồng gọi bạn đến chơi”, để thóc ngơ đầy nhà chồng, để lợn gà
đầy sân, trâu bò đầy sàn… thì người phụ nữ đã phải đổi bằng cả tuổi thanh xuân, cả vẻ đẹp của mình. Người phụ nữ ngày nào cịn như bơng hoa chuối đỏ rực, như bông hoa tam giác mạch mềm mại… thì mới mấy năm trời, mới hai mốt, hai hai tuổi mà “người khô như quả đỗ sấy trên gácbếp”.
Đỗ Bích Thúy song hành khắc họa ngoại hình về người phụ nữ miền núi thì chị cũng tập trung khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của những chàng trai,
những người đànôngcũng được miêu tả các chi tiết ngoại hình. Chỉ cần vài đường nét, vài hình ảnh, vài cách so sánh gợi hình thì người đọc cũng có thể hình dung được về vóc dáng, thân hình những người đàn ông nơi đây. Ở miền núi cao này, người phụ nữ phải vất vả với nương ruộng, chăm lo cho con, cho chồng, cho nhà chồng thì người đàn ông luôn là trụ cột, luôn là chỗ dựa cho gia đình. Vì thế, người đàn ơng ở đây phải mang một sức vóc lớn lao, như con thú lớn, như cây gỗ lớn trên rừng. Vậy nên, chàng trai miền núi khỏe khoắn, mạnh mẽ, căng tràn nhựa sống có tiếng bước chân “bình bịch như vồ nện đất” thân hình thì cao lớn “vâm váp như một cây lim trong rừng già,
bước chân đi trên sàn nhà phầm phập như chân voi” [57; tr 345]. Là anh
chàng Sinh (Giống như cái cối nước) “là một cái cây thẳng khơng sợ gió mưa
sấm chớp, Sinh là một con suối mạnh mẽ lúc nào cũng chảy băng băng”.
Anh chàng Sìn, nhân vật rất phụ thơi trong Sau những mùa trăngcũng để lại
vóc dáng của mình trong ấn tượng của người đọc ở “hai bắp vai vồng lên
dưới lớp áo tà phủ còn thơm mùi lá nhuộm”. Phủ (Mần tang mọc trong thung lũng) cũng để lại một hình ảnh thân hình to lớn như con gấu, gương mặt đỏ
nhừ vì bối rối... Và hầu như khơng có một nhân vật nam nào được Đỗ Bích Thúy miêu tả ngoại hình một cách đầy đủ, chi tiết. Đầy đủ, chi tiết lắm có lẽ cũng chỉ thấy thế này: “Thào Mí Chà ở Lũng Pục là một thằng trai đẹp, trán
cao, vuông, lông mày rậm, mắt sáng, hai hàm răng rất trắng và miệng cười làm chết người”[57; tr 33].