Conngười thuần hậu, giản dị và chất phác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 43 - 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Con ngƣời vùng cao TâyBắc

2.3.1. Conngười thuần hậu, giản dị và chất phác

Nhân vật chính trong hầu hết tác phẩm của Đỗ Bích Thúy là người phụ nữ. Có lẽ, đó là mối đồng cảm rất riêng hay vì chị cảm nhận được “chưa thấy

ở đâu mà người phụ nữ lại chịu nhiều thiệt thòi như ở miền núi”. Người phụ

nữ nói chung là hình ảnh của con người thuần hậu, chân chất và tự nhiên. Quang Anh trên báo Phụ nữ thủ đô online, trong bài viết Đỗ Bích Thúy, vẻ đẹp kiêu hãnh của những cánh chim đã rất chính xác khi chorằng: “Hình

tượng con người được nhà văn Đỗ Bích Thúy khắc hoạ nhiều nhất trong các tác phẩm của mình là thân phận tình yêu, hạnh phúc của những con người vùng cao, đặc biệt là người phụ nữ rừng núi phía Bắc. Ngơn ngữ giản dị, mộc mạc hướng đến sự chân thành nhưng tràn đầy màu sắc, âm hưởng của một bức tranh vùng núi, khơi dậy những cảm xúc da diết trong lịng độc giả. Nhân vật chính trong truyện của nhà văn Đỗ Bích Thúy đa phần là những phụ nữ vùng cao, những con người đơn hậu, suốt đời sống vì người khác, sống cho người khác, nhận phần thua thiệt về mình với vẻ đẹp thuần khiết và tâm hồn sáng trong. Dù họ là ai thì đều là những người tốt, những con người mang lại niềm tin sâu sắc cho độc giả rằng cái tốt, cái đẹp ln có thật trên đời và không bao giờ mất đi”. Cách sống giản dị, chất phác của con người miền núi

được đặt trong quan hệ với tự nhiên, với xóm làng, trong gia đình. Thậm chí đến cả ước mơ của họ cũng thật đơn sơ nhưng thật đáng quý và xúc động. Truyện ngắn Cạnh bếp có cái mi gỗ, khắc họa cuộc đời bất hạnh của

Mai.Bố Mai mất sớm, nhà thiếu vắng người đàn ông trụ cột nên cái muôi gỗ cũ kĩ, đã mịn mà Mai vẫn phải dùng nó. Hình ảnh chiếc mi gỗ là vật dụng đơn sơ, giản dị, bình thường thậm chí tầm thường, nhưng chỉ người đàn ơng mới làm được và Mai ln ước ao có được nó. Từ nhỏ, Mai đã phải nhận lấy đau thương, mất mát, thiếu vắng sự che chở, yêu thương của cha nên cơ khao khát có được một chỗ dựa, một điểm tựa tinh thần vững chắc. Tưởng chừng nỗi bất hạnh sẽ qua đi khi Mai đi lấy chồng. Mai có ba đứa con nhưng đều là con gái nên chồng Mai đã bỏ đi. Mai âm thầm, nén nỗi đau ruồng bỏ của

mình để chăm sóc, u thương 3 đứa con. Và dường như trong lịng cơ đã thôi ước mong một chiếc muôi gỗ mới…Câu chuyện chỉ đơn giản là nỗi niềm của người phụ nữ một mình ni con trên đỉnh núi cơ đơn nhưng có thể nói qua chi tiết cái mi gỗ đã khiến nó trở nên đầy xúc động. Nỗi cô đơn của gia đình khơng có bờ vai đàn ơng, đến cả cái mi gỗ, một vật dụng bình thường, giản dị mà lại xa lạ: “Tơi chỉ thấy buồn cười, ước gì khơng ước, lại đi ước cái

mi. Mãi đến lúc Mai bảo sắp lấy chồng tôi mới làm cho Mai. Tay gọt cái mi mà đầu óc để ngồi cửa, lại cứ váng vất câu hỏi của Mai, nhớ ánh mắt có gì như ốn trách, như thấy Mai ngã mà không đỡ dậy, con dao sắc cứa một nhát vào ngón tay trỏ. Vết sẹo cịn đây” [57; tr 78]. Hình ảnh chiếc mi gỗ

giản dị vậy thơi nó xốy sâu vào nỗi bất hạnh của con người. Ngay cả ước mơ giản đơn nhất, bình dị nhất nhưng nó nằm ngồi giới hạn của con người.

Lối sống chân chất, thuần hậu của con người miền núi được thể hiện cụ thể nhất trong cuộc sống sinh hoạt ở các gia đình. Trong giao tiếp hàng ngày, nó được thể hiện qua ngơn ngữ đối thoại của nhân vật. Đó là tính ngắn gọn, kiệm lời, vừa thuần phác, chân thật, thậm chí có phần suồng sã mà lại vừa khéo léo, giàu hình ảnh. Trong truyện Gió khơng ngừng thổi, Chá mất tích đã làm mọi người lo lắng khơng n và khi tìm được anh chàng về, mọi người trong họ, trong bản đến hỏithăm:

“- Tìm thấy nó ở đâu thế? Người già nhao nhao, mắt vằn lên vì tức giận. - Ây dà, nó uống rượu ở nhà một đứa gái góa bên Cao MãPờ...

- Cái gì? Uống rượu ở nhà một đứa gái góa à? Trời đất ơi, gầu Mơng ơi là gầu Mông, sao lại chui vào váy một đứa gái góa thếhở?”. Một đoạn đối thoại ngắn nhưng có sử dụng dày đặc các từ ngữ quen thuộc như: ây dà, đứa gái, gầu Mơng… cách nói quen thuộc, gần gũi ấy nó thể tính cách, phẩm chất hết sức là gần gũi và thân thương của người miền núi.

Vẻ đẹp thuần hậu, giản dị của người miền núi còn được thể hiện trong quan hệ với động vật. Họ chăn nuôi, nhưng cách nuôi cá, nuôi lợn, nuôi gà

của họ cũng khác. Mùa cá chép đẻ trứng là đàn ông trong bản ra sông để vớt trứng cá chép mang về ao thả. Cuối năm, dịp ông Táo lên chầu trời là vừa kịp có cá chép bằng bàn tay bán cho người ở tỉnh, ở huyện đem ra sông thả chứ họ không ăn. Người miền núi cuộc sống của họ gắn bó với ngựa, ngựa để thồ hàng, để làm phương tiện đi lại. Vì địa hình khắc nghiệt nên chỉ có con ngựa là phương tiện tốt nhất giúp họ di chuyển từ sườn núi này sang sườn núi khác, từ bản này sang bản khác thế nên con ngựa được họ chăm bẵm, yêu thương. Vì vậy “người Mông nuôi ngựa không ai muốn bán, cũng không

bao giờ mang giết thịt như con dê, con lợn. Ngựa ở với người mãi, đến lúc khơng mang được thứ gì trên lưng nữa thì được nghỉ ở nhà, cùng với người già, không ai bắt lên nương, xuống chợ nữa. Già quá thì chết, chết được chôn” [57; tr 229]. Con ngựa nhưng được yêu quý như một con người, như

một thành viên trong gia đình vậy. Điều đó cũng cho thấy cách nghĩ, lối sống, cách ứng xử bên cảnh sự giản dị, chân thành cịn thể hiện tính nhân văn của con người nơi đây.

Đỗ Bích Thúy khi viết về con người miền núi, đằng sau nhưng suy nghĩ, cách ứng xử của con người với con người, con người với tự nhiên, con người với động vật…ta cảm nhận được phẩm chất tốt đẹp hiện lên với lối sống, lối nghĩ giản dị, thật thà và chất phác. Ngườiđànôngmiềnnúi, qua trang viết của chị là những người sống chânthành,mộcmạclàm sao. Trong truyện ngắnTráng A Khành, người đọc, mới nghe qua có thể tực giận, trách mắng ơng bố Tráng A Sình với suy nghĩ hết sức là “ngây ngô”, mộc mạc giản đơn q mức có thể. Vì hai vợ chồng về già rồi mà khơng có con dẫn đến hành động đem đổi bò để lấy một thằng con trai về cho bà “Và ơng mang con bị đi

thật. Thậm chí bà vợ già cịn chọn cho ơng con bị đẹp nhất đàn, tiễn ơng tới tận chân núi Chí Sán, cịn đứng nhìn theo ơng mãi” [61; tr 47]. Ông đi trong

tâm thế hào hứng, vui tươi và đầy hi vọng chỉ có suy nghĩ giản đơn, đổi bò để lấy một đứa con cho vợ già rồi quay về với vợ mà khơng biết tâm trạng xót xa

của người vợ ra sao. Khi ông đi “Bà ngồi phệt cửa chuồng bị, nhìn chỗ buộc

dây của con bò vừa được dắt đi. Bà ngồi đấy đến tối mịt, khi đàn lợn trong chuồng lên cơn đói, gào như bị chọc tiết mới vị thang chuồng bò đứng dậy”

[61; tr 47]. Người đọc cảm nhận được suy nghĩ giản đơn đến vơ tâm của ơng Sình. Đặc biệt, tư duy và lối nghĩ chân chất được thể hiện qua cuộc giao tiếp ngắn giữa ông với vợ trước lúc ơng lên đường mang bị đi đổi lấy con “Ông

sang bên ấy muốn ở lại cũng được - Bà nói thật đấy à? - Bà khơng tiếc à? - Cái gì là của bà vẫn là của bà, tôi chỉ mang đi dùng tạm vào việc khác ít ngày thơi” [61; tr 49].Và kết quả mà ông gọi là “mang đi dùng tạm vào việc khác ít

ngày” của ơng biền biệt “ba trăm bốn sáu ngày”. Trong một năm trời, ông rời bỏ người vợ của mình, nó khác xa với suy nghĩ trong đầu của ông để lại người vợ với sự cay đắng và xót xa, nhớ và mong chồng từng ngày từng giờ “Ơng

khơng nhìn thấy trên hai gị má hây hây hồng có những giọt nước mắt đang nối nhau chảy” [61; tr 47]. Nhưng người đọc thật sự bất ngờ về Tráng A Sình

ở cuối truyện ngắn, cái cách nghĩ, cách làm giản đơn, chất phác đó chỉ là bề nổi, ẩn sâu bên trong là một người phải đấu tranh tư tưởng, đấu tranh với chính bản thân mình mạnh mẽ để vượt qua thói thường, vẫn giữ trọn nghĩa vợ chồng của ơng Sình. Qua cuộc gặp gỡ bà Vá và người đàn bà sinh ra Khành, người đọc hiểu rõ tường tận người đàn ông Tráng A Sình đã làm gì để có đứa con ấy. Tráng A Sình khơng phải ngủ cùng với phụ đàn bà đó, ơng đổi lấy con bị để nhận ni thằng bé Khành. Đến đây ta mới cảm nhận thấy người đàn ông ấy giản dị, thật thà mà cũng sâu sắc đến nhường nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)