Thiên nhiên hùng vĩ, dữdội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 33 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Khung cảnh thiên nhiênTây Bắc

2.2.1. Thiên nhiên hùng vĩ, dữdội

Không gian thiên nhiên Tây Bắc luôn hiện lên trong văn học với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội. Truyện ngắn của Thế Lữ, Lan Khai cho người đọc cái cảm giác chống ngợp trước khơng gian rộng lớn, kì vĩ và rùng rợn, sự bí hiểm của núi, của sơng, của những hang động như chỉ có trong truyền thuyết. Đọc Sông

Đàcủa Nguyễn Tuân, với hình ảnh con sơng Đà thôi và những thành vách,

những ghềnh thác trên đường đi, trên dịng chảy của nó, người đọc chắc cũng rùng mình, lạnh tốt khi nghĩ đến sự hùng vĩ và hung bạo của nó. Thiên nhiên Tây Bắc là thế, đẹp đấy, nhưng là cái đẹp hùng vĩ và không kém phần dữ dội. Tác giả của Vang bóng một thờiđã cay nghiệt mà gọi nó mang tâm địa “thứ kẻ thù số một của con người”. Trong con mắt của người lính Tây Tiến, thì cái ấn tượng để lại trong tâm trí họ là “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời” (Tây Tiến– Quang Dũng)… Nhưng, có lẽ từ Thế Lữ, Lan Khai, Nguyễn Tuân, Quang Dũng hay đến Nguyễn Huy Thiệp… thì thiên nhiên Tây Bắc đối với họ là một thứ gì đó lạ lẫm, kì bí cần phải khám phá, một thứ mang đến cảm giác lạ và mạnh cho tác giả và độc giả. Đỗ Bích Thúy lại khác, thiên nhiên Tây Bắc vừa lạ vừa quen, vừa mới mẻ, vừa thân thuộc… và hơn hết, trong mỗi cảnh sắc ấy đều chứa đựng một xúc cảm mạnh mẽ, một tình yêu tha thiết của chị với mảnh đất chôn rau cắtrốn.

lớp lớp điệp trùng, bởi những đám mây vắt ngang đỉnh, bởi những đàn chim nối nhau bay thành dây dài nối hai đỉnh núi. Ngửa cổ lên là những đỉnh núi, và đứng trên núi nhìn xuống là vực sâu hun hút, là dịng sơng nhỏ Nho Quế chỉ như một sợi chỉ chảy ngoằn ngoèo dưới chân. Cao và sâu, nhưng hơn thế nữa, những đỉnh núi nhọn hoắt càng làm người đọc ớn lạnh, “ngọn núi ấy,

mỏm nhọn của nó khơng đủ chỗ cho một con chim lớn đứng chân. Cái mỏm nhọn hoắt bé như đầu sừng một con sơn dương oai vệ vươn lên, khoe khoang sự dũng mãnh” [57; tr 75]. Nhưng thiên nhiên ấy không chỉ hùng vĩ, dữ dội

bởi núi mà cịn bởi rừng, bởi gió, bởi những cơn mưa lũ… Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, núi xuất hiện nhiều, được chị miêu tả ở nhiều phương diện, góc cạnh. Khi là một đỉnh núi hình con chim ác, một mỏm núi…Đólàcáinhìnphântáchnhằmđặctảmộttrongnhiềuthếnúi,gắnvớimộtnét văn hóa đặc sắc. Nó mang tính dự báo về số phận con người “Tôi rời khỏi nhà

năm mười sáu tuổi. Trước ngày tơi đi, ơng nội dắt ra gốc lê bảo: Nhìn lên đằng trước kia, ngọn núi nhọn nhất là ngọn núi sinh ra những đứa như mày. Lúc mày chui ra khỏi bụng mẹ, mặt trời đang mọc đến đúng đỉnh núi ấy. Ngọn núi nhọn đẻ ra những đứa khó bảo, lớn lên thích làm theo ý mình.”

(Cạnh bếp có cái mi gỗ). Nó là di tích nhắc nhớ thời thực dân nửa phong kiến tăm tối, đau thương “Năm, sáu thập kỷ đã qua, trên cái mỏm núi ngày

xưa là nơi dựng cây cột đá treo người vẫn khơng một lồi cây cỏ nào mọc được”(Cột đá treo người). Những dãy núi lớn nhỏ dựng vách thành tạo nên

cảm giác rợn ngợp, bủa vây “Nhìn núi cao ngất trời như một sự bủa vây như

một sự cầm tù, mọi thứ hoang dại hẳn đi trong mắt cô.” (Cái ngưỡng cửa cao), “Bốn phía núi cao vời vợi. Chía đứng giữa bãi cỏ như đứng trong một cái chảo lớn.” (Cột đá treo người), “Bầu trời cao lên vời vợi giữa bốn bề vách núi sừng sững.” (Mần tang mọc trong thung lũng). Hà Giang hay vùng cao

Tây Bắc là điệp trùng núi, núi nối tiếp núi nên đó cũng là khơng gian văn hóa riêng của truyện Đỗ BíchThúy.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiênTây Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng cịn là sự xuất hiện của những khu rừng nguyên sinh gợi cảm giác âm u, rợn ngợp mà chỉ ở đây mới có. Thế nhưng, nó khơng mang một vẻ rùng rợn, đáng sợ như những khu rừng trong truyện Thế Lữ, Nguyễn Huy Thiệp, nó vẫn mang một vẻ thân thuộc, hùng vĩ nhưng đáng yêu như gắn bó với cả một trời kỉ niệm. “Càng lên cao, rừng càng âm u. Ở những cánh rừng như thế này,

trời tối lúc nào đám trẻ mải chơi không kịp biết” [57; tr 224]. Đọc những câu

văn ấy, người đọc có cảm giác người viết đang khơng cố khắc họa cái âm u, vắng lặng mà dường như đang nhắc lại một kỉ niệm tuổi thơ. “Đám trẻ mải

chơi không kịp biết” trời tối lúc nào và dường như, người viết, thuở ấu thơ đã

có mặt trong đám trẻ ấy. Những khu rừng cịn được Đỗ Bích Thúy miêu tả cụ thể, chi tiết và sinh động càng làm tăng thêm vẻ đẹp hung vĩ của nó. “Mặt

trời chưa lên nhưng ánh sáng của nó từ sau dãy núi đã hắt lên vòm trời, đủ làm sáng các thung lũng. Sương vẫn chưa tan hết trên phần ngọn của rừng già. Ban ngày nhìn rừng chia thành miếng rất rõ. Sồi, dẻ mọc lẫn, tán dầy và cao. Vầu đắng thấp hơn đang bắt đầu ra măng” [57; tr 177]. Và những khu

rừng ấy càng hiện lên đẹp một cách khác thường trong mối quan hệ tương quan với ánh sáng mặt trời: “Mặt trời đang ở phía sau dãy núi kia, mới chỉ

thấy tia nắng hình nan quạt hắt lên. Con đường đầy những vết chân dê càng lúc càng dốc, những con bọ gậy bò lổm ngổm trên đám lá vàng ướt sũng sương đêm. Càng lên cao, rừng càng âm u.” [57; tr 224]. Núi ấy, rừng ấy

không chỉ là cảnh quan mà trong đó cịn là hương vị. Những hương vị rất độc đáo, rất đặc trưng của núi rừng Hà Giang. Dường như vẻ đẹp của núi rừng càng thơ mộng, huyền ảo, thi vị hơn bởi hương sắc dịungọt,ánhsángmềmmạibêntrongnhữngnétvẽđầyhìnhkhốicủanúicủađá.

Người miền núi ln phải đối mặt với thiên nhiên dữ dội những cơn lũ, những cơn gió giật, những trận lở đất. Trên nền thiên nhiên dữ dội và khốc liệt, con người chống trọi với nó và bộc lộ phẩm chất rắn rỏi, bản lĩnh, nghị

lực phi thường. Không chỉ con người mà những loài vật gắn chặt với cuộc sống sinh hoạt của con người cũng gắng mình vượt qua cơn rét. Có khi gắng sức đến cùng, chống chọi đến cùng để giành lại sự sống trước cơn giận giữ của bà mẹ thiên nhiên. Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã tái hiện một cơn lũ miền núi qua truyện ngắnHẻm núilàm bật lên số phận con người, sự sống con người trở nên thật mong manh qua lời kể của nhân vật tôi. “Một cơn lũ đã cướp đi ba

mươi lăm sinh mạng của Tả Khâu, trong đó có mười bốn đứa học sinh của tôi” [57; tr 151].Diễn biến một cơn lũ thật nhanh chóng và bất ngờ, khiến con

người khơng kịp xoay sở. Đỗ Bích Thúy đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật tơi, là người trong cuộc chứng kiến tồn bộ cơn lũ ập đến một bản nghèo ở Tả Khâu. Nhân vật tôi kể lạibằng một sự thương cảm và xót xa sâu sắc: “Hai giờ

chiều, trời mưa mỗi lúc một lớn, tiếng mưa rơi xuống mái lợp bằng phibrôximăng như muôn ngàn tiếng búa nện liên tiếp. Trời xầm xì, đứng giữa lớp nhìn lên bảng chỉ thấy mờ mờ.Tơi định kết thúc nhanh bài giảng cho học sinh nghỉ sớm. Nhưng chưa kịp nghỉ tai họa bắt đầu ập xuống” [57; tr 152].

Mưa lũ phá tan bức tường thành của không gian lớp học, đe dọa từng mạng sống “Đầu tiên là vách đât nứt ra từng vết một, đứa học trị nhỏ ngồi ngay

bàn đầu tiên nhìn thấy, nó hét lên thất thanh, trước khi tơi kịp nhận ra được điều gì thì nước đã đè sập bờ tường, mái lợp. Tôi chạy xuống lớp, hai tay kéo được hai đứa học trị gần nhất, chạy ra ngồi” [57; tr 152]. Những cơn lũ bất

ngờ như cả bầu trời đổ sập xuống, tất cả nước trên trời đổ xuống dội ngập khơng gian núi rừng, nó ám ảnh như một vết dao cắt ngang trong cơ thể con người không bao giờ phai mờ “Tai ù đi, mắt bị nước xối khơng nhìn thấy gì,

chân khơng kịp chạm đất, tơi chỉ có một ý chí duy nhất là nắm thật chặt hai bàn tay bé nhỏ, mặc cho nước xô đẩy, cuốn đi... Ba thầy trị tơi đã mắc vào một mớ cây cối cũng bị lũ cuốn từ đâu về, tập xung quanh gốc cây sổ. Lúc tỉnh dậy, tơi thực sự khơng nhận ra mình đang nằm ở đâu. Điều đầu tiên là lay gọi hai đứa trẻ, nhưng chỉ có một đứa tỉnh lại, đứa kia bàn tay bé nhỏ tím

ngắt vẫn trong tay tôi nhưng tôi ghé mãi, ghé mãi vào ngực nó vẫn khơng thấy một chút gì tín hiệu cịn lại của sự sống. Nó đã chết” [57; tr 152]. Những

thân phận mong manh của con người miền núi luôn bị đe dọa bởi thiên tai thường trực. Những đứa trẻ trong truyện ngắn Hẻm núi bị cuốn đi theo dòng

lũ quét như thân phận mong manh của những chiếc lá. Nỗi đau thấm trong từng trang viết.

Những cơn mưa lũ, mưa rừng xuất hiện, sức tàn phá ghê gớm của nó khơng chừa một ngõ ngách, cuộc sống con người là sự bất an, lo lắng khi những cánh đồng hoa màu, ruộng nương, vật ni, nhà cửa…chìm ngập trong bể nước. Dịng nước “đỏ ngầu” của mưa lũ là một nỗi ám ảnh lớn của con người miền núi. Những hình ảnh “Nước cuồn cuộn dâng đuổi sau lưng,

nước dội như thác từ trên trời đổ xuống. Chốc chốc lại nghe tiếng cành cây gãy ngồi sơng toang tốc, tiếng nhà đổ, tiếng trâu bị, gà lợn khơng kịp chạy bị lũ cuốn trôi kêu la trên mặt nước ùng ục” [57; tr 272]. Giới hạn giữa sự

sống và cái chết của con người trở nên thật mong manh. Những cơn mưa rừng, mưa núi kéo dài hàng tuần lễ “Những cơn mưa như trút nước nối

nhau kéo dài lê thê. Một ngày…hai ngày…một tuần…rồi hai tuần” [57; tr

127]. Những cơn mưa “trắng núi gần núi xa”, tứ phía mờ đi trong màn nước, chìm trong màn nước như con thác đổ xuống từ trên trời. Và rồi lại là nước lũ, nước “nuốt chửng cả những gò đồi trồng đỗ đen, đỗ xanh” [57; tr 127]. Mưa lũ, và “nước đỏ ngầu nhấn chìm các con suối. Nước tràn vào đồng thấp,

nước leo lên đồng cao, nuốt chửng cả những gò đồi trồng đỗ đen, đỗ xanh lá đã ngả vàng. Nước dâng mãi, dâng mãi ngập đến ba bậc cầu thang thì dừng lại” [57; tr 127]. Giới hạn giữa sự sống và cái chết của con người trở nên thật

mong manh. Những cơn mưa rừng, mưa núi kéo dài hàng tuần lễ “Những

cơn mưa như trút nước nối nhau kéo dài lê thê. Một ngày…hai ngày…một tuần…rồi hai tuần” [57; tr 127]. Những cơn mưa “trắng núi gần núi xa”, tứ

trên trời. Và rồi lại là nước lũ, nước “nuốt chửng cả những gò đồi trồng đỗ

đen, đỗ xanh” [57; tr 127]. Mưa lũ, và “nước đỏ ngầu nhấn chìm các con suối. Nước tràn vào đồng thấp, nước leo lên đồng cao, nuốt chửng cả những gò đồi trồng đỗ đen, đỗ xanh lá đã ngả vàng. Nước dâng mãi, dâng mãi ngập đến ba bậc cầu thang thì dừng lại” [57; tr 127]. Có lẽ, ai chưa từng sống ở

rừng núi sẽ chưa thể cảm nhận hết cái dữ dội của những cơn mưa lũ nơi đây. Khó có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ, sức tàn phá nhưng dường như nó cũng là vẻ hùng vĩ, dữ dội rất riêng của rừng núi TâyBắc. Nhưng vượt lên trên những khắc nghiệt, những bất hạnh đó là tình người, là sự sống bất diệt của con người vùng cao.

Trong cái vẻ dữ dội của núi rừng Tây Bắc cịn được tơ đậm thêm bởi gió, những âm thanh của gió Cái gió nơi đây khơng hiền hịa dịu mát màdữdội,màlạnhlẽomàmạnhmẽđếnhoangdại.Đólàâmthanh“lạtsạt”bởi “Giólạnhtừkhenúiàora,mấychiếclálêgiàcịnsótlạirụngnốtquệtvàobờđálạtsạt”[ 57;tr 32].Đócịnlàtiếnggiótrênsơng“giólạnhchạyđuổinhaồo,hunhúttrênmặtsơng buyềnbí”[57; tr 215].Vàkhơngphảitiếnggiócủamộtbuổichiều,buổitốinàođómàvớinúivớirừngthì gióthổinămnàyquanămkhác.Cáilạnhmàgió núi mang lại cũng không nhẹ

nhàng, se se… mà dữ dội đến

“ghêngười”:“Giótừkhenúiùara,mangtheohơilạnhđếnghêngườicủađávàlácâyúa ”[57; tr 219].

Cái lạnh lẽo cũng dữ dội ở vùng núi cao này. Đỗ Bích Thúy đã cho người đọc cảm nhận cái lạnh đến thấu xương da nơi đây. Lạnh và sương muối, và gió núi. Ngày thì nắng cháy cỏ cây, da thịt nhưng chỉ cần mặt trời chưa xuống núi hết “đã lạnh rùng mình ngay được”. Cái lạnh làm cho nước “đóng băng thành lớp mỏng, phải dùng chuôi dao đập mạnh mới vỡ ra” [57; tr 397]. Gió mạnh mẽ mang cái lạnh cứa vào da thịt người, sương trĩu xuống

mang cái lạnh thấm vào tận thịt tận xương người.. và làm cỏ cây tàn tạ, lụi xuống. Đó là cái lạnh “chỉ qua một đêm trở dậy đã thấy cỏ ngoài sân cháy

táp” [57; tr 60]. Và dường như chỉ cần khoảng thời gian một đêm, một đêm là

đủ cho cái lạnh tàn phá xong. Đó là hình ảnh “sương muối rớt xuống từng

mảng, sáng ra thấy cây cối đầy lá úa, dây bí leo ngồi vườn chưa kịp ra quả đã khô quắt queo, mẹ gieo hạt cải cả tháng chưa mọc” [57; tr 214]. Sương

muối tàn phá nhưng sương cũng bị chính cái lạnh lẽo dữ dội ấy khiến nó đóng băng lại, khiến nó khơng thể nhỏ xuống “sáng ra, những hạt sương rớt xuống

từ mái tranh đã đóng băng trong đêm, nối thành từng chuỗi dài” [57; tr 403].

Mùa đông ở miền núi vốn khắc nghiệt, bằng sự trải nghiệm, quan sát Đỗ Bích Thúy khơng chỉ cho ta thấy cảnh vật thay đổi khi mùa đơng đến mà cịn cho ta thấy tác động của nó đến đời sống của con người nơi đây.

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc ln “động” nó làm nên chất đặc trưng riêng. Chẳng hạn, cảnh miền núi vào buổi chiều trong truyện ngắn Mần tang

mọc trong thung lũng được cô bé Liêu quan sát và cảm nhận tỉ mỉ, sâu sắc sự

chuyển động của cảnh sắc thiên nhiên: “Sau dãy núi hình răng cưa mặt trời

đỏ bầm đã chìm xuống non nửa. Những mảng khói cịn lại của nương đồi mới đốt quẩn vào nhau, bốc ngược lên chậm chạp, nhuộm cho ánh hồng hơn ngả tím, phủ đầy xuống thung lũng. Mặt trời càng lặn sâu thì gió càng thổi mạnh, cuốn tàn tro mằn mặn bay tứ tung. Những con cánh cam dúi đầu xuống đám lá dẻ khơ. Thời tiết ở rừng thay đổi nhanh chóng, vừa mới chang chang nắng đốt cháy cả cây cỏ da thịt đã lạnh rùng mình ngay được. Thậm chí Liêu cịn cảm thấy sương đang bủa xuống ướt vai mình. Tả Gia ngay trước mặt đây rồi, bóng chiều đang dềnh lên, tưởng chỉ dợm bước là đã đặt chân ngay xuống thung lũng” [57; tr 171]. Khơng chỉ nhìn thấy màu đỏ bầm của mặt

trời, nhìn thấy những làn khói đốt nương quẩn vào nhau, người viết còn cảm nhận được vị mằn mặn của tàn tro đang bay trong không gian, cảm được cái

lạnh rùng mình của sương khuya bắt đầu bng trong buổi hồng hơn. Những đoạn văn như thế khơng thiếu trong các tập truyện. Nó cho ta thấy cả cảm xúc lẫn sự tinh tế trong cách nhìn và bút pháp nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)