6. Cấu trúc luận văn
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
Bên cạnh không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng có một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đồng thời, khi tìm hiểu yếu tố thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học, chúng ta còn nhận ra được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Khi chúng tôi nghiên cứu yếu tố thời gian nghệ thuật trong các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, qua khảo sát chúng tôi thấy, nổi bật ở việc nhà văn khắc họa thời
gian gắn với thiên nhiên, đất trời và việc nhà văn tạo ra những mảnh vỡ của thời gian tâm lý của các nhân vật. Nghệ thuật mảnh vỡ của thời gian tâm lý nhân vật được nhà văn tạo ra nhờ việc sử dụng thủ pháp hồi ức, kí ức. Những hồi ức ngọt ngào được đặt đối lập với thực tại đang đổ vỡ chính là thủ pháp làm nổi bật lên sự cảnh báo về sự rãn vỡ văn hóa của vùng núi phía Bắc.
Thời gian có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên và thiên nhiên gắn liền cuộc sống của con người miền núi, đồng bào nơi đây sống nương tựa, hịa vào thiên nhiên núi rừng, sơng suối. Một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa riêng biệt trong cách tính thời gian của đồng bào miền núi phía Bắc là các mùa. Mùa chỉ thời gian một năm, mùa của năm nay qua thì năm sau mới lặp lại. Mỗi một mùa nó lại gắn liền với những hình ảnh thiên nhiên, cảnh sắc, con người. Chẳng hạn mùa xuân của đồng bào nơi đây thường gắn liền với những lễ hội, những tiếng sáo gọi bạn tình, cảnh chợ náo nhiệt, đơng vui. Ở đó, con người quên đi gánh nặng, vất vả cuộc sống mà họ đang diễn ra, được sống và được làm những điều cho bản thân mình, đặc biệt là những người phụ nữ. Hay mùa đơng thì gắn với sương tuyết, lạnh giá khắc nghiệt của thời tiết làm nên những đặc trưng riêng về văn hóa. Với một giọng văn trần lắng, giản dị và nhẹ nhàng cùng với vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú, Đỗ Bích Thúy có cách khắc họa thời gian gắn với phong tục, nếp sống, quan niệm của con người miền núi. Tất cả điều đó đều mang đậm dấu ấn văn hóa miền núi.
Có lẽ mùa xuân là sự mong đợi nhiều nhất đối với con người nơi đây. Đúng như thi sĩ Xuân Diệu ví von “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, mọi sự vật hiện tượng hiện diện vào mùa xuân với sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống và con người không ngoại lệ. Mùa xuân với con người miền núi nó có ý nghĩa xoa dịu những âu lo, muộn phiền, những vất vả, khổ cực mà họ phải trải qua. Mùa xuân vùng cao là mùa của cây bừng nở sắc xuân, là nhựa sống tràn đầy, là muôn màu rực rỡ… Giữa đông đầu xuân là mùa của hoa lê, hoa mận,
hoa tam giác mạch bung nở làm nên chất thơ mộng ở nơi đây “Giữa đông mà
trời hửng nắng. Những bông lê trắng muốt vừa bật ra trên cành đang hững lấy nắng” [61; tr 17]; “Ngọn núi nhọn, từ chân lên đến đỉnh mọc kín tam giác mạch... Cây tam giác mạch chịu được rét giỏi, mùa này chỉ mình nó mọc được”[57; tr 77]. Với con người, mùa xuân là mùa của hẹn hị, mùa tâm tình
của những đơi trai gái yêu nhau, mùa của những tiếng đàn môi, khèn lá và tiếng sáo cất lên đầy sự nhớ thương, gọi giục, mùa của những lễ hội truyền thống: ném pao, nèm còn. Đặc biệt mùa xuân gắn với ngày chợ tình Khâu Vai 27 tháng 3, đầy ý nghĩa và nhân văn. Ở đó con người gặp những mối tình dang dở trước đó để trút bầu tâm sự, giãi bày về cuộc sống của mỗi người hiện tại. Với một mùa xuân tưng bừng nhộn nhịp và tràn ngập niềm vui thì người ta chẳng cần biết mùa hạ đến bao giờ.
Đặc biệt, trong cách nghĩ của con người nơi đây về thời gian ngồi mùa xn, mùa đơng, mùa hạ, mùa thu cụ thể thì họ cịn có quy ước riêng và thành thói quen trong ngơn ngữ của họ. Những tên gọi về mùa nhưng gắn với sự vật cụ thể như: mùa trăng, mùa cá nổi, mùa cốm…sự vật đi kèm với mùa như vậy nó thể hiện chất riêng và khơng phải người ở vùng ấy sẽ không thể hiểu được cách nghĩ của họ. Trong truyện ngắn Đêm cá nổi, quan niệm thời gian của con người nơi đây khơng cụ thể mà chỉ mang tính chất tương đối “Năm nào cũng
vậy, cứ vào độ này - quãng tháng Chạp ra Giêng - là mùa cá chép nổi lên tìm chỗ đẻ trứng” [57; tr 125]. Mùa ấy nó khơng cớ sự chính xác tuyệt đối mà nó
chỉ là độ, quãng, khoảng. Và trong cách nghĩ của họ, mùa cá chép mang ý nghĩa sâu xa hơn, không chỉ dừng lại ở việc khắc họa thời gian mà nó chứa đựng phong tục, ý nghĩa tâm linh và đời sống tinh thần của con người miền núi. Thời gian thiên nhiên trong quan niệm của con người miền núi ln được tính theo mùa và gắn với những sự vật đặc trưng nhất. Ngoài mùa cá nổi cịn có mùa trăng, mùa cốm, nó vừa biểu hiện thời gian, vừa thể hiện đặc trưng thiên nhiên cũng vừa khắc họa được tâm lý, trạng thái cảm xúc của con
người. Trong truyện ngắn Mùa trăng là sự ám chỉ mùa thu và nó cũng gắn với phong tục, nếp sinh hoạt của con người nơi đây. Vì vậy, mùa trăng đối với Lìn là mùa của đồn viên, sum họp gia đình, nó có ý nghĩa với anh vơ cùng khi anh là người con xa xứ nay trở về bản làng “Không hẹn trước mà lần nào
trở về tôi cũng gặp chúng vào mùa trăng. Mùa trăng có ý nghĩa với người miền núi lắm” [57; tr 331]. Mùa trăng với mẹ Lìn là sự nhớ thương, mong đợi
con trở về “Đã mấy mùa trăng lên rồi trăng tàn tôi không về. Mấy mùa trăng
là mấy lần mẹ mang mẹt thuốc ra phơi, rồi lại mang vào cất đi” [57; tr 331].
Mùa trăng với đơi trai gái cịn là mùa của hẹn hị và làm cốm“Mùa trăng nào
tơi cũng bám theo anh Lân tìm đến nhà nào có con gái đẹp thổi sáo suốt đêm. Anh Lân thổi khèn lá tài lắm, phiên chợ nào cũng có con gái quấn theo mãi, tối không về được” [57; tr 337]; “Đêm xuống trăng lên thì con gái thanh niên trong bản kéo nhau tới giã cho từng nhà” [57; tr 340]. Cách nghĩ của người
miền núi về thời gian vừa đơn giản vừa sâu sắc nó ẩn sau đó là văn hóa, là phong tục làm nên đặc trưng và in đậm dấu ấn vùng miền.
Không chỉ khắc họa thời gian thiên nhiên mà trong các tập truyện ngắn của mình Đỗ Bích Thúy cịn khắc họa thời gian tâm lý nhân vật bằng cách tạo ra những mảnh vỡ tâm lý, có khi nó là cả sự hồi ức lại về một phần đời, một cuộc đời đã qua đối với mình. Thời gian thực tại tồn tại song song với quá khứ tạo nên trạng thái, cảm xúc và nỗi niềm của nhân vật. Đó có thể là nỗi nhớ gia đình, quê hương trong kí ức của nhân vật. Trong truyện ngắn Sau những mùa trăng qua sự hồi tưởng về quá khứ đã qua của Lìn thật đẹp và ý
nghĩa. Hay trong truyện ngắn Hẻm núi, kí ức sống dậy qua những dịng hồi tưởng và là sợi dây vơ hình ràng buộc họ với q khứ và cũng là thứ neo giữ hồn họ khỏi những chênh chao của cuộc sống. Sợi dây ấy đối với nhân vật thầy giáo là câu chuyện diễn ra từ mười một năm trước. Hồi tưởng lại câu chuyện ấy để hiểu được nỗi đau đớn tưởng như bất tận, tưởng khơng gì cịn đau hơn thế nữa khi cơn lũ bất ngờ ập đến và Mí chết. Sự mất mát có lẽ là q
lớn và nỗi đau quá lớn ấy không thể dùng ngôn ngữ nào diễn tả hết được. Nỗi ân hận ấy có lẽ sẽ theo “tôi” đến suốt đời bởi một thời trẻ dại, bồng bột, quyết tâm dứt áo ra đi khỏi Tả Khâu, không bao giờ quay trở lại chỉ bởi cái khúc cua chỗ hẻm núi. Dứt áo ra đi để bỏ lại một người yêu mình tha thiết, đã trao cả tình yêu thơ dại ấy cho mình… Và sự vơ tình phải trả một cái giá ghê gớm đó là nhận ra đứa con, khơng giữ nổi đứa con của chínhmình.
Nhiều khi, thời gian hồi ức khiến tâm trạng nhân vật đau khổ hơn, dằn vặt hơn, xót xa hơn trước thực tại. Lời nhắc của ông Chúng bảo bà đi chợ 27 bán rượu khiến bà Mao (Tiếng đàn môi sau bờ rào đá) nhớ lại tiếng đàn môi từ thuở trẻ, tiếng đàn mơi chỉ dành riêng cho mình… và bấy lâu bà kìm nén, bấy lâu bà đã quên hay cố quên. Đó là hồi ức của bà Kía (Gió khơng ngừng
thổi) về cả cuộc đời mình, về nỗi đau đớn dằn vặt suốt cả cuộc đời vì nỗi nhục
trên nương ngơ, vì sự ra đời của đứa con trai không mong muốn. Cũng là một khoảng thời gian dài, phải một khoảng thời gian dài bà mới thấy rõ lòng mình như thế, mới thấy tình cảm mà chồng dành cho mình lớn lao đến thế. Vậy nên, tiếng thở dài của bà cuối câu chuyện như tiếng thở dài thanh thản để rađi.
Khơng có những mảnh vỡ của thời gian tâm lý, quả thật rất khó để thấy được những ẩn ức, khó có thể lý giải được tâm trạng, tình cảm của nhân vật ở thời hiện tại. Đó là những khát vọng, ước mơ cịn dang dở hay đó cũng là những bi kịch mà con người ấp ủ hoặc bị đè nặng suốt bao năm. Bằng cách để nhân vật hồi tưởng lại, một lần nữa, nhà văn lại cho người đọc được cùng thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để cảm nhận sâu sắc từng diễn biến, rung động trong tâm trạng, từng trạng thái tâm lý và lý giải nó rõ rànghơn.