6. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhânvật
3.1.1. Khái lược về nhânvật
Nhân vật là hạt nhân quan trọng nơi biểu hiện giá trị nội dung và nghệ thuật đặc biệt thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Nói như M.Gorki “Văn
học là nhân học” là sự khẳng định đối tượng nghiên cứu, phản ánh và suy
ngẫm của văn học chính là con người và cuộc sống của con người. Dù nghệ sĩ muốn phản ánh gì, thể hiện, bộc lộ hay phát ngơn gì đi chăng nữa thơng qua tác phẩm của mình, cũng phải chuyển tải qua nhân vật. Tiếp nhận tác phẩm, cái đọng lại gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn người đọc thường chỉ là số phận, cảm xúc, suy tư, tình cảm của những nhân vật được thể hiện. Và nhiều khi, nhân vật trong tác phẩm văn học lại ảnh hưởng sâu sắc, thậm chí chi phối đến suy nghĩ, hành động, tình cảm, cảm xúc của con người ngồi đời. Tìm hiểu khám phá về thế giới tình cảm bên trong con người để cảm nhận, đánh giá và phản ánh để tác động lại cuộc sống, con người thơng qua những hình tượng nhân vật là cuộc hành trình của vănhọc.
Dù là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích hay truyện ngụ ngôn; ca dao, dân ca hay những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm sống… trong văn học dân gian thì văn học vẫn là bức tranh đầy đủ, đa chiều, đa diện, đa màu sắc về xã hội, cuộc sống hay tâm lý, tình cảm của con người. Dù là những thể loại văn học hiện đại, được sáng tác theo những trường phái khác nhau, từ hiện thực,
lãng mạn, hiện thực huyền ảo
đếnsiêuthực,ấntượnghaytượngtrưng…thìvănhọcvẫnkhơnglàgìkhácngồilà bức tranh nghệ thuật mang tính khái qt hoặc đi sâu khám phá, thể hiện về đời sống. Nhân vật chính là trung tâm của bức tranh đó, vừa có tính khái qt cao mà vừa cho thấy những đặc điểm cụ thể, chi tiết từng khía cạnh, từng góc độ
của cuộc sống.
Nhân vật trong tác phẩm văn học được hiểu là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ về con người. Đó khơng phải là kết quả sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người, mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Nói cách khác thì nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học: ngơn ngữ, các biện pháp nghệ thuật… Con người đó có thể là sản phẩm trong trí tưởng tượng của nhà văn, có thể có ngun mẫu ngồi đờithực.
Nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy là những con người vùng cực Bắc của Tổ quốc, là những đồng bào dân tộc Mông, Thái, Tày… chân chất, mộc mạc với tâm hồn trong sạch như nước suối đầu nguồn, với quan niệm và cách sống như thiên nhiên, như núi rừng nơi đây. Những nhân vật của Đỗ Bích Thúy bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng độc giả từ dáng vóc bên ngồi đến những đặc điểm tâm lý bên trong. Những chàng trai, cơ gái mang trên mình vẻ đẹp, phẩm chất của núi rừng được Đỗ Bích Thúy miêu tả, khắc họa bằng chính cách nói, cách diễn tả hồn hậu của đồng bào nơi đây. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ được hiện lên qua những dịng hồi ức của chính nhân vật, qua những yếu tố ngoại cảnh hay qua các chi tiết nghệ thuật độc đáo càng cho thấy rõ ràng, đầy đủ vẻ đẹp ở chiều sâu của con người miền núi. Tất cả những điều đó có được trong trang văn của chị là bởi chị là “đứa con của núi”, thông thuộc mọi đặc điểm văn hóa từ nhỏ nhất của đồng bào nơi đây.