Conngười sâu nặng nghĩa tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 50 - 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Con ngƣời vùng cao TâyBắc

2.3.3. Conngười sâu nặng nghĩa tình

Đỗ Bích Thúy gắn bó một phần đời của mình ở mảnh đất Hà Giang, như một người con tường thuật lại tường tận đến người đọc về con người và cuộc sống của người Mông, người Tày vùng cao.Con người vùng cao, trong mọi hoàn cảnh hiện lên hết sức giản dị, thật thà và trên hết là những người tình nghĩa, nhân hậu. Trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá kể

vềhình ảnh bà Mao - người mẹ già của May và Trài. Bà Mao lấy ơng Chúng, khơng có con. Sau cuộc vận động người dân ở bản mỗi gia đình phải có một người đi mở đường, ơng Chúng tham gia và kết thúc cơng trình ơng Chúng đưa về nhà một người phụ nữ khác. Người phụ nữ sinh ra May và Trài khi chúng lên 11 và 9 tuổi thì bà rời bỏ chúng. May và Trài lớn lên trong sự chăm bẵm và tình thương của bà Mao. Người mẹ già ấy vẫn chăm chút cho hai đứa con riêng của chồng bằng tình thương yêu rất mực của một người chưa từng làm mẹ. Hình ảnh“May bé như con mèo con. Từ sáng tới tối khuya,

lúc nàocũng nằm trong địu trên lưng mẹ già. Không biết bao nhiêu lần May ngậm hai bầu ngực mẹ già, nhay đến bật máu vì thèm sữa. May lên hai tuổi, còn chưa trèo qua được bậu cửa thì mẹ Hoa đẻ thêm thằng Trài. Thằng Trài lại ngồi trong địu, thay chỗ của May, lại nhay bầu vú chưa bao giờ có sữa của mẹ già…” [57; tr 24] đã nói lên tất cả tình u thương của bà dành cho

chúng. Người mẹ già khơng thể có con nên chấp nhận cuộc sống chung và người mẹ trải lòng, tâm sự với May “Con gái à, làm dâu mà không làm mẹ thì

chỉ là cái cục đá kê chân cột nhà chồng thôi. Ở hai mươi, ba mươi năm, ở đến lúc chết cũng chỉ là cục đá kê cột thôi”.[57; tr 30]. Người mẹ già dành tất cả

cuộc đời vất vả và đau khổ của mình yêu thương May và Trài. Vượt lên trên tất cả đó chính là đức bao dung, lịng nhân hậu đã giúp bà chắt lọc những gì ấm áp nhất dành cho hai đứa con riêng của chồng. Tình cảm mà May dành cho mẹ già chính là minh chứng sâu sắc nhất cho điều đó. “Lúc nào May cũng

chỉ thấy hai bàn tay khô như hai cành mua cong queo, đầy vết chai dầy như miếng cháy trong chảo cám của mẹ già trước mặt mình…May kéo ghế ngồi xích lại gần mẹ già hơn một tý, khơng biết nói gì cho phải, bụng dạ đau thắt như có ai cầm dao sắc màcứa…” [57; tr 31]. May không muốn rời xa mẹ già

khi người mẹ đẻ về có ý định đón May về xi sinh sống.

Hình ảnh bà mẹ Vá trong truyện ngắn Tráng A Khành cũng tương tự

được con và bà Vá chấp nhận cho ơng Sình mang một con bị đi để tìm một người phụ nữ khác để sinh cho một đứa con trai. Dù tình nguyện nhưng từ sâu trong lòng bà là nỗi đau đớn, tủi hờn, thẫn thờ, đến tuyệt vọng “Để tơi tìm cho

ơng một đứa gái nhé. Cứ để nó đẻ, tơi ni cho” [61; tr 46]. Rồi khi ơng Sình

mang thằng Khành về cho bà ban đầu bà vô cảm, thờ ơ và lãnh đạm “ôm

chăn leo lên gác” để mặc ơng Sình và thằng bé. Nhưng tiếng khóc của thằng

bé khiến bà động lòng, bà bế lấy và thay tã cho nó. Bà nhớ lại như in hình ảnh thằng bé khi được ơng Sình mang về “Nó nằm cịng queo, bé tí trong quẩy

tấu, hai má đỏ như táo chín, tóc vàng hoe lơ thơ mấy sợi bên dưới cái mũ vải thêu hoa” [61; tr 48] và khoảnh khắc bà ẵm nó vào ngực“Rồi nó rúc vào ngực bà, rúc mãi, như một con chó rúc vào ngực mẹ. Bà run rẩy vạch áo ra, nó vồ lấy bầu ngực chưa một lần tiết sữa, nó hút móp cả má” [61; tr 49]. Khành lên

bốn tuổi thì ơng Sình mất, hai mẹ con nương tựa nhau sống. Cảm động nhất lúc Khành bốn tuổi nó bị ngã xuống vực gãy chân, sứt một tai và nó được kết chặt trên lưng bà Vá “Bà đi nương nó trên lưng, bà xuống suối tắm nó cũng

vẫn dính chặt trên lưng, hễ bỏ xuống là nó khóc váng tai” [61; tr 48]. Bà dành

cả cuộc đời vất vả và đau khổ của mình để u thương và chăm sóc cho nó. Với bà, Khành là nguồi sống duy nhất khi ơng Sình rời xa bà. Bà nghĩ “Nếu

khơngcóthằngcontrainày,khơngbiếtnhữngnămquabàsốngnhưthếnào” [61; tr

48].Tấm lòng người mẹ nhân hậu và bao dung của bà cịn vượt qua được thói ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường của bản thân để Khành quay trở về gặp lại mẹ đẻ khi người đàn bà ấy bị bệnh sắp qua đời. Bà đồng ý cho Khành đi nhưng tâm trạng bà “như có ai xát muối vào lòng” và bà còn hỏi Khành “Con có

muốn ở lại thì cứ ở, Khành à” [61; tr 52]. Câu trả lời của Khành với bà Vá là

phần thưởng, là sự vinh danh, là sự báo hiếu to lớn nhất của đứa con dành cho mẹ “Con chỉ cho mượn thôi, rồi con về với mẹ chứ” [61; tr 52]. Kết thúc truyện ngắn để lại ấn tượng với người đọc là hình ảnh Khành cõng mẹ trên lưng trở về căn nhà “Mẹ ngồi trên lưng, con cõng mẹ về. Mẹ làm rơi một

chiếc dép ở đâu, chân giẫm vào đá nhọn thế không đau à?” [61; tr 53].Những

người đàn bà bất hạnh vì sự trớ trêu của tạo hóa cũng được đền bù xứng đáng. May, Trài hay Khành đều yêu thương, trân trọng người mẹ ni mình hết mực và với những đứa con ấy, có lẽ may mắn lớn nhất trong cuộc đời là gặp

được những bà mẹ

nicótấmlịngbaodung,cótìnhuthươnglớnlaonhưtrờicao,biểnrộngấy.

Tấm lịng bao dung, chân thành và đằm thắm không chỉ người phụ nữ vùng cao mới có nó cịn được thể hiện cụ thể với những người đàn ơng. Trong truyện ngắn Gió khơng ngừng thổi, người đọc thấy một tình yêu sâu nặng của ông Sùng dành cho bà Kía. Họ lấy nhau và sinh ra một cô con gái là Sèn. Nhưng nhà họ Thào cần phải có một thằng con trai để nối dõi, gánh nặng đó đè nặng lên đơi vai của hai vợ chồng. Vì hai vợ chồng đi khắp cả vùng Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc để tìm thuốc cũng khơng thể có con. Kía bằng lịng để Sùngđi tìm người con gái khác, thậm chí Kía chủ động tìm một người đàn bà về cho ơng Sùng để sinh con trai nối dõi tổ tông. Nhưng ngay cả trong suy nghĩ, Sùng chưa bao giờ nghĩ đến việc lấy một người vợ khác bởi tình yêu chân thành, tha thiết với Kía. Và ơng gạt bỏ suy nghĩ của bà Kía bằng một câu nói chắc nịch “Nghe đây này, có chết tơi cũng khơng lấy ai nữa, có

chết ngay bây giờ tơi cũng khơng cho bất cứ người nào bước chân vào nhà này, nhớ chưa” [57; tr 37]. Tình u của ơng Súng dành cho bà Kía sâu nặng

đến mức “Nhưng chồng Kía khơng để cho Kía nhịn, nếu Kía khơng ăn thì

Sùng cũng khơng thể ăn được, nếu Kía chết thì chồng Kía cũng chết theo”

[57; tr 41].Thật đau đớn thay, đứa con trai vợ mình sinh ra lại khơng phải là con ơng Sùng. Trong lịng ông đau bởi “Đã lâu rồi, Sùng không làm cái việc

của một người chồng với vợ” [57; tr 42], kể cả khoảnh khắc bà Kía chủ động

vịng tay ơm lấy Sùng và phả hơi thở thật nóng vào mặt Sùng nhưng Sùng “Chỉ quay lại ơm lấy Kía, vỗ vỗ vào vai như dỗ trẻ con ngủ rồi thôi” [57; tr 43]. Sùng biết thằng Chá không phải là con trai ruột của mình nhưng nén nỗi

đau ấy vào lòng với tư cách là một người chồng và một người cha cách cách cư xử của Sùng đầy tính nhân văn và cao thượng. Sùng dành tình u thương và “biệt nhỡn” đặc biệt với Chá. Hàng ngày nó mặc quần áo đẹp và rong ruổi trên con ngựa với cây sáo đi chơi khắp khu chợ. Mỗi lần nó mắc lỗi, người cầm roi đánh nó là bà Kía chứ khơng phải ơng Sùng. Khi nó lớn, ơng Sùng nhường cả con ngựa tía mà một người bạn thân tặng ơng cho nó. Khi nó thua bạc gán mất con ngựa q, ơng cũng khơng chửi mắng mà đi địi lại ngựa về. Những hành động đó thể hiện tình u, lịng bao dung chân thành của ơng và điều đó đã đưa ơng vượt lên trên những ích kỉ, ghen tng tầm thường. Ơng khơng mắng chửi, đánh thằng Chá vì sợ làm vợ buồn, vợ suy nghĩ và cứ cất giấu cái bí mật kia trong lịng cho đến lúc bà Kía sắp “theo ơng bà tổ tiên” mới nói. Ơng chịu đựng nỗi đau mà đứa con gái “không dám nghĩ rằng bố

chịu đựng được”. Ông muốn bà được an lòng trước khi nhắm mắt nên “Giờ mẹ sắp đi rồi, bố định hỏi xem mẹ có muốn cho nó đi nhận bố đẻ khơng. Cả con nữa, con có muốn thế khơng? Con là con gái lớn, bố để con quyết định đấy. Có nên hỏi mẹ con khơng hở Sèn?” [57; tr 49]. Có lẽ, lịng bao dung, cao

thượng của người đàn ông này cũng thật hiếm có ở trênđời.

Đọc truyện ngắn Như một con chim nhỏ, hình ảnh về chàng trai trẻ tên là Cạ cũng khiến người đọc cảm động bởi một tình yêu thương chân thành, trái tim bao dung, độ lượng của anh đối với vợ. Cơ gái Nhẻo lấy Cạ khơng vì tình yêu nam nữ mà là hình thức “gạt nợ” cho cha mẹ. “Mấy năm trước, lúc

mẹ con mất ấy, nhà mình khơng có tiền làm ma, bố phải sang vay ơng Phạ. Ơng ấy là bạn của bố, bạn thì khơng nỡ địi nợ nhau, nhưng bố nghĩ mãi, khơng trả nợ được thì cho con sang làm dâu bên ấy” [60; tr 80]. Trong lịng

Nhẻo lúc đó chỉ hướng về Dỉ, nhưng đành bỏ lỡ mối tình đó về làm dâu nhà Cạ. Cạ đến ở rể nhà Nhẻo ba năm ròng, Cạ làm lụng chăm chỉ và dành trọn tình cảm của mình cho Nhẻo, chỉ mong sự cố gắng của mình sẽ làm Nhẻo đổi lịng u thương mình. Theo phong tục tập quán của người Tày, hết ba năm ở

rể, hai người về chung sống với nhau ở nhà chồng, nhưng ngay đêm đầu tiên về nhà làm dâu nhà Cạ, Nhẻo sợ hãi, bỏ chạy vào rừng “Nhẻo gần như đập

mặt vào một góc cây tram cổ thụ”. Cạ chạy tới, nắm chặt tay Nhẻo và lập bập

khơng nói thành câu. Câu nói của Cạ khiến ta cảm nhận được, một chàng tra với trái tim chân thành và vĩ đại nhường nào “Nhẻo ghét tôi à? Ghét tôi sao

Nhẻo lại theo tơi? Nhẻo chỉ cần nói một câu là Nhẻo khơng muốn đi theo tôi là tôi sẽ để cho Nhẻo ở nhà với bố Nhẻo” [60; tr 85]. Nhẻo cảm động trước

hành động và lời nói của Cạ, Nhẻo bắt đầu cuộc sống làm vợ Cạ. Sự chu đáo của Cạ với vợ mình làm một điều hiếm thấy “Đêm đêm, Cạ kiếm cớ ngồi

cạnh bếp, khi thì đẽo chi dao, khi thì sửa cái mõ trâu để chờ vợ. Xong việc nhà, Nhẻo nhìn chồng gật đầu một cái, thế là Cạ mang chậu nước để sẵn dưới cái máng vầu, mang vào pha nước nóng, rón rén bê vào buồng cho vợ ngâm chân” [60; tr 86]. Cạ chứng minh tình cảm của mình với vợ bằng những hành

đồng cụ thể, diễn ra hàng ngày, chỉ mong san sẻ niềm vui nỗi buồn với vợ, bảo vệ người mình yêu thương. Nhẻo cũng cảm nhận được tình cảm của chồng với mình “Ở La Chí Chải, ở Tả Ván, ở Lùng Sán, thậm chí cả vùng

miền tây dưới chân Tây Cơn Lĩnh này làm gì có người chồng nào u vợ bằng Cạ, khơng có đâu” [60; tr 87]. Cạ đối với vợ mình chân thành, tình nghĩa, bao

dung và cao thượng đến trước khi chết, anh muốn giải phóng cho vợ mình được tự do, hơn cả sự giải phóng mà là trả lại cơ về với tình yêu đầu đời, với người yêu đầu khi anh cởi sợi chỉ buộc cổ tay, đưa cho Dỉ, nhờ Dỉ trao lại cho Nhẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)