Đời sống vănhóa cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 60 - 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Đời sống sinh hoạt con ngƣời TâyBắc

2.4.2. Đời sống vănhóa cộng đồng

Sinh hoạt cộng đồng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của người miền núi. Những lễ hội, những phiên chợ hay nghệ thuật truyền thống…đều ẩn chứa những nét đẹp nhân văn của con người. Nhà văn Đỗ Bích Thúy bằng con mắt tinh tế đã chọn lọc được những đặc trưng riêng của nhịp sống nơi đây.

Nói đến sinh hoạt cộng đồng trước hết chúng ta phải nói đến văn hóa chợ ở vùng cao. Chợ trong tâm thức của đồng bào miền núi không đơn giản chỉ là nơi diễn ra các hoạt động bn bán, trao đổi hàng hóa. Chợ cịn là nơi để con người thư thái và tìm bạn sau những mùa lao động, là nơi con người gắn kết tình cảm. Tâm thức này được nhà văn Đỗ Bích Thúy tái hiện khá rõ

nét trong các truyện ngắn của mình: “Ai cũng biết mang rượu đi chợ hai bảy

để người bán người mua uống cùng với nhau. Uống cho say rồi người mua không nhớ trả tiền cũng được mà nhớ những trong túi chỉ cịn vài đồng khơng đủ mua túi muối, mang ra trả cũng được. Chợ ngày hai bảy nhưng từ hai mốt, hai hai đã lác đác có người, có rượu. Cả năm cúi mặt ngồi nương, cúi mặt vì hạt ngơ hạt đậu, về nhà cúi mặt vì con lợn, con gà mãi mới có lúc thảnh thơi. Khơng bị trẻ con quấn chân nên ở chợ mọi người tha hồ chơi, tha hồ uống rượu. Đàn ông quên dao, quên nỏ, đàn bà quên chảo cám, quên cái đũa cả, chẳng ai chê cười”.[57; tr 18]. Chợ không đặt tiền bạc, trao đổi là quan trọng

mà chủ yếu để giao lưu và vui chơi tìm kiếm sự cân bằng trong đời sống tinh thần. Đây thực sự là một nét đẹp nhân văn khi mà con người cả năm làm lụng tính tốn. Phần con người tự nhiên bị con người xã hội đè nén. Con người không phải là một cỗ máy để vận hành một cách đầy tính tốn. Những phiên chợ chính là nơi giải phóng cho con người tự nhiên, giải phóng cho những áp lực cuộc sống, giải phóng cho những cảm xúc bị kìm nén. Người đi chợ có thể say, có thể qn hết mà khơng bị chê trách gì. Họ cũng khơng coi đồng tiền là quá quan trọng mà cao hơn là niềm vui,làtìnhngườiđểsốngthậtsựsảngkhối.Cólẽnhữngngườimiềnxisẽ khó hiểu được những phiên chợ lạ lùng như vậy. Lạ lùng khi chợ không chỉ trao đổi hàng hóa mà cịn là nơi trao gửi tìnhngười.

Chợ miền núi cịn là nơi trai, gái hẹn hị, là nơi bắt đầu của những mối tình, là nơi thu hẹp khoảng cách giữa những tâm hồn. Trong xã hội hiện đại, những nơi để trai gái hẹn hị, tình tự thật sự khan hiếm. Tình yêu thời hiện đại trở nên khô cứng nếu so với những phiên chợ tình của đồng bào miền núi: “Không ngờ ở chợ ấy May gặp tới ba, bốn đứa bạn gái cùng ở bản, đứa nào

cũng đi với một anh con trai lạ. Nhìn thấy nhau khơng đứa nào nói gì, cứ như không quen, quay mặt đi mới tủm tỉm cười. Đêm xuống, có một thanh niên đốt đống lửa to giữa bãi cịn, ai có cái gì mang theo thì bỏ ra ăn chung. May và

bạn May cũng buộc ngựa một góc rồi ra đấy ngồi cùng. Xung quanh đống lửa càng lúc càng đơng người, tồn con trai con gái trẻ. Giờ thì khơng có ai xấu hổ nữa. Má đám con gái đỏ rực nhưng là vì ánh lửa. Ai cũng như mình thì việc gì phải xấu hổ.” [57; tr 29]. Khơng gian văn hóa cộng đồng chợ trở thành

nới khởi đầu cho những mối tình lãng mạn và đau đớn. Nó làm cho những trang văn của Đỗ Bích Thúy vừa say đắm, vừa bâng khuâng nhớ tiếc như chàng trai và cô gái lúc chợ tàn. Chợ là nơi để những đơi mắt đưa tình, những quả còn bay cao hay những câu hát khắc khoải lòng người trong giấc ngủ: “Phiên chợ nào bọn con trai con gái bản trên cũng dắt ngựa thồ hàng đi chợ,

trêu ghẹo nhau, hát hò ý ới trên đường mòn lưng chừng núi vắt ngang Tả Gia”. [57; tr 186].

Cuộc sống của người dân tộc Mông, Tày trên cao nguyên đá Đồng Văn được biết đến với những lễ hội đa dạng, phong phú, những phong tục độc đáo, khác lạ. Chẳng hạn như ngày hội chợ 27/3 âm lịch một năm mới diễn ra một lần hay được mọi người biết đến với tên “Chợ tình Khau Vai”. Chợ khơng dùng để trao đổi và bn bán hàng hóa mà là nơi để con người gặp lại người mình yêu thương trong quá khứ mà không thể nên duyên phận được với nhau. Đến ngày 27/3, họ được gặp lại nhau để tâm tình, nhớ lại những kỉ niệm đẹp mà họ đã trải qua trong quá khứ. Chợ tình Khau Vai thể hiện tính nhân văn sâu sắc, có nhiều cặp vợ chồng cùng đến đây và khi đến nơi hai người tách ra đi tìm người bạn của mình mà khơng có sự tức giận, ghen tng. Nhưng sự cho phép đó chỉ được diễn ra một ngày đêm, hết ngày 27 tháng 3 thì “cửa lịng” phải đóng lại. Đỗ Bích Thúy miêu tả ngày hội chợ này với nét bút giản dị nhưng cũng hết sức khéo léo để người mọi người cùng hiểu. Không chỉ miêu tả nét phong tục, tập qn đó mà Đỗ Bích Thúy cịn giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn vai trị, tính chất của ngày hội này trong đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số. Qua những trang văn miêu tả về chợ tình đặc biệt và độc đáo này, Đỗ Bích Thúy cho ta cảm nhận cùng một lúc cả những nét

truyền thống và hiện đại của nó, và quan trọng hơn, những giá trị nhân văn ẩn tàng trong văn hóa người Mơng, ngườiTày.

Lễ hội là hình thức văn hóa truyền thống. Cuộc sống của những người dân tộc thiểu số không thể thiếu sinh hoạt lễ hội. Người dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang có nhiều lễ hội vào dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày tết hoặc sau tết như Tết Nguyên đán, Tết rằm tháng giêng (15/1) còn gọi là ngày Đại tết, đây là ngày đón tổ tiên trở về nhà trơng coi phù hộ gia đình làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, Tết tháng 3 (3/3), Tết tháng 5 (5/5) gọi là tết xu xu; Rằm tháng 7…Vào những ngày này, bà con nghỉ ngơi,

ăn uống, cúng tổ tiên, đi thăm viếng nhau, đi chơi hội. Đỗ BíchThúyđãhịamìnhvàokhơngkhílễhộimàquansát,lắngnghevàdiễn tả được sức sống, cái hồn của các lễ hội này. Trong truyện ngắn Mặt trời lên, quả cịn rơi

xuống, Đỗ Bích Thúy đã miêu tả hội lồng tồng thật đơng vui, nhộn nhịp và có

những nét văn hóa rất đặc sắc: “Sau Tết Nguyên đán, bản mở hội lồng tồng.

Ngày mười bốn tháng giêng hội ở Tả Choóng, mười sáu hội ở Tả Lung, mười tám hội Tả Chải…cứ thế hết cả tháng Giêng. Trời vẫn còn rét, chưa ai phải lo lên nương, xuống đồng. Thế nên hội nào cũng đông. Người ta cứ đi hết hội này sang hội kia, đi mãi không thấy chán…Cây nêu đã dựng lên rồi, cái vòng trịn to bằng cái mâm bọc giấy đỏ cao chót vót trơng như ơng mặt trời. Cịn bay vun vút. Đơng lắm, dễ có đến mấy chục thằng con trai tay lăm lăm quả còn, chọn chỗ đứng, ngắm ngắm, thử thử, rồi vung mạnh tay ném. Ai cũng muốn nói rằng mình giỏi giang, khéo léo. Vậy mà cái vòng tròn đỏ trên cao vẫn cứ lắc lư lắc lư”. Đối với cư dân miền núi, lễ hội là dịp để mọi người gặp

gỡ, làm quen. Thông qua những sinh hoạt lễ hội với những trò chơi hấp dẫn, lý thú như đánh yến, đua ngựa, múa khèn, thổi sáo, hát đối đáp mà nhiều nam nữ thanh niên đã tìm thấy hạnh phúc của mình. “Sau Tết Nguyên đán bản mở

hội Lồng tồng. Bãi Sán Díu rộng thế mà chật cả người. Cứ va vào nhau là quen, đưa sáo lên môi, cười bằng mắt là thân, nắm được tay nhau nữa là đồng ý làm vợ, làm chồng nhau rồi”(Đá cuội đỏ). Có thể nhiều người chưa

được dự những lễ hội và nghe những âm thanh réo rắt của tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng đàn môi nhưng sau khi đọc những truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy sẽ thấy như đang sống trong âm điệu của lễ hội Gầu tào với điệu gầu plềnh

mê đắm “Gầu Mơng nói đrâu Mơng. Hai ta chung nhịp thở. Nếu buộc phải

chết đi. Nên chôn cùng một mộ. Hai chúng mình chung một hơi. Nếu buộc phải chết thôi. Nên chung một quan tài…” (Cột đá treo người). NgườiMơng

nói riêng có đời văn hóa tình thần phong phú và đặc sắc với sự xuất hiện nhiều lễ hội văn hóa dân gian.

Không chỉ vậy, vẻ đẹp văn hóa cộng đồng của người Mông được người đọc biết đến qua những tiếng hát, tiếng sáo, tiếng khèn mê đắm. Từ những sinh hoạt văn hoá dân gian sống động như vậy mà hầu hết nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thanh niên biết thổi khèn, múa khèn, thổi sáo, hát ống. Kèn lá và đàn môi là hai loại nhạc cụ có âm thanh quyến rũ thường được các chàng trai, cơ gái Mơng dùng để bày tỏ tình cảm. Tiếng đàn môi, kèn lá hay sáo là những tiếng lịng của các chàng trai, cơ gái Mông. “Và càng rõ hơn tiếng khèn lá từ ngoài suối vọng vào, tiếng khèn lúc

gần lúc xa, lúc như tiếng gió dài lê thê, lúc cao vun vút, rộn rã như tiếng chim buổi sớm…Tiếng khèn như thể nói được nhiều điều lắm, đủ để cơ gái nào đó hiểu rằng chàng trai sẵn sàng làm tất cả vì cơ, đổi tất cả những gì mình có để lấy ánh mắt của cô, bán tất cả để mua nụ cười của cô” (Sau những mùa trăng). Đó là những lời tâm sự bày tỏ nỗi tiếc nuối khi không lấy được nhau:

“Trước ngày cưới, cả đêm tiếng chân ngựa bồn chồn ngoài bờ rào đá làm

Mao thức trắng. Mờ sáng thì con ngựa ấy bỏ đi, một lúc sau thì tiếng đàn mơi cất lên từ sau hẻm núi. Tiếng đàn mơi nghe rất xa. Mao ngồi dậy, nhìn qua ơ cửa bé bằng hai bàn tay, thấy ngoài trời mù mịt sương ập xuống mảnh sân, vườn, nhìn từ nhà ra bờ rào đã khơng thấy rõ. Tiếng đàn môi từ rất xa kia lại giống như mũi tên xuyên qua sương dày đặc, lao đến. Tiếng đàn môi buồn rầu, trách móc”(Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá). Những chàng traiMông thổi khèn lá, thổi sáo hay thường là những người được lịng các cơ gái: “Ngày xưa

mẹ chịu đi theo bố về làm dâu họ Sùng cũng vì tiếng sáo ấy. Mẹ bắt bố phải dạy cho Dúng biết chơi sáo từ sớm, chơi thật hay để sau này dễ lấy được con dâu ngoan về nhà” (Ngựa ngã núi). Nhạc cụ của người Mơng nó vừa thể hiện

được tính phóng khống, khỏe khắn như đẹp kì vĩ, bao la của núi rừng vừa thể thể hiện được sự sâu lắng, trữ tình như vẻ đẹp của con người sâu nặng, nghĩa nơi đây.Vì lẽ đó, âm nhạc và nhạc cụ của người Mơng ln làm ta say đắm và u thích.

Tiểu kết: Đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, mỗi tập truyện như là một

cuốn cẩm nang, cuốn sách hướng dẫn viên du lịch về vùng đất Tây Bắc đến với bạn đọc. Bởi ở đó, những yếu tố như thiên nhiên, cảnh quan địa lí đến đời sống sinh hoạt của con người được hiện lên rất rõ nó trở thành nét đặc sắc về văn hoá. Đặc biệt, yếu tố địa - văn hóa đã thấm nhuần vào nhà văn nó trở thành vốn sống, vốn văn hóa được Đỗ Bích Thúy truyền tải đầy đủ và sâu sắc trong các tác phẩm. Với tình yêu quê hương, yêu con người và vùng đất Tây Bắc là nguồn cảm hứng cho ngịi bút Đỗ Bích Thúy thể hiện tài năng và tỏa sáng trên diễn đàn văn học trong các tác phẩm của mình.

Chƣơng 3

PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN BẢN SẮC ĐỊA - VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)