6. Cấu trúc luận văn
2.2. Khung cảnh thiên nhiênTây Bắc
2.2.2. Thiên nhiên thơ mộng trữ tình
Thiên nhiên Tây Bắc ngoài vẻ hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội thì nó đã mang trong nó sẵn một vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng và trữ tình. Trên đỉnh núi cao vời vợi kia là những đám mây vắt ngang, là những đàn chim bay giăng ngang trời. Giữa núi cao, vực sâu là những nương ngô xanh nõn nà. Trong khu rừng âm u, hoang dại kia là những cụm mần tang, những bông hoa bạc hà, là hương mật ong, là ánh trăng đêm… Có lẽ, hai vẻ đẹp đó hịa quyện với nhau trong từng hình ảnh về núi rừng Tây Bắc mà không thể tách rời. Hùng vĩ đấy, dữ dội đấy nhưng ẩn chứa bên trong vẫn là cái vẻ lãng mạn và thơ mộng hay chính bên trong cái lãng mạn thơ mộng lại chứa đựng một sức mạnh hoang dại, phóngkhống.
Trên những đỉnh núi cao, dường như cịn mang trong đó vẻ huyền bí, lạ lùng bởi những cái hang đá hay bởi nó gắn với những sự tích, huyền thoại. Cái kì bí của hang đá trên đỉnh Phía Giạ, cao nhất ở Đồng Văn kia vừa làm người ta sờ sợ, vừa khiến người tị mị cảm thấy thích thú, “cái hang lại ở mãi
trên đỉnh chưa bao giờ có lối mịn lên đấy [57; tr 103]. Cái bí hiểm của hang
đá khơng phải cái bí hiểm huyễn hoặc, rùng rợn mà mang một vẻ gì đó hồn nhiên của trẻ thơ, một nỗi ám ảnh dọa nạt đối với con trẻ mà thơi. Ngọn núi, hang đá vì thế mà đẹp lãng mạn, thơ mộng hơn. Rồi đó là mỏm núi nhọn hoắt nơi Thài Phìn Túng gắn liền với một sự tích đầy huyễn hoặc. “Một con rồng
trên cao, vén mây nhìn xuống, thấy cảnh người Mơng thiếu nước vơ cùng cực khổ đã móc một con mắt của mình ném xuống. Con mắt rồng đậu trên một đỉnh núi nhọn hoắt và đã tạo thành dịng nước mát vơ ngần.” [57; tr 75]. Cái
đẹp huyền
trong nỗi nhớ để “tôi” không bao giờ, không thể nào quên “một nguồn nước
tràn đầy, trongvắt”.
Trên nền không gian cao rộng của núi non hiểm trở, của khu rừng nguyên sinh được tô điểm bởi những sắc màu tươi tắn mà không kém phần rực rỡ của những cây lê, cây mận “bật bông trắng muốt”. Và mùa xuân đến, khắp vùng đất lại bung nở bởi thứ hoa này và „trời càng rét những bông hoa càng nở rộ và mỗi cánh hoa như càng trắng hơn”. Trên đồi, trên núi là “những
nương tam giác mạch hoa nở rộ màu hồng sẫm khi cuối mùa”. Trong thung
lũng là những cụm mần tang nở hoa khoe sắc vàng. Trong mỗi khu vườn là những bông cải vàng rực như nắng. Biết bao màu sắc rực rỡ như điểm xuyết vào bức tranh xanh mượt của núi rừng, của những nương chè, nương ngơ xanh mướt mát. Dường như đó là những màu sắc rất riêng, mang một vẻ đẹp rất riêng chỉ núi rừng Tây Bắc mới có. Sự sắc nhọn của đá núi, sự hiểm trở của vực thẳm, sự âm u của khu rừng như được làm mềm đi, dịu dàng hơn bởi sắc màu dịu dàng, thơ mộng của hoa, của màu xanh cây lá. Chất thơ của thiên nhiên thấm đượm trong hình ảnh những bơng hoa rực rỡ. Những ngọn núi mà hoa tam giác mạch trải từ chân núi lên đến đỉnh “từ chân đến đỉnh mọc kín
tam giác mạc”. [57;tr 77]. Màu của hoa lẫn vào màu của mây trời - đẹp như
một bài thơ. Hoa lê, hoa mận và ở bờ suối là hoa bạch yến “đang nở hoa tưng bừng”. Một bức tranh mùa xuân với đầy đủ sắc hương, rực rỡ khắp núi rừng. Đó khơng chỉ là bức tranh đầy chất thơ mà người đọc như còn cảm nhận được sức sống, sự vươn mình, sự bừng nở của núi của rừng khi mùa xuânvề.
Trong những trang văn miêu tả phong cảnh thiên nhiên Tây Bắc đậm chất thơ mộng trữ tình của Đỗ Bích Thúy khơng thể khơng nhắc đến hình ảnh ánh trăng, nét đặc sắc của thiên nhiên miền núi. Ở vùng cao khơng có ánh sáng đèn điện như đồng bằng; ánh trăng được người miền núi coi như người bạn, người ta nhìn vào trăng để đoán biết kết quả mùa vụ. Ánh trăng tự nhiên ở đây thường rất sáng, đổ tràn lên muôn vật: “Đã gần giữa thu, trời bắt đầu
lạnh, những cơn gió hun hút luồn qua vách nứa. Ánh trăng sáng trắng lọt qua ô cửa nhỏ, hắt cả một quầng sáng vào trong nhà. Cả bản tôi nằm gọn trong thung lũng, bốn phía là rừng, qua rừng đến nương ngô, nương lúa, qua nương lúa lại đến rừng rồi đến bản khác. Bản ở dưới thung lũng nên ngập trong ánh trăng. Ban đêm, những nếp nhà sàn lô nhô lẫn vào rừng cây trông không rõ đâu là nhà, đâu là những tán cây rậm rì, cao vút. Giữa mùa, trăng cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau. Đêm trời càng gió, trăng càng sáng thì hơm sau càng nắng to” (Sau những mùatrăng).
Với người dân vùng này thì có lẽ trăng gắn bó với họ mật thiết lắm như Đỗ Bích Thúy đã viết “Mùa trăng có ý nghĩa với người miền núi nhiều lắm”. Trăng đi vào đời sống sinh hoạt của người dân “thường thì người ở trên
nương cứ thấy khói bếp dưới bản bay lên là bảo nhau về nhưng mùa trăng thì ai cũng cố nán lại. thêm một gùi, hai gùi nữa cũng cố vì người già bảo hạt lúa, bắp ngô cuối ngày bao giờ cũng mẩy hơn, chắc hơn buổi sáng” [57; tr
27]. Trăng làm sáng lên mọi vật, trăng làm cho người con gái đẹp hơn “trăng
đã bắt đầu lên phía sau ngọn Tạ Đú là cả đoạn suối sáng bừng lên. Người con gái có bờ vai rất trịn, cái cổ cao và trắng như núi đã vỡ” [57; tr 27]. Ánh
trắng dát ánh bạc lên cỏ cây hoa lá, lên núi lên rừng và làm sáng bừng lên vẻ đẹp của conngười.
Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc còn là những dòng suối, những con nước được thể hiện rõ nét qua truyện ngắn Cái chậu gỗ và dòng sơng. Những con nước, dịng suối nơi đây “trong vắt trên lớp đá cuội
đỏ tía. Đá đỏ làm nước có màu đỏ, lá rừng rụng xuống cũng ra màu đỏ. Một bầy sóc lớn, sóc bé năm sáu con lị dị xuống suối, đi lềnh bềnh trên mặt nước như bông lau” [57; tr 115]. Dịng sơng, dịng suối gắn với con người
như gắn với một thời thơ ấu, nhớ về con suối ni lớn mình như nhớ về q hương, nhớ về những người thân yêu nhất. Thế nên, khi đi xa rồi người ta vẫn không quên được dịng nước q mình “nước Phạ Lấu chỉ chảy theo dòng
Phạ Lấu thơi. Ở Sán Khâu cũng có nước nhưng mẹ cháu bảo nước Sán Khâu khác nước Phạ Lấu, mẹ lại không phải là người Sán Khâu” [57; tr 118]. Con
nước ấy gắn với con người từ lúc sinh ra và đến khi nhắm mắt xuôi tay, thế nên chỉ có cái chậu gỗ múc nước từ dịng sơng cạnh nhà rửa mặt cho cha, người cha mới n lịng ra đi.
Đỗ Bích Thúy đã mang đến cho người đọc một khơng gian thiên nhiên rất đặc trưng, rất riêng của mảnh đất Hà Giang thân yêu nơi chị gắn bó. Khơng gian đó khơng chỉ được thể hiện qua đường nét, màu sắc, mà còn được tài hiện qua những âm thanh mang đậm một vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng. Đó là những âm thanh gần gũi với cuộc sống sinh hoạt con người.Trong rừng có những âm thanh của tiếng gà vang lên “Tách te! Tách te!”. Hay là tiếng tắc kè “nhẫn nại trải dài trong rừng đêm sâu thẳm”, là con bìm bịp “ăn tơm, cá, ăn
cả rau cơm, hút thuốc lào, uống rượu như Ké Lù. Bao giờ nó lao ra khỏi nhà, cất tiếng bíp.. bìm… bịp là cả bầy bìm bịp ngồi kia cũng kêu loạn xạ cả lên”
[57; tr 175]. Một khơng gian lạ lùng, kì bí đối với người đọc nhưng rõ ràng, trong trang văn Đỗ Bích Thúy, người đọc thấy chị đang viết về ký ức của mình, về những kỷ niệm thân thương gắn bó với mình. Nỗi nhớ, niềm thương khiến tất cả những thứ thân thuộc trở nên đáng yêu, kì diệu và nên thơ.