6. Cấu trúc luận văn
2.3. Con ngƣời vùng cao TâyBắc
2.3.2. Conngười chịu thương chịu khó
Trong các trang viết về con người miền núi của Đỗ Bích Thúy, ta thấy con người nơi đây không chỉ hiện lên với dáng vẻ chân chất, mộc mạc và giản dị mà còn hiện lên với những con người cần cù, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó, cả đời chỉ biết đến lao động để xây dựng tổ ấm gia đình. Trong truyện ngắn Mẹ kế chúng ta thấy khâm phục và kính trọng hình ảnh người cha
của cô bé Xây. Qua lời kể lại của Xây về người bố mình khi mẹ Xây mất đi, bố Xây không lấy vợ mới ngay, khác với những người đàn ông khác ở Dì Sán “Đàn ơng ở Dìn Sán này, hễ vợ chết là lấy vợ luôn”. Bố để tang mẹ hết ba năm mới tính chuyện lấy vợ. Xây biết được trong nhà không thể khơng có một người phụ nữ bới “Khơng có vợ thì lấy ai đi nương, ai xay ngơ, ai đồ mèn
mén, ai thức đêm nấu rượu cho mà uống” [61;tr 9]. Nhưng mẹ Xây mất đi thì
bố Xây vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người phụ nữ và hoàn thành nghĩa vụ cao cả của người cha bảo vệ, che chở, nuôi nấng Xây lớn khôn. “Khơng có
vợ trong nhà vẫn có mèn mén, vẫn có rượu uống, vẫn có cám cho lợn, thậm chí con bị cũng vẫn đẻ như thường. Những việc của đàn bà, bố làm được hết”
[61;tr 11]. Qua những câu văn đó, ta cảm nhận được một người bố chịu thương, chịu khó, hăng say trong lao động để chăm lo cho con, là chỗ dựa vững chắc cho đứa con gái duy nhất của mình. Và sâu thẳm hơn là một sự hi sinh thầm lặng mà vĩ đại của người bố trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Sự lam lũ, vất vả và đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của con người miền núi, có lẽ, Đỗ Bích Thúy khắc họa cảm động nhất khi nói về người phụ nữ nơi đây. Mỗi nhân vật là một cảnh ngộ, một só phận. Đỗ Bích Thúy có phần ưu ái và dành nhiều trang viết nhất của chị để tái hiện về bức chân dung cuộc đời những người phụ nữ vùng cao Tây Bắc. Cuộc sống lam lũ vất vả của những người phụ nữ vùng cao bởi họ phải hoàn thành nghĩa vụ của một người con dâu, nghĩa vụ của một người vợ và trách nhiệm của người mẹ với những đứa con khi chúng được sinh ra. Nhưng bi kịch nhất với họ, có lẽ là khơng thể thực hiện được thiên chức làm mẹ bởi đâu đó, họ vẫn cịn những hủ tục. Người phụ nữ vùng cao khi lấy chồng bắt buộc phải có con mà hơn nữa, phải đẻ cho bằng được một đứa con trai cho nhà chồng để nối nghiệp gia đình, khơng có con trai thì lấy ai để giữ đất, để sau này thờ cúng tổ tiên. Và cuộc sống sinh hoạt của họ được phân định rõ ràng, người đàn ơng ở nhà trên cịn người phụ nữ cuộc đời làm dâu đã phải gắn với cái bếp để lo cái ăn, cái
mặc cho cả nhà. Trong truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Đỗ Bích
Thúy tái hiện chân dung cuộc đời bà Mao với những nỗi vất vả, tần tảo. Người đàn bà ấy, có một thời thanh xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống “Mao
đẹp người, nết cũng đẹp, con gái bản trên làng dưới khơng ai dám nhận mình thêu thùa, dệt vải,vừa nhanh vừa đẹp như cô” [57; tr 20]. Sau hai mươi năm
làm dâu nhà ông Chúng, từ một người con gái trẻ đẹp trở thành bà “Mẹ già”. Cuộc đời người con gái khi làm dâu chỉ biết cúi mặt ở nương, ở bếp làm lụng và bà Mao cũng không ngoại lệ, đồng thời vừa phải chăm sóc ni lớn hai đứa con May và Trài khơng phải con mình nhưng bà dành cả cuộc đời sương gió của bà chăm sóc chúng. Nỗi vất vả ấy đã khiến bà già đi đến mức, qua con mắt nhìn của May thì “Mẹ Hoa chỉ kém mẹ già mấy tuổi mà trông như
con gái của mẹgià” [57; tr 26]. Và nỗi vất vả, cực nhọc ấy nó được biểu hiện
cụ thể qua đôi bàn tay của người mẹ già “Vụ mùa năm ấy, vụ sau nữa, hai bố
mẹ May phải mang cuốc đi cuốc đất thay bò. [57; tr 25]. Vì phải cuốc đất nên
bàn tay người mẹ già ấy chai đi và dày cộp như “miếng cháy” trong nồi cám.Nhưng cũng là đôi bàn tay chai sần như “miếng cháy” đó hàng ngày, hàng giờ lo cho chồng và chăm chút hai đứa con của mình “Đêm nào mẹ già
cũng lấy hai bàn tay đầy vết chai ấy xoa lưng cho hai chị em May dễ ngủ”
[57; tr 25].
Người phụ nữ miền núi, ngồi số ngày ít ỏi họ được thảnh thơi của lễ hội, của phiên chợ tình Khâu Vai, của ngày Tết…thì cả năm họ vùi đầu vào với cơng việc, trên lưng họ thường gắn liền với cái gùi để gùi củi, gủi nước…Thành lẽ đương nhiên, con gái ở miền núi từ khi sinh ra đã ý thức được cơng việc của mình sau này. Thế nên “Con gái phải tập gùi từ lúc lên
tám, chin tuổi. Gùi mãi, đủ thứ trên lưng, già rồi vẫn gùi nên bao giờ lưng cũng còng sớm hơn lưng đàn ơng” [57; tr 334]. Hình ảnh người chị dâu trong Sau những mùa trăng cũng vậy. Khi chồng chị chết gia đình dường như suy
ngủ, chị dâu đốt đuốc ra suối lật từng viên đá lên tìm cua. Sáng sớm, lúc mọi người chưa dậy chị đã mang ống bương qua hai quả núi đi lấy nước” [57; tr
342]. Những từ ngữ chỉ thời gian như: ban đêm, sáng sớm thể hiện tần xuất, số lượng công việc nhiều như thế nào với người phụ nữ ấy, vun vén, hết lịng vì gia đình nhà chồng. Vì gia đình thiếu vắng trụ cột, chồng bị lợn rừng húc chết, cha chồng đau buồn ít lâu sau cũng chết, mẹ chồng thì rơi vào trạng thái “kiệt sức”, hầu hết các công việc nặng nhọc dồn hết vào người chi. Tấm lưng chị gần như đã còng xuống dù tuổi cịn trẻ bởi vì “Chị dâu cịn phải gùi nhiều
hơn người khác, gùi thay cả mẹ, thay cả tôi. Chẳng biết đến bao giờ mới thôi không phải gùi nữa. Từ sáng sớm đến tối mịt cái lưng chị chỉ thẳng ra mỗi lúc ngủ” [57; tr 334].Vai trị của chị với gia đình chồng vơ cùng quan trọng, mọi
việc chị đều phải lo liệu, gánh vác, là chỗ dựa cho mẹ và hai em chồng. Đó là khi ở Vần Chải thời tiết khơ hanh, nắng gắt và thiếu nước, các khu rừng chìm trong biển lửa và các đồi nương sắn, nương ngô cũng nằm trong vùng cháy, cả nhà tưởng như sẽ bị chết đói nhưng người chị dâu một tay liệu việc “Chị
dâu mang dao, mang gùi đi từ sáng sớm đến trưa mới về, gùi một gùi sắn đã chín, củ nào củ ấy chỉ như ngón chân cái” [57; tr 342]. Những khi đêm về là
khoảng thời gian vạn vật chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi, con người cũng không phải ngoại lệ. Nhưng người chị dâu ngược lại “Đêm nào chị dâu cũng ngồi bên khung cửi, đống lanh trắng
chất đầy hai quẩy tấu không hết” [57; tr 344]. Qua truyện ngắn, người đọc
chúng ta cảm thấy trân trọng và nể phục với phẩm chất của người phụ nữ này.