Đời sống sinh hoạt giađình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 55 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Đời sống sinh hoạt con ngƣời TâyBắc

2.4.1. Đời sống sinh hoạt giađình

Đời sống sinh hoạt gia đình của con người miền núi trong các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được nhà văn thể hiện sinh động và cụ thể trên nhiều phương diện khác nhau: từ ngơi nhà, cách ăn nói, cách ở, đi lại, bữa ăn, đến hoạt động lao động sản xuất…

Trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình điểm tựa văn hóa thể hiện qua các ngơi nhà. Trong truyện ngắn Mần tang mọc trong thung lũng, hình

ảnh ngôi nhà vừa quen, vừa lạ trong ánh mắt cô gái Liêu cũng vừa quen vừa lạ đối với độc giả. Cha Liêu là người miền xuôi, mẹ Liêu là người ở bản. Sinh ra ở bản và đến năm tuổi, gia đình về xi sống. Khi trưởng thành Liêu mới có dịp trở lại nơi mình đã sinh ra. Ngơi nhà chính là khơng gian sống rất khác biệt của người Tày: “Ngôi nhà sừng sững trước mặt Liêu vừa cao vừa rộng,

những cây cột vuông kê trên đá tảng chạy thành hàng dài”. Đó là một ngôi

nhà lớn, to đẹp “ván sàn dày và có lẽ rất nặng, ghép khít vào nhau, đi lại

thoải mái cũng chỉ nghe tiếng bậm bịch khe khẽ”. Ngôi nhà rộng rãi “có bốn gian buồng, gian nào cũng bng màn che kín mít”, rộng đến mức “bếp lửa cháy ngun ngút không đủ soi tỏ căn nhà”. Và tất nhiên nó khác xa với những

căn nhà của người miền xuôi, với Liêu cũng vậy, nó khác xa với ngôi nhà “trống huếch bên dịng sơng Hồng mà Liêu lớn lên”. Những ngôi nhà sànđượcdựngbằnggỗlưngchừngváchnúi,dướigầmsànlàchỗnuôinhốtgiasúc, những ngôi nhà không bao giờ thiếu bếp lửa là những đặc trưng riêng của người dân tộc thiểu số.

Ngôi nhà là không gian sinh sống, là nơi gia đình quây quần và bữa ăn của người dân cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đây là một mâm cơm nhà Ké Lù “một mâm cơm để bên bếp lửa đang cháy rừng rực như chờ sẵn.

Trên mâm cơm có thịt lợn ướp muối ớt, có canh rau dớn phơi héo nấu mẻ, cả một con gà luộc cịn ngun, vết mổ trên lưng hốc ra” [57; tr 174]. Và trong

bữa cơm bao giờ cũng có rượu. Ké Lù cũng uống rượu trong bữa ăn: “Ké Lù

vừa ăn vừa uống rượu, rót thêm một chén để ra ngồi mâm, trước con bìm bịp đang ngồi chồm hỗm. Lúc Ké Lù nâng chén thì con bìm bịp cũng chúc mỏ vào chén của mình, uống ừng ực, kỳ hết mới ngẩng đầu lên” [57; tr 175]. Bữa

ăn và cách sinh hoạt của người dân miền núi đặc biệt, khác lạ như vậy đấy. Họ uống rượu trong bữa ăn, uống rượu khi đi chợ. Rượu là thứ thức uống như

không thể thiếu được trong cuộc sống. Rượu để tỏ lòng mến khách, rượu để thể hiện tình thân. Rượu uống vào để say và “đàn ông từ chợ về, uống rượu

say ngủ giữa đường. Một quãng lại có một ơng mũ nồi văng ra bên cạnh, miệng há ngáy hừ hừ, ngựa ngang qua quệt cả đuôi vào mặt” [57; tr 73]. Họ

sống hịa mình với tự nhiên, với thiên nhiên. Cách sống, cách ăn, cách uống… rất hồn nhiên như vậyđấy. Trong bữa ăn của người miền núi những thức ăn của họ cũng rất riêng, rất khác biệt so với người miền xuôi. Trên những hốc đá, người Mông tra ngơ ở đó. Và ngơ trở thành thức ăn chính của họ. Ngơ nấu rượu, ngơ làm thành món mèn mén đặc trưng. Ngồi ra, họ có những “đặc sản” từ rừng, từ suối. Đó là khi mùa mưa tới, “đám đàn bà con gái vén

váy, ra đứng giữa dòng vớt rêu non về nấu canh”, đó là món rau dớn xào mẻ,

ngải đắng xào mẻ… Nó là món ăn, nhưng cũng là một phần hồn, góp phần ni dưỡng tâm hồn những đứa trẻ, ni lớn tình yêu quê hương, gia đình. Món rau ngải đắng xào mẻ đã giúp gia đình Din vượt qua năm đói. Đĩa rau ngải với vị đắng rất đặc trưng ấy đọng mãi trong nỗi nhớ Din, để cô gái “chập chững đi ra cuộc đời và từ cuộc đời đầy giông bão trở” về ấy vương vấn, khao khát thèm, và khi trở về là vùi mặt xuống đám ngải đắng, hít hà cái vị ngịn ngọt, đắng đắng mà thân thương kia. Món ăn đặc trưng mỗi khi xuống chợ còn là bát thắng cố. Mỗi phiên chợ, đám đàn ông lại ngồi quây tròn quanh chảo thắng cố nghi ngút khói, vừa ăn vừa uống rượu. Món ăn mà “ngoắng muôi quẹt một cái dưới đáy chảo, vét lên vừa xương thịt, vừa nước

váng mỡ, đổ vào bát” lạ lẫm và có lẽ khó ăn với người xi

nhưngvớingườiMơngthìnólàmónmàdùđixaqbaolâuvẫnnhớ,vẫnthèm.

Những người dân miền núi do họ sinh sống ở vùng núi cao nên tập quán canh tác, lao động của đồng bào cũng mang những nét đặc trưng riêng. Họ không cấy lúa, trồng khoai mà chủ yếu trồng ngô, trồng lúa, trồng tam giác mạch. Và mỗi năm, đến mùa thu hoạch thì “trên cái gác mái chạy từ đầu

treo lủng lẳng, lúa xếp bên trên” [57; tr 224]. Khi mùa đông khắc nghiệt kéo

đến với cái lạnh thấu xương, lạnh đóng băng nước, đóng băng cả những giọt sương ở mái nhà thì họ trồng tam giác mạch. “Hạt tam giác mạch ăn không

ngon như hạt ngô, hạt lúa những hoa tam giác mạch thì đẹp” và những

nương tam giác mạch bạt ngàn hoa cũng chỉ ở đây mới có. Đẹp nên họ trồng dù “cả nương tam giác mạch có khi chỉ được lưng quẩy tấu hạt nhưng nhà

ai cũng trồng. Dễ lắm. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì quãi tam giác mạch xuống” [57; tr 220].Họgiãgạongoàisuốinước, và hàng đêm, những người phụ nữ lại ngồi xe lanh để thao thức cùng tiếng cối nước thì thụp giã gạo.

Trong nếp sống văn hóa sinh hoạt của các gia đình đồng bào miền núi, yếu tố khơng thể thiếu trong hoạt động lao động sản xuất là các convật ni trong nhà nó, có mối quan hệ, gắn bó mật thiết với con người. Những con vật ở vùng đất này được coi như một thành viên trong gia đình. Chẳng hạn trong cách đối xử với con ngựa, nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng cho thấy nếp sống đọc đáo của đồng bào dân tộc. Trong mỗi gia đình của người Mơng ở Hà Giang, con ngựa là con vật quan trọng, khơng thể thiếu vắng và nó thể hiển một vẻ đẹp văn hóa sinh hoạt của đồng bào nơi đây. Trong truyện ngắn Ngựa ngã núikhắc họa vị trí và vai trị của con ngựa với cuộc sống con người. “Người Mông nuôi ngựa không ai muốn bán, cũng không bao giờ đem giết thịt như con dê, con lợn. Ngựa ở với người mãi, đến lúc khơng mong được thứ gì trên lưng nữa thì nghỉ ở nhà, cùng với người già, không ai bắt lên nương, xuống chợ nữa. Già quá thì chết, chết được chơn. Ở chợ thỉnh thoảng có bán thịt ngựa chỉ là ngựa ngã núi, không cứu sống được nữa mới đem mổ thịt. mà thịt ngựa ấy mổ ra rồi cũng chỉ có người nơi khác đến mua, người trong bản không ai ăn. Mang thịt ngựa về nhà sợ đến lúc bắc chảo lên nấu, mùi thịt bay ra ngồi, ngựa nhà mình ngửi thấy, sớm muộn gì cũng bỏ nhà đi” [57; tr 229].

trong nhà hay khi cần nó xuống núi đi chợ cùng với chủ, nó là hiện thân của văn hóa miền núi. Nó chịu thương, chịu khó, cần mẫn, rắn rỏi và thủy chung, tình nghĩa như phẩm chất đẹp của đồng bào nơi đây. Giữa con người và ngựa ln có sự gắn kết bền chặt,như một thành viên trong gia đình, được chăm chút, đối đãi như con người. “Mùa đông mẹ mang cây ngơ che kín xung

quanh chuồng. cỏ ít, cả nhà nhường phần ngô nấu cháo cho ngựa. Năm nào ngày lập xuân bố cũng dắt ra sân, tỉa bờm, đeo lục lạc vào cổ, sáng hôm sau hai bố con qua núi thăm ông bà ngoại” [57; tr 230].

Đỗ Bích Thúy khơng chỉ tái hiện những nét đẹp trở thành điểm tựa văn hóa về nếp sống sinh hoạt gia đình của đồng bào miền núi mà chị cũng khơng ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật để phản ánh sự ảnh hưởng, tác động của cuộc sống hiện đại hay là sự Kinh hóa trong nếp sống sinh hoạt của con người nơi đây. Đâu đó, sự thay đổi, đổi mới là cần thiết nhưng cũng đâu đó, sự thay đổi ấy làm mất mát đi một số nét đẹp truyền thống. Thế nên, khi nghe tin Tả Phùng sắp được nâng cấp lên thành thị trấn thì những cơ gái khơng làm gì nữa, bỏ ruộng, bỏ nương vì “sắp có chợ rồi, khơng ai muốn làm ruộng nữa

đâu” (Thị Trấn). Và rồi người ta muốn ra ở mặt đường để bn bán vì ở trong

bản thì bao giờ mới giàu được. Và rồi những tệ nạn xã hội bắt đầu nảy sinh. Chị em Thào, Tẩu nhà Sình xây qn bên đường ơ tơ để hành nghề mại dâm. Thanh niên trai tráng không lên rừng bắt ong, bẫy thú nữa mà sa vào nghiện ngập. Hầu Nhìa Thị trong truyện ngắn Mèo đen đã bị thuốc phiện biến thành một kẻ không ra hồn người nữa với “cái mặt tái mét, cặp mơi thâm xì, mắt

trắng dã, cái áo bẩn như trong nồi thắng cố”. Hắn bán hết, ăn cắp đủ thứ để

bán, để có tiền hút… rồi cuối cùng, đến mức ăn trộm cả con mèo đen mà đứa em gái rất yêu quý để mang đi bán, lấy tiền hút. Trước kia, người dân sống với tự nhiên, sống nhờ tự nhiên, những sản vật của tự nhiên… thì khi làn gió của nền kinh tế thị trường thổi đến, họ biết đến đồng tiền, bị cuốn theo đồng tiền. Vậy nên, lối sống, tập quán canh tác, lao động của họ thay đổi. Những

thanh niên khơng cịn bẫy thú, bắt ong nữa, cũng không khoe tài bằng thổi sáo, thổi khèn nữa. Thung lũng Cao Bành trong Váy ướt quấn vào bắp chânbị đào tung lên để tìm vàng. Khảnh khoe khoang chiếc xe máy “màu đỏ như quả

ớt” để thu hút các cơ gái. Và các cơ gái bây giờ thì “thích ngồi xe máy, thích quần áo đẹp, thích cả son mơi đỏlừ”.

Sự thay đổi về đời sống sinh hoạt vật chất tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong cách nghĩ, cách cảm, trong đời sống tinh thần của những con người dân nơi đây. Đỗ Bích Thúy đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm cũng như niềm ưu tư của mình cho vùng đất mà chị yêu quý. Những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt cần phải gìn giữ nhưng cũng cần thay đổi. Cách ăn ở, cách lao động sản xuất, cách đi lại… nhưng làm thế nào để không mất hết cái vẻ đẹp của truyền thống, cái đặc trưng của vùng đất nơi này. Có lẽ cần phải thấy rõ đâu là những giá trị văn hóa đích thực, đâu là những hủ tục lạc hậu cần loại bỏ. Và trong khơng khí đổi mới, để miền núi khơng thua kém miền xuôi về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nhưng cũng đừng đánh mất đi những nét đẹp gọi là bản sắc của dân tộc mình. Nhiệm vụ đó, ít nhiều các nhà văn là những người phải làm được và Đỗ Bích Thúy, trong các sáng tác của mình đã làm được điềuđó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)